Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Lợi ích của vắc xin Hib
Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng lớp màng bao phủ não và tủy sống. Viêm màng não Hib gây tử vong ở 1 trong số 20 trẻ em và tổn thương não vĩnh viễn ở 20% số người sống sót.
Hib, hoặc Haemophilus influenzae B, cũng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khớp và da nghiêm trọng cũng như các bệnh nhiễm trùng khác ít phổ biến hơn.
Trước khi vắc xin Hib được chấp thuận cho trẻ nhỏ vào cuối những năm 1980, Hib là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Mỹ. Khoảng 20.000 trẻ em ở Mỹ đa số trẻ dưới 5 tuổi, mắc bệnh viêm màng não mỗi năm.
Nhờ có vắc xin mà tỷ lệ mắc bệnh đã giảm gần 99% và ngày nay chỉ có dưới 55 trường hợp mắc bệnh mỗi năm. Các trường hợp vẫn xảy ra chủ yếu ở trẻ em chưa tiêm đủ liều hoặc quá nhỏ để được chủng ngừa.
Lịch tiêm chủng
Số liều khuyến cáo
- Ba hoặc bốn liều, tùy thuộc vào thương hiệu vắc xin
Độ tuổi được đề nghị
- trẻ 2 tháng tuổi
- trẻ 4 tháng tuổi
- trẻ 6 tháng tuổi (nếu cần, tùy thuộc vào thương hiệu của thuốc đã tiêm khi bé 2 và 4 tháng tuổi)
- trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi
Điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ em là phải được tiêm phòng đúng lịch, vì các bệnh mà vắc xin phòng ngừa có xu hướng tấn công trẻ trước 2 tuổi.
Nếu bé không tiêm phòng kịp, hãy hỏi bác sĩ để có thể bù hoặc có biện pháp can thiệp nào khác.
Đối tượng không nên tiêm vắc xin Hib
- Trẻ em dưới 6 tuần tuổi
- Bất cứ trẻ em nào đã từng bị dị ứng nặng với một liều vắc xin trước
Cha mẹ có nên thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào không?
Trẻ em bị ốm vừa và nặng có thể phải chờ đến khi hồi phục mới được tiêm phòng vắcxin Hib. Bằng cách đó, nếu bé có bất kỳ phản ứng phụ nào, cơ thể khỏe mạnh của bé sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn.
Các phản ứng phụ có thể xảy ra là gì?
Có tới 30% trẻ em bị đỏ, đau, hoặc sưng ở chỗ tiêm. Tình trạng sốt và kích ứng hiếm khi xảy ra. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vòng một ngày sau khi tiêm chủng và kéo dài từ hai đến ba ngày.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 1251 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1112 lượt xem
- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
- 1 trả lời
- 1002 lượt xem
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 827 lượt xem
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 858 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!