1

Sưng tinh hoàn ở bé trai

Sưng tinh hoàn ở bé trai Sưng tinh hoàn ở bé trai

Bé trai vừa đẻ ra bị sưng tinh hoàn, chuyện gì đang xảy ra?

Nếu tinh hoàn của bé bị sưng lên ngay sau khi sinh, có thể đó là vì chất lỏng thừa mà bé phải mang hoặc lượng hormone thừa mà bé có thể nhận được từ mẹ ngay trước khi sinh. Sự sưng tấy này là vô hại, và bé sẽ thải chất dịch này khi đi tiểu sau vài ngày.

Nếu tình trạng sưng vẫn tiếp tục, đặc biệt nếu bé chỉ bị sưng một bên tinh hoàn, bé có thể đã bị tràn dịch màng tinh hoàn hoàn (dịch từ bụng dưới tích tụ trong tinh hoàn) hoặc có thể là thoát vị bẹn (một vòng ruột đi xuống tinh hoàn).

Nếu một bên tinh hoàn của trẻ bị sưng thì sao?

Có lẽ bé đã bị tràn dịch màng tinh hoàn hoàn. Tinh hoàn của bé trai phát triển bên trong bụng của bé khi bé còn trong bụng mẹ, và đôi lúc trước khi sinh chúng thường đi qua đường trong mô giữa háng và bụng và đi vào bìu. Vào thời điểm đó, đường đi qua thành bụng sẽ đóng lại. Nếu nó vẫn mở, như ở 50% trẻ sơ sinh, dịch có thể tích tụ quanh tinh hoàn và gây sưng tấy. Vùng bị sưng này, được gọi là tràn dịch màng tinh hoàn (nang thừng tinh), sẽ không làm phiền con bạn và có thể sẽ biến mất khi bé được 1 tuổi. Nếu nó không biến mất khi bé được 1 tuổi, bé có thể cần thực hiện tiểu phẫu để làm khô dịch và đóng phần bị mở.

Khối u cứng phình ra từ tinh hoàn khi bé khóc là gì?

Rất có thể là thoát vị bẹn, vì vậy khi phát hiện thấy bé có tình trạng này thì cha mẹ nên làm là đưa bé đến khám bác sĩ. Khoảng 4% bé trai (và lên đến 30% ở trẻ sinh thiếu tháng), được sinh ra với một lỗ hở ở thành bụng đủ lớn để một vòng ruột đi qua bộ phận sinh dục. Vòng này tạo ra một khối u duy nhất, dài bằng kích thước ngón cái của bạn trong bìu của bé (túi da lỏng lẻo bên dưới dương vật có chứa tinh hoàn). Khối u này được gọi là thoát vị bẹn. Nó có thể quay lại vào bụng khi bé thư giãn và sau đó phình lên khi bé hoạt động hoặc khóc.

Bé sẽ cần được tiểu phẫu để khắc phục tình trạng thoát vị bẹn nhưng đây không phải là việc khẩn cấp trừ khi bạn nhận thấy tình trạng sưng tấy đột nhiên trở nên to hơn, cứng hơn hoặc sậm màu hơn, hoặc nếu bé nôn hoặc bị đau. Điều này có nghĩa là vòng ruột đã bị mắc kẹt trong bìu và do đó cắt bỏ nguồn cung cấp máu của nó. Nếu đây là vấn đề, bé sẽ cần phẫu thuật ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương đến ruột.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?
Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?

Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa bệnh rộp môi với bệnh viêm loét miệng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh rộp môi qua bài viết đưới đây:

Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.

Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh
Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh

Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ
Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt xuất hiện ở trẻ từ 5-15 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngày nay, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh và ít nguy hiểm hơn so với trước đây.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để khắc phục tình trạng bé 3 tháng tuổi bị lép đầu bên trái?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1242 lượt xem

Con em đang được 3 tháng tuổi. Khi bé nằm em thường xuyên xoay đầu cho bé, nhưng chỉ được một lúc bé loại quay về bên trái, khiến bé bị lép đầu bên trái ạ! Em có thử kê chiếc khăn nhỏ về phía bị lép nhưng vẫn không cải thiện được tình tình. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, bác sĩ? Bé nhà em vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa công thức. Sữa mẹ em hút ngày 5 lần rồi trữ vào tủ lạnh. Sữa mẹ cho vào tủ lạnh vẫn còn dinh dưỡng chứ ạ? Ngoài ra, sữa công thức bé thường bú không hết, em có thể cho vào tủ lạnh rồi khi nào bé uống thì pha cùng với sữa mới không ạ?

Có thể bổ sung thuốc bổ dạng giọt cho bé trai hơn 7 tháng tuổi nặng 8kg không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  751 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 2,8kg. Giờ bé hơn 7 tháng và nặng 8kg. Cháu biếng ăn và biếng bú mà chỉ ham lật. Giờ cháu đã chớm biết bò và chưa mọc răng ạ. Em muốn bổ sung thuốc bổ cho bé dạng nhỏ giọt và không có vitamin A được không ạ? Vitamin A cháu đã được uống theo chương trình mở rộng của quốc gia rồi.

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1205 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1033 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1966 lượt xem

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây