Cắt mào tinh hoàn - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Cắt mào tinh hoàn là cắt bỏmột phần hay toàn bộ mào tinh hoàn do bệnh lý như nang mào tinh hoàn hay u viêm mào tinh hoàn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Nang mào tinh hoàn >1cm hay gây đau, khó chịu
- Nang chảy máu
- U viêm mào tinh hoàn điều trị nội khoa không kết quả
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định khi người bệnh có các bệnh đang tiến triển như suy gan, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa tiết niệu - nam học
- 2 bác sỹ phụ mổ
- 1 dụng cụ viên
- 1 chạy ngoài
- 1 bác sỹ gây mê và 1 phụ mê
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu).
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
- Hồ sơ người bệnh, xét nghiệm cơ bản, phim XQ phổi, phim XQ hệ tiết niệu, siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ nhất là người bệnh trẻ tuổi.
- Xét nghiệm vi khuẩn, kháng sinh đồ để điều trị nhiễm khuẩn.
3. Phương tiện:
- Bàn mổ có thể điều khiển quay các tư thế khi cần thiết
- Dao điện đơn cực, dao điện lưỡng cực bipolar
- Máy hút
- Dao mổ lạnh, cán dao, kìm kẹp kim, 10 pince cong, 2 pharabuf, 2 kéo phẫu tích: 1 to, 1 nhỏ, 1 kéo cắt chỉ.
- Các loại chỉ khâu chuyên dụng như: chỉ tiêu chậm [Monosyn, vicryl (4/0, 5/0)] 2 sợi, chỉ tiêu nhanh (safil quick, vicryl rapid: 4/0, 5/0) 1 sợi
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
- Đường rạch da: đường đan của bìu hay đường song song với đường đan bên tinh hoàn bên bệnh lý.
- Bộc lộ tinh hoàn và nang mào tinh hoàn đánh giá vị trí kích thước nang.
- Mở lá thành mào tinh hoàn bộc lộ nang, phẫu tích bóc nang, cầm máu kỹ.
- Nếu nang nhỏ ở người bệnh trẻ chỉ cần mở nang tránh bóc quá kỹ gây tổn thương ống mào tinh hoàn
- Nếu dịch nang đục có thể xét nghiệm (vi khuẩn, tế bào)
- Khâu phục hồi tạo hình mào tinh hoàn
- Đưa tinh hoàn vào trong màng tinh hoàn: Chú ý mào tinh hoàn ở phía sau, đầu mào tinh hoàn ở trên chống xoắn tinh hoàn
- Đóng vết mổ 2 lớp. Có thể đặt dẫn lưu nếu cần theo dõi sau mổ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN - BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ
1. Theo dõi:
- Theo dõi toàn thân
- Theo dõi dẫn lưu (nếu có): theo dõi số lượng, tính chất dịch dẫn lưu.
- Các tai biến, biến chứng có thể gặp:
- Chảy máu
- Tụ máu, phù nề bìu và tầng sinh môn
- Nhiễm khuẩn vết mổ.
2. Nguyên tắc xử trí:
- Chảy máu: thay băng, theo dõi. Nếu chảy máu vết mổ thì khâu cầm máu. Nếu chảy máu bên trong thì mổ lại cầm máu.
- Nhiễm khuẩn vết mổ: điều trị kháng sinh, chăm sóc vết mổ thay băng hàng ngày.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Nếu con bạn có một tinh hoàn ẩn, bìu của bé sẽ nhỏ hơn bình thường và trông hai bên không đều hoặc không cân đối. Nếu cả hai tinh hoàn đều không hạ xuống, bìu của bé có thể cân nhưng sẽ nhỏ hoặc phẳng.
Steroid đồng hóa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng không đúng cách và một trong những tác dụng phụ đó là teo tinh hoàn.
Trong những trường hợp bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển và trở nên kháng cắt tinh hoàn, còn nhiều phương pháp điều trị khác có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, mặc dù các phương pháp này không thể chữa khỏi ung thư. Mục tiêu điều trị chính là ngăn ung thư lan từ tuyến tiền liệt đến các bộ phận ở xa trong cơ thể như cột sống, phổi và não (di căn).
Khi bị viêm tinh hoàn, nam giới thường có những biểu hiệu sau: Sốt cao, sưng to ở tinh hoàn, da bìu đỏ và phù nề, đau nhức vùng tinh hoàn, có thể kèm theo tiểu ra máu. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí cần phải phẫu thuật để loại bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn.
- 1 trả lời
- 1446 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1290 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1169 lượt xem
Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1354 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 791 lượt xem
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?