1

Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh

Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.
Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh

Trẻ không tăng cân nhanh như bình thường, điều đó có đáng lo ngại không?

Có lẽ là không, nhưng cha mẹ cũng cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé.

Tốc độ tăng trưởng của bé sẽ tăng nhanh và chậm lại, thậm chí nó có thể dừng lại tạm thời - ví dụ như khi bé ốm. Nhưng tổng thể cha mẹ nên thấy cân nặng và chiều cao của bé có tăng.

Nếu lo ngại việc bé không đủ cân, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho bé, và hỏi cha mẹ một số câu hỏi để giúp xác định xem có vấn đề gì không và nếu có, nguyên nhân tiềm ẩn có thể là gì? Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố cùng với tốc độ tăng trưởng của bé để đánh giá xem tình trạng hiện tại của bé như nào.

Nếu trẻ đang đạt được đúng các cột mốc phát triển theo đúng thời gian, trông bé có vẻ vui vẻ và khỏe mạnh thì hầu như tình trạng của bé khá ổn.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ phát hiện ra bé không phát triển khỏe mạnh, bác sĩ có thể chẩn đoán bé “không tăng cân” hoặc “không phát triển”. Tiêu chí bác sĩ sẽ sử dụng để đưa ra chẩn đoán bao gồm:

  • Trọng lượng của bé dưới phần trăm thứ 5 so với trọng lượng trên biểu đồ tăng trưởng
  • Nhẹ hơn 20% so với cân nặng lý tưởng với chiều cao của bé
  • Giảm từ 2% trở lên so với mức tăng trưởng trong lần kiểm tra trước đó

Ngoài ra, mặc dù tình trạng không tăng cân có thể xảy ra với mọi trẻ em, nhưng những trẻ sinh sớm có nguy cơ cao hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Nếu con bạn không tăng cân, điều quan trọng là phải tìm ra lý do tại sao. Dinh dưỡng hợp lý - đặc biệt là trong ba năm đầu - rất quan trọng cho sự phát triển cả về mặt tinh thần và thể chất của trẻ.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác cũng như theo dõi lượng calo bé nạp vào trong một khoảng thời gian. Bác sĩ cũng có thể muốn xem bé bú mẹ hay bú bình thể xem liệu hàm của bé có hoạt động bình thường không hoặc bé có gặp vấn đề gì khi bú, mút không. Đôi khi vấn đề được xác định rất dễ dàng nhưng đôi khi lại khá phức tạp.

Bác sĩ có thể giới thiệu bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi về tiêu hóa, chuyên gia dinh dưỡng dể đánh giá và điều trị. Đây có thể là một thời điểm khó khăn đối với các bậc cha mẹ, thật chẳng sung sướng gì khi nghe bác sĩ chẩn đoán con mình không phát triển. Nhưng quan trọng là cha mẹ không được đổ lỗi cho chính mình hoặc có cảm giác mình không phải là một người cha/người mẹ tốt hay mình không chăm con tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn mà bác sĩ có thể phải mất hàng tháng để thực hiện các xét nghiệm cũng như nghiên cứu chế độ ăn uống, tiền sử sức khỏe, mức độ hoạt động của bé cũng như các nguyên nhân gây căng thẳng đối với bé trước khi phát hiện được chính xác nguồn gốc vấn đề.

Nói chung, nếu bé không phát triển đều, điều đó có nghĩa là bé không ăn uống tốt hoặc không hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách. Dưới đây là một số lý do có thể:

Các vấn đề về cho ăn:

  • Bé có thể liên tục mệt mỏi và ngủ thiếp đi trước khi bé ăn đủ sữa
  • Lực bú, hút của bé có thể yếu nếu cha mẹ đang cho bé ti hoặc bú bình, mặc dù điều này thường hiếm khi xảy ra nếu bé ti mẹ
  • Tình trạng hở hàm ếch sẽ gây cản trở quá trình bú của bé. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách cho bé bú những bình sữa hoặc núm vú được thiết kế đặc biệt và với sự trợ giúp của các chuyên gia về cho con bú.
  • Bé mắc tật líu lưỡi cũng có thể khó ti, từ đó khó nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến bú bình, mặc dù tình trạng này hiếm xảy ra.
  • Nếu bé uống sữa công thức, việc pha sữa không chuẩn xác cũng có thể dẫn đến tình trạng bé không tăng cân.
  • Nếu mẹ đang cho con bú và gặp khó khăn trong quá trình, thời gian cho con bú thì bé cũng có nguy cơ không ăn đủ. Ngoài ra cũng có thể ngực mẹ không sản xuất đủ sữa để cung cấp cho bé, hoặc bé chỉ bú phần sữa trước mà bỏ qua phần sữa sau.
  • 1/3 sữa mẹ được gọi là sữa trước, lúc nào cũng có sẵn ở bầu ti cho bé. Khi mẹ bắt đầu tiết sữa, cơ thể sẽ kích thích hormone oxytocin, có nhiệm vụ kích thích dòng sữa còn lại – được gọi là sữa sau. Đây được gọi là phản xạ sữa xuống, và mẹ sẽ nhận thấy điều này đang xảy ra nếu hai bên núm vú có cảm giác ngứa hoặc sữa mẹ bắt đầu ồ ạt chảy ra. Sữa sau có nhiều calo hơn sữa trước.
  • Nếu mẹ bị đau hoặc căng thẳng, phản xạ sữa xuống sẽ không được kích hoạt, khiến bé không thể nhận được sữa sau. Nếu đây là một vấn đề mãn tính, nó có thể là nguyên nhân khiến bé không tăng cân. Để kích thích phản xạ sữa xuống, hãy cố gắng thư giãn khi cho bé bú.
  • Một số trẻ được cho ăn theo một lịch trình khắt khe, thay vì theo nhu cầu (bất cứ khi nào chúng biểu hiện đói) có thể nhận được ít dinh dưỡng hơn mức cần thiết. Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng tốt nhất hãy để bé ăn bất cứ khi nào bé muốn.

Các nguyên nhân phổ biến khác:

  • Nếu bé bị bệnh, cơ thể bé có thể cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn. Một căn bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bé.
  • Bé có thể bị các vấn đề về đường tiêu hóa mạn tính như tiêu chảy, trào ngược, bệnh celiac (không dung nạp gluten), hoặc không dung nạp sữa.
  • Nếu mẹ bị trầm cảm sau khi sinh hoặc cần chăm sóc cho một số trẻ nhỏ khác, mẹ sẽ không thể toàn tâm chăm sóc bé để có thể biết được bé liệu đã nhận đủ calo chưa.
  • Trong một số trường hợp hiếm, không tăng cân có thể do một vấn đề về phổi, như xơ nang; vấn đề về hệ thống thần kinh như bại não; hay một vấn đề về nhiễm sắc thể, như hội chứng Down; bệnh tim; thiếu máu; hoặc rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết, như thiếu hormone tăng trưởng. Nếu đây là một trong những nguyên nhân thì điều quan trọng là phải chẩn đoán và bắt đầu điều trị sớm.

Bác sĩ điều trị như nào?

Một khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân, cha mẹ có thể khắc phục bằng bất cứ phương pháp y khoa nào hoặc tăng lượng calo cho bé nếu cần.

Để con có lại được cân nặng khỏe mạnh, cha mẹ có thể bổ sung thêm sữa công thức, hoặc đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn nhiều thức ăn giàu calo hơn. Khi bé đã đủ tuổi, có thể lựa chọn các sản phẩm như phomai, sữa chua, bánh pudding, trứng, bơ, bánh mì, khoai tây nghiền, và ngũ cốc nóng.

Trong những trường hợp nặng, trẻ không tăng cân có thể cần nhập viện để truyền thức ăn qua đường tĩnh mạch và theo dõi chặt chẽ.

Làm sao để biết được bé đã bú đủ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, những điều dưới đây sẽ giúp mẹ ước đoán bé đã bú no nếu:

  • Bé tè ướt 6-8 tã vải hoặc 5-6 bỉm giấy trong một ngày
  • Bé đi đại tiện một ngày một lần trong tháng đầu. Sau tháng đầu bé có thể đi đại tiện ít hơn, thậm chí cách ngày hoặc 2 ngày một lần.
  • Khi cho bé bú, mẹ có thể nhìn thấy bé chuyển động hàm hoặc nghe thấy tiếng bé bú. Mẹ cũng có thể nghe thấy tiếng bé nuốt nếu phòng yên tĩnh.
  • Vú mẹ mềm hơn sau khi cho bé bú
  • Bé bú được 28 ml mỗi ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó tăng thêm khoảng 14 đến 17ml cho đến 6 tháng, tăng 12ml mỗi ngày khi được từ 6 đến 9 tháng và tăng từ 9 đến 12ml mỗi ngày khi được từ 9 đến 12 tháng.

Nếu bé thường buồn ngủ trong khi bú, hãy tác động vào bé, ví dụ, bạn có thể:

  • Nhẹ nhàng hích chân bé
  • Cởi quần áo bé ra
  • Thay tã cho bé trước hoặc trong lúc bé ăn
  • Dựng thẳng người bé dậy khi chuyển bé từ bên ngực này sang ngực kia
  • Nếu bé không bú cạn cả hai bên bầu ngực, thì bằng cách hút sạch sữa ra sau mỗi lần bé bú và trữ đông, mẹ có thể giúp kích thích cơ thể tăng sản xuất sữa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn
Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn

Rốn có thể rất dễ thương nhưng nó không hữu dụng lắm. Có rất nhiều người vẫn đang sống hạnh phúc mà không có rốn.

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  655 lượt xem

Bé nhà tôi bị nghẹt mũi. Không hiểu các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi của bé không, thưa bác sĩ?

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  686 lượt xem

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1697 lượt xem

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

Tình trạng đi cầu nhiều lần của trẻ sơ sinh gần 1,5 tháng
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  563 lượt xem

Hiện tại bé nhà em được gần 1,5 tháng ạ. Khi sinh được 12 ngày thì bé có hiện tượng đi cầu rất nhiều lần. Có khi ngày đi từ 15 đến 20 lần. Nhưng mỗi lần đi lại rất ít, chỉ một chút xíu. Mỗi lần bé xì hơi, vặn người hay chỉ cần khóc to lên cũng bị mót phân ra. Tình trạng của bé như vậy có sao không và sẽ kéo dài bao lâu ạ?

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  751 lượt xem

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây