1

Cắt tinh mạc - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Phẫu thuật cắt tinh mạc thường dùng trong bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Tràn dịch màng tinh hoàn thường gặp ở nam giới cao tuổi do màng tinh hoàn mất tính bán thấm, ứ nước ở 2 lá của màng tinh hoàn và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh tràn dịch màng tinh hoàn do bệnh lý tại lá của màng tinh hoàn ở mức độ nhiều, gây đau tức khó chịu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tràn dịch màng tinh hoàn do còn ống phúc tinh mạc, thoát vị bẹn hay do nguyên nhân chèn ép tĩnh mạch (các bệnh lý ung thư bộ phận sinh dục ngoài hay tiểu khung...) hay bạch mạch (sau mổ thắt tĩnh mạch tinh...).
  •  Các người bệnh có chống chỉ định phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

Phẫu thuật viên chuyên ngành tiết niệu hoặc nam học (1 chính, 2 phụ mổ)

2. Người bệnh:

  •  Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  •  Chuẩn bị người bệnh như một người bệnh mổ theo kế hoạch.
  •  Cạo lông sạch sẽ hoàn toàn bộ phận sinh dục ngoài.

3. Phương tiện:

  •  1 bộ dụng cụ phẫu thuật thường quy cơ bản.
  •  Các loại chỉ khâu chuyên dụng như: Chỉ không tiêu (như prolene 4/0), chỉ tiêu chậm [Monosyn, vicryl (3/0, 4/0)], chỉ tiêu nhanh (safil quick, vicryl rapid: 4/0, 5/0)

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa. Phẫu thuật viên (PTV) chính và người đưa dụng cụ
đứng phía bên phẫu thuật tinh hoàn của người bệnh. 2 PTV phụ đứng phía đối diện,
người đưa dụng cụ đứng phía chân người bệnh...

2. Vô cảm: gây tê tủy sống hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật:

  •  Rạch da và phẫu tích tổ chức dưới da bìu
  •  Chú ý phẫu tích để tránh làm chảy máu cuống mạch tinh hoàn.
  •  Cầm máu kỹ vùng bìu và các tổ chức xung quanh hạn chế việc chảy máu.
  •  Mở màng tinh hoàn hút sạch nước trong màng tinh hoàn.
  •  Lấy dịch thử vi khuẩn và làm giải phẫu bệnh.
  •  Cắt tinh mạc và khâu lại bằng Vicryl 2/0 vắt và có thể cố định tinh hoàn vào mạc bìu bằng Prolene 4/0 mũi rời.
  •  Kiểm tra lại và cầm máu kĩ khoang vùng bìu, đặt dẫn lưu hút liên tục.
  •  Đóng lại mạc bìu có thể bằng chỉ Vicryl 3/0 hoặc 4/0 mũi rời hay vắt.
  •  Đóng lại da mũi rời bằng chỉ tiêu nhanh hoặc chỉ không tiêu mũi rời và đặt xông tiểu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Tụ máu và chảy máu trong bìu trong 24h-48h đầu
  •  Rút sonde tiểu trong vòng 24-48h sau mổ.

2. Tai biến và xử trí:

  •  Chảy máu sau mổ: Nếu chảy máu mép vết mổ có thể băng ép hoặc khâu cầm máu. Nếu chảy máu nhiều cần mở lại để kiểm tra và khâu cầm máu.
  •  Phù nề tụ dịch vùng bìu: cần trích rạch để tránh nhiễm trùng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị bệnh xuất tinh sớm - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Cắt mào tinh hoàn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Đặt tinh hoàn nhân tạo - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tinh trùng có thực sự tốt cho da?
Tinh trùng có thực sự tốt cho da?

Tinh trùng hầu như không đem lại lợi ích nào cho da. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị các vấn đề về da an toàn, hiệu quả và đã được chứng minh.

Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su
Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su

Quan hệ tình dục không mang bao cao su sẽ mang đến những rủi ro gì? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé

6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai
6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai

Có một đứa con là một trong những quyết định lớn lao, kỳ diệu, thực sự làm thay đổi mọi thứ.

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1112 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1021 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1165 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  679 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1742 lượt xem

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây