1

Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn

Rốn có thể rất dễ thương nhưng nó không hữu dụng lắm. Có rất nhiều người vẫn đang sống hạnh phúc mà không có rốn.
Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn

Làm sao điều này có thể xảy ra?

  • Thủ phạm là hai loại thoát vị có thể xuất hiện ở thành bụng khi sinh: tật nứt bụng (gastroschisis) và khiếm khuyết cơ thành bụng (omphalocele).

“Con trai tôi không có rốn”, Becki Noles chia sẻ. “Thay vào đó, thằng bé có một vết lõm nhẹ.” Con trai của Noles được sinh ra với tật nứt bụng. Trẻ sơ sinh gặp tình trạng này có một lỗ hổng ở thành bụng ở một bên dây rốn. Khi sinh, ruột nhô ra qua lỗ này. Tật nứt bụng của con trai Noles đã được khắc phục hoàn toàn bằng phẫu thuật, nhưng thằng bé không có rốn.

Faisal Qureshi, bác sĩ phẫu thuật nhi khoa tại Trung tâm Nhi khoa Quốc gia tại Washington, DC Surgeons cho biết: “Hầu hết các bậc cha mẹ của trẻ sơ sinh bị tật nứt bụng không thấy rốn, nhưng nó có ở đó”. Bác sỹ phẫu thuật nhi khoa đưa ruột trở lại vào bụng và đôi khi có thể kéo giãn rốn trên lỗ. “Khi chúng tôi làm theo cách này, rốn sẽ tự hình thành hàng rào”, Qureshi cho biết.

  • Nhưng trong những trường hợp khác - chẳng hạn như với con trai Noles - lỗ quá lớn để làm điều đó. Shaheen Timmapuri, bác sĩ phẫu thuật nhi khoa tại Bệnh viện St. Christopher Philadelphia cho biết: “Nếu chúng tôi không thể giữ lại dây rốn, chúng tôi sẽ cố gắng cột như kiểu cột dây và kéo nó thành hình tròn. Đó là một cách uốn và tạo ra rốn.”
  • Mặt khác, những trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết cơ thành bụng, thật sự được sinh ra mà không có rốn. Ruột hoặc các cơ quan khác trong bụng sẽ nhô ra qua một lỗ ở giữa bụng của bé, ngay vị trí của rốn.

Đây là cách tình trạng này xảy ra: Ở đầu thời kỳ mang thai, dây rốn được gắn vào em bé ở bên trong, chứ không phải bên ngoài. Khoảng tuần thứ 11, thành bụng sẽ đóng kín ruột, để lại một lỗ nhỏ cho dây rốn. Sau đó, cơ bụng sẽ phát triển, đóng kín nó hoàn toàn và tạo ra những gì chúng ta gọi là rốn. Một khiếm khuyết cơ thành bụng xảy ra khi quá trình này không diễn ra theo cách bình thường của nó. Ngược lại với tật nứt bụng, các cơ quan trong bụng có thể nhô ra ngoài cùng với ruột, và bất cứ phần nào nhô ra sẽ được bọc trong lớp lót.

“Hãy tưởng tượng có một mảnh vải với một lỗ lớn trên đó,” Qureshi nói, “và sau đó đưa một cái vớ qua lỗ đó. Cái vớ này là lớp lót, và ruột (và các bộ phận khác) nằm trong vớ.”

Khắc phục tình trạng không có rốn bằng cách nào?

Các bác sĩ khắc phục khiếm khuyết cơ thành bụng bằng cách phẫu thuật hoặc trong một số trường hợp, sử dụng một kỹ thuật gọi là “sơn”, trong đó lớp lót được làm khô với betadyne hoặc một chất tương tự, cho phép da phát triển trên đó. Điều này thường đi kèm với phẫu thuật để khắc phục các cơ khi bé lớn hơn một chút.

“Trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết cơ thành bụng chắc chắn không có rốn, vì vậy chúng tôi thường cố gắng tạo ra một cái gì đó trông có vẻ giống rốn”, Timmapuri chia sẻ. Việc con bạn bị một trong những tình trạng trên có thể là đáng sợ và đáng lo ngại. Nhưng may mắn thay, đã có các phương pháp điều trị tuyệt vời.

Trong một số trường hợp, tất cả những khó khăn còn lại chỉ là một vết sẹo nhỏ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào việc liệu trẻ có những tình trạng khác đi kèm hay không, và nếu có, đó là những tình trạng gì. Các dị tật bẩm sinh liên quan rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh bị tật nứt bụng, nhưng khoảng 25 – 40% trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết thành cơ bụng gặp phải các dị tật bẩm sinh khác, như bất thường nhiễm sắc thể và các khuyết tật tim.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh
Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh

Một đứa trẻ thường sẽ bị cảm lạnh 5-8 lần trong năm - có thể nhiều hơn, nếu bị bạn bè hoặc anh chị em lây bệnh.

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh
Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh

Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.

Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?
Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?

Trước đây, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên chờ đến khi trẻ được 1 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn trứng do lo ngại nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, theo các khuyến nghị hiện tại thì có thể bắt đầu cho trẻ ăn trứng sớm hơn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  748 lượt xem

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  732 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1554 lượt xem

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

Trẻ sinh đôi 4 tháng tuổi nặng 5,8kg và 6,1kg có bị thiếu cân không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  823 lượt xem

Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?

Trẻ sinh non 36 tuần chỉ nặng 1,7kg, sau 8 tuần nặng 4,3kg và bú ít đi có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1920 lượt xem

Bé nhà em sinh non khi em mới được 36 tuần. Bé nặng 1,7kg. Sau 8 tuần, bé nặng 4,3kg. Bé nhà em cứ ngậm ti mẹ là ngủ, bú không no nên em cho bé bú bình bằng sữa mẹ vắt ra. Tháng đầu tiên cứ 2 tiếng bé bú một lần, mỗi cữ bú khoảng từ 70-80ml. Nhưng 2 tuần trở lại đây, bé bú ít đi, 3 tiếng mới bú một lần, mỗi cữ chỉ được 40-50ml, cho bú nhiều hơn bé cũng ói ra hết. Bé bú ít và ngủ nhiều hơn. Bé nhà em bú ít đi như thế có sao không ạ? Và cho bé uống sữa trữ tủ lạnh có tốt không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây