1

Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TURP)

Thủ thuật TURP là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất để làm giảm các triệu chứng về tiết niệu của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.
Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TURP) Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TURP)

Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TURP) là gì?

Một trong những giải pháp điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt) là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (transurethral resection of the prostate - TURP). Phương pháp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu hoặc đau đớn của phì đại tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt là một cơ quan trong hệ sinh dục của nam giới, có chức năng tạo ra chất lỏng trong tinh dịch. Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo - ống nối từ bàng quang đến đầu dương vật, có chức năng dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Khi nam giới có tuổi, tuyến tiền liệt có thể to lên và chèn ép niệu đạo, khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn. Tình trạng này được gọi là tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt và phổ biến ở nam giới lớn tuổi.

TURP dành cho những ai?

Tuyến tiền liệt tăng kích thước là điều bình thường khi nam giới có tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), tăng sản lành tính tuyến tiền liệt xảy ra ở 1/5 nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 60. (1) Ở nam giới trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thậm chí còn cao hơn. Ước tính có khoảng 70% nam giới trên 70 tuổi có vấn đề về tuyến tiền liệt.

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng. Nếu có triệu chứng nhẹ thì có thể khắc phục bằng một số thay đổi về thói quen sống. Nếu có triệu chứng nặng hơn thì bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc chỉ định các phương pháp điều trị không xâm lấn khác. Nếu những phương pháp điều trị này không hiệu quả thì bệnh nhân có thể sẽ phải làm phẫu thuật. Một trong những phương pháp phẫu thuật để điều trị phì đại tuyến tiền liệt là cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo. Thủ thuật này được thực hiện trong trường hợp gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Tiểu khó
  • Dòng tiểu yếu
  • Tiểu không hết (bàng quang không làm rỗng hoàn toàn khi đi tiểu)
  • Đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tiểu ra máu
  • Có tiền sử sỏi bàng quang
  • Bị tổn thương thận

Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, bệnh sử, kích thước và hình dạng tuyến tiền liệt để xác định xem thủ thuật TURP có phải giải pháp phù hợp hay không.

Rủi ro của TURP

Thủ thuật TURP là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất để làm giảm các triệu chứng về tiết niệu của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Nhưng vì đây là một thủ thuật xâm lấn cần gây mê nên cũng tiềm ẩn những rủi ro.

Các biến chứng tiềm ẩn của thủ thuật TURP gồm có:

  • Mất máu
  • Cục máu đông
  • Nhiễm trùng
  • Khó thở
  • Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
  • Phản ứng với thuốc gây mê

Bệnh nhân cũng có thể gặp phải các biến chứng khác sau thủ thuật TURP như:

  • Tổn thương nội tạng
  • Khó kiểm soát việc tiểu tiện
  • Hẹp niệu đạo, gây cản trở dòng chảy nước tiểu
  • Rối loạn cương dương (khó duy trì hoặc đạt được trạng thái cương cứng)
  • Xuất tinh ngược (tinh dịch chảy ngược vào bàng quang thay vì được phóng ra ngoài qua dương vật)
  • Vô sinh

Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân sau khi trải qua thủ thuật TURP gặp phải một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng TURP hay hội chứng TUR. Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, gồm có:

  • Thay đổi huyết áp
  • Nhịp thở nhanh
  • Nhịp tim bất thường
  • Buồn nôn và nôn
  • Nhìn mờ
  • Thần trí mơ hồ, thiếu tỉnh táo
  • Kích động

Trước khi điều trị bằng thủ thuật TURP, hãy trao đổi bác sĩ về những rủi ro tiềm ẩn. Sau thủ thuật, hãy theo dõi các dấu hiệu của hội chứng TURP và các biến chứng khác. Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào thì phải báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Quy trình thực hiện thủ thuật TURP

Trong thủ thuật TURP, bác sĩ cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt. Bệnh nhân có thể sẽ được gây mê toàn thân để làm mất cảm giác, nhận thức và hoàn toàn không cảm nhận thấy đau đớn hoặc được gây tê tủy sống để làm tê liệt các dây thần kinh ở phần thân dưới, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau.

Bác sĩ sẽ đưa một ống hẹp dài gọi là ống soi phẫu tích vào đầu dương vật. Ống soi này có gắn đèn và camera cho phép bác sĩ quan sát tuyến tiền liệt. Sau đó, bác sĩ đưa dụng cụ phẫu thuật qua ống để cắt một phần tuyến tiền liệt. Mức độ cắt bỏ sẽ phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của tuyến tiền liệt.

Sau khi hoàn tất, bác sĩ rút ống soi và dụng cụ ra ngoài, sau đó đưa ống thông tiểu vào dương vật để dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể trong thời gian bệnh nhân chưa thể tự đi tiểu. Ống thông tiểu còn giúp loại bỏ các cục máu đông.

Toàn bộ quá trình này kéo dài khoảng một giờ.

Phục hồi sau phẫu thuật

Bệnh nhân có thể phải ở lại bệnh viện từ 1 đến 3 ngày sau phẫu thuật. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được truyền dịch tĩnh mạch để thúc đẩy dòng nước tiểu. Nước tiểu sẽ có lẫn máu và cục máu đông. Đây là hiện tượng bình thường sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Thường sẽ mất từ 3 đến 6 tuần để phục hồi. Bệnh nhân nên hạn chế vận động mạnh trong khoảng thời gian này. Báo ngay cho bác sĩ nếu bệnh nhân gặp phải các tình trạng dưới đây:

  • Chảy máu dai dẳng
  • Dấu hiệu của hội chứng turp
  • Sốt hoặc các triệu chứng nhiễm trùng khác
  • Rối loạn cương dương kéo dài hơn 3 tháng
  • Đau không thuyên giảm dù đã uống thuốc giảm đau

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cụ thể những vấn đề có thể gặp phải và những điều cần lưu ý. Nên tuân thủ đúng hướng dẫn để nhanh hồi phục và tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng cách nào?
Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng cách nào?

Đừng cam chịu sống chung với tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Điều trị sớm sẽ giúp tránh các vấn đề về sau này. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu cấp tính (hoàn toàn không thể đi tiểu), sỏi thận và sỏi bàng quang. Trong trường hợp nghiêm trọng, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt còn có thể gây tổn hại thận.

Triệu chứng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt)
Triệu chứng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt)

Một triệu chứng phổ biến của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là buồn tiểu liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ra các triệu chứng khác.

Sự khác biệt giữa viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt
Sự khác biệt giữa viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước tương đối nhỏ nằm ở bên dưới bàng quang nhưng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu phì đại hoặc bị nhiễm trùng. Viêm tuyến tiền liệt và tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt) là hai vấn đề phổ biến xảy ra với tuyến tiền liệt. Mặc dù cả hai đều gây đau và khó tiểu những mỗi tình trạng là do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về hai hai bệnh này trong bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu cảnh báo phì đại tuyến tiền liệt
Các dấu hiệu cảnh báo phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt gây ra các vấn đề về tiểu tiện và các triệu chứng khác.

Những ai có nguy cơ mắc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
Những ai có nguy cơ mắc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, trong đó có những yếu tố không thể kiểm soát nhưng cũng có những yếu tố có thể thay đổi để giảm thiểu nguy cơ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây