Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh
Khi bị cảm cúm, bé nhà bạn có thể bị sổ mũi, hắt hơi và cảm thấy khó chịu. Mặc dù bạn không thể hoàn toàn chống lại mầm bệnh cho con mình, bạn có thể học cách phân biệt thực tế với hư cấu, giúp gia đình bạn khỏe mạnh hơn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và không bị thất vọng. Bắt đầu bằng cách loại bỏ các tin đồn và hiểu lầm phổ biến. Và hãy chắc chắn là bạn sẽ xem bài viết của chúng tôi về các biện pháp chữa bệnh tại nhà.
Chuyện hoang đường 1: Thuốc trị ho và cảm lạnh OTC có hiệu quả đối với cho trẻ em
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, các loại thuốc không kê đơn (OTC) nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho không hiệu quả đối với trẻ em dưới 6 tuổi và có thể có các phản ứng phụ có hại. Nếu con của bạn dưới 6 tuổi, hãy xoa dịu các triệu chứng của bé bằng các chất acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em và biện pháp chữa trị tại nhà an toàn.
Các thuốc không kê đơn cũng có thể nguy hiểm, đặc biệt khi trẻ vô tình uống quá liều. Ngoài các tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, phát ban, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như nhịp tim nhanh, co giật và thậm chí là tử vong.
Việc vô tình uống quá liều xảy ra như thế nào?
- Trẻ tự uống thuốc: Các nhân viên phòng cấp cứu cho biết đa phần trẻ em tìm thấy thuốc và tự uống thuốc mà không có sự giám sát của người lớn.
-> Những gì bạn có thể làm: Giữ tất cả các loại thuốc trong các hộp đựng, ngăn ngừa trẻ mở ra và để ngoài tầm tay của trẻ.
- Có quá nhiều người cho trẻ uống thuốc: Hai hoặc nhiều người lớn (cha mẹ và người giữ trẻ) cho trẻ uống thuốc mà không thông báo với nhau.
-> Những gì bạn có thể làm: Đảm bảo rằng mọi người chăm sóc trẻ đều biết việc cho trẻ uống thuốc là của ai và khi nào. Bạn có thể đính kèm lịch trình lên chai thuốc với một điểm đánh dấu cho mỗi liều.
- Dùng thuốc không phù hợp: Trẻ uống nhiều hơn một loại thuốc có cùng thành phần hoạt chất.
-> Những gì bạn có thể làm: Đọc nhãn thuốc một cách cẩn thận, ghi lại các thành phần hoạt chất và không cho con bạn uống hai loại thuốc có thành phần hoạt chất tương tự. Các loại thuốc này bao gồm thuốc thông mũi, thuốc trị ho, thuốc long đờm, thuốc chống chất histamin, acetaminophen và ibuprofen.
- Đo lường sai: Một nghiên cứu cho thấy rằng 70% cha mẹ gặp khó khăn trong việc căn đúng liều.
-> Những gì bạn có thể làm: Cẩn thận đo liều lượng theo hướng dẫn, sử dụng thiết bị đo kèm theo thuốc.
Chuyện hoang đường 2: Thuốc kháng sinh có thể diệt mầm bệnh gây lạnh và cảm cúm
Điều trị cảm lạnh hoặc cúm bằng kháng sinh cũng giống như sử dụng thuốc nhỏ mũi để điều trị xước mang rô. Đó là vì kháng sinh diệt vi khuẩn, trong khi cảm lạnh và cảm cúm là do virus, một loại mầm bệnh không phải là vi khuẩn.
Các bác sĩ đã nỗ lực để dẹp bỏ tin đồn này, nhưng nó sẽ không biến mất. Những bậc cha mẹ đang lo lắng gây áp lực cho các bác sĩ phải dùng kháng sinh để giúp con của họ cảm thấy khỏe hơn, nhưng sự thật vẫn là sự thật: Không có kháng sinh nào - từ Amoxil đến Zithromax – có thể giúp điều trị cảm lạnh hoặc cúm.
Thiếu hiệu quả không phải là lý do duy nhất để tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết. Thuốc này có thể có các phản ứng phụ khó chịu như tiêu chảy và đau bụng. Và các vi khuẩn gây bệnh có thể dần dần kháng thuốc, làm cho các bệnh nhiễm khuẩn thực sự khó chữa hơn.
Mặt khác, nếu con bạn bị biến chứng cảm lạnh hoặc cúm liên quan đến vi khuẩn, một loại thuốc kháng sinh có thể hữu ích. Điều này có thể xảy ra nếu bé bị nhiễm trùng tai, viêm phế quản, hoặc viêm phổi.
Chuyện hoang đường 3: Thực sự không có sự khác biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh
Có thể rất khó để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh – vào lúc đầu. Nhưng cảm lạnh gần như luôn luôn biến mất mà không gây ra bất kỳ rắc rối thực sự nào, trong khi cảm cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như viêm phổi. Phát hiện cảm cúm sớm có thể giúp bạn điều trị nó một cách thích hợp và có thể tránh được các biến chứng.
Nếu con của bạn có nguy cơ cao bị biến chứng do tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn, việc nhanh chóng phát hiện bệnh cúm có thể mở ra khả năng điều trị. Nếu con của bạn từ 1 tuổi trở lên, bé có thể uống thuốc kháng virus, loại thuốc này sẽ giết chết virus gây ra bệnh cúm và đẩy nhanh việc hồi phục một hoặc hai ngày. Nhưng thuốc kháng virus chỉ hiệu quả nếu được sử dụng trong hai ngày đầu tiên. Sau 48 giờ, chúng sẽ không còn hiệu quả.
Đây là cách giúp phân biệt cảm lạnh với cúm:
- Cảm lạnh thường xuất hiện chậm. Dấu hiệu đầu tiên thường là đau, rát họng, tiếp theo là hắt hơi và chảy nước mũi với chất nhầy trong, sau đó có thể đặc hơn và chuyển sang màu xám, vàng hoặc xanh lá cây trong tuần tiếp theo. Các triệu chứng thông thường khác bao gồm ho, nhức đầu nhẹ, chảy nước mắt, mệt mỏi nhẹ và nghẹt mũi.
- Ngược lại, bệnh cúm thường đến rất nhanh. Các triệu chứng xuất hiện nhanh và có khuynh hướng nghiêm trọng. Con của bạn cảm thấy rất yếu, mệt mỏi và đau đớn. Bé có thể bị ho khan, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau họng, sưng hạch cổ, đau đầu nhiều và đau mắt. Bé có thể không thèm ăn. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cúm cũng có thể gây đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. (Các triệu chứng của cúm lợn cũng giống như cúm theo mùa.)
- Nếu con của bạn khá hơn sau khi sốt hạ xuống, có thể bé bị cảm lạnh. Nếu bé vẫn ốm ngay cả khi nhiệt độ của bé giảm xuống, có thể bé bị cúm.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định bệnh của con mình hoặc lo lắng về các triệu chứng của bé, hãy gọi cho bác sĩ của con bạn. Đôi khi cần phải thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Đọc thêm về cách xác định con của bạn bị cảm lạnh hay bệnh gì đó nghiêm trọng hơn.
Chuyện hoang đường 4: Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bị cảm lạnh
Mỗi năm, 1 tỷ ca cảm lạnh xảy ra tại Mỹ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cảm lạnh thông thường là lý do số một khiến mọi người đến phòng mạch bác sĩ. Nhưng hầu như tất cả các lần khám đều không cần thiết vì bác sĩ không thể làm bất cứ điều gì để giảm thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh.
Nếu bé thực sự bị cảm lạnh và không có gì nghiêm trọng hơn (xem chuyện hoang đường số 3 để biết sự khác biệt), hãy giữ bé ở nhà. Có lẽ bé chỉ cần có thời gian để vượt qua virus. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, và nguy cơ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh hơn.
Một số trẻ bị cảm lạnh cần được hỗ trợ về y tế. Tương tự như vậy, một số trẻ mắc bệnh cảm cúm xuất hiện các biến chứng cần được chú ý ngay lập tức. Và nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên của bất kỳ căn bệnh nào.
Chuyện hoang đường 5: Việc chủng ngừa cúm quan trọng đối với người lớn hơn trẻ em
Thực tế, việc chủng ngừa cúm cũng quan trọng đối với trẻ em như đối với người lớn. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm (bắt đầu từ 6 tháng tuổi) cho hầu hết mọi người, cả người trẻ và người lớn tuổi - tốt hơn là vào tháng 10 hoặc tháng 11 để có thời gian cho khả năng miễn dịch để phát triển trước khi mùa cúm ập đến.
Trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt dễ bị cúm vì chúng có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng do cúm như viêm phổi. Hàng năm tại Mỹ, hơn 20.000 trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện vì cúm. CDC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine đối với những người tiếp xúc trong gia đình và những người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi.
Chuyện hoang đường 6: Bạn có thể bị cúm vì tiêm phòng cúm
Các mũi chích ngừa bệnh cúm và cúm lợn được làm từ những con virus đã bị khử hoạt tính (đã chết). Và bạn không thể mắc bệnh từ một virus đã chết. Tuy nhiên, bạn có thể thắc mắc về điều đó, nếu con của bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào có thể xảy ra do tiêm chủng: sốt nhẹ, đau nhức, sưng tấy, sưng tấy hoặc ửng đỏ nơi tiêm. Những triệu chứng này có thể không thoải mái, nhưng chúng là phản ứng với mũi tiêm, không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng cúm cho bé.
Chuyện hoang đường 7: Các chất bổ sung như kẽm, vitamin C và echinacea (cúc dại) có thể làm dịu các triệu chứng cảm lạnh của trẻ
Có thể có mà cũng có thể không. Rất nhiều người thề rằng uống vitamin C khi bị mới có dấu hiệu bị cảm lạnh, uống một viên kẽm khi đau họng, hoặc tăng cường khả năng miễn dịch với echinacea luôn có hiệu quả.
Có một số nghiên cứu ủng hộ các biện pháp điều trị này. Vấn đề là, cũng có nghiên cứu tranh cãi về hiệu quả của chúng. Bạn sẽ tìm thấy các biện pháp điều trị không kê toa phổ biến dựa vào các chất bổ sung này. Ví dụ, Airborne, một loại thuốc thảo dược không kê toa khẳng định có thể tăng cường khả năng miễn dịch, có chứa echinacea, vitamin C và kẽm. Và Gesundheit, một loại thuốc đắp lên da, chứa vitamin C, A, Echinacea và các loại thảo mộc khác. Nhưng việc chúng phổ biến không có nghĩa là chúng hiệu quả - hoặc chúng an toàn. Trước khi cho con bạn dùng bất kỳ loại chất bổ sung nào, dưới bất kỳ hình thức nào, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé. Ngay cả các bài thuốc “tự nhiên” cũng có thể gây hại - ví dụ như loài thảo mộc quý hiếm của Trung Quốc, còn được gọi là ephedra hoặc ephedrine. Ở người lớn loại thuốc giảm đau thảo mộc này có liên quan đến cao huyết áp, nhịp tim không đều, tai biến, cơn đau tim và đột quỵ.
- Kẽm. Các nghiên cứu về kẽm đã cho ra những kết quả khác nhau. Một số người phát hiện ra rằng kẽm chỉ đơn thuần là một giả dược. Những người khác báo cáo rằng nó làm giảm thời gian kéo dài của bệnh cảm lạnh. Kẽm có thể có các phản ứng phụ. Ví dụ, các vụ kiện nhằm vào nhà sản xuất kẽm dạng xịt mũi, cáo buộc rằng sản phẩm gây ra thiệt hại vĩnh viễn đối với khứu giác. Khi được sử dụng ở liều cao, có thể là kết quả của việc sử dụng lâu dài hoặc vô tình dùng quá liều, có thể độc hại.
- Vitamin C. Vitamin C từ lâu đã được ca ngợi là khả năng chống lại cảm lạnh. Nhưng trong năm 2007, khi các nhà nghiên cứu xem xét lại 30 nghiên cứu dài hạn liên quan đến hơn 11.000 người lớn trong nhiều thập kỷ, họ phát hiện ra rằng việc sử dụng 200 miligam vitamin C mỗi ngày ít làm giảm triệu chứng hoặc thời gian bị cảm lạnh ở hầu hết mọi người. Tác dụng phụ thường không phải là một vấn đề với vitamin C, mặc dù số lượng rất lớn có thể gây tiêu chảy và dạ dày khó chịu. Vitamin là chất tan trong nước, do đó, nó không được lưu trữ trong cơ thể và không tích lũy đến mức độc hại.
- Echinacea. Echinacea thảo mộc cũng nhận được những đánh giá trái chiều. Một số nghiên cứu cho thấy không có lợi ích, trong khi những người khác cho rằng nó giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của bệnh cảm lạnh khi nó được sử dụng lúc bắt đầu bị bệnh. Trong một nghiên cứu, 524 trẻ em bị cảm lạnh ở lứa tuổi từ 2 - 11 không nhận thấy sự cải thiện khi dùng echinacea so với giả dược. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng trẻ em đã sử dụng nó khi bị cảm lạnh có thể ít bị cảm lạnh hơn trong những tháng tiếp theo. Một nghiên cứu thứ ba kết luận rằng loại thảo mộc này ít có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm giảm bệnh cảm lạnh. Cuối cùng, một báo cáo công bố năm 2007 về hơn 700 nghiên cứu đã kết luận rằng echinacea làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh đến 58% và khiến cảm lạnh biến mất nhanh hơn khi được sử dụng ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.
Câu chuyện hoang đường 8: Trẻ đi lớp bị cảm lạnh nhiều hơn những trẻ khác
Có sự thật đằng sau quan niệm trẻ ở lớp học thường bị sổ mũi. Trong năm đầu tiên đến lớp giữ trẻ, trẻ em thực sự có nhiều nguy cơ bị cảm lạnh hơn trẻ em được cho ở nhà. Nhưng theo một nghiên cứu trên hơn 135.000 trẻ em ở Đan Mạch từ năm 1989 đến năm 2004, nguy cơ nhiễm bệnh giảm đi khi trẻ tiếp tục đi học. Và sau một năm đến lớp giữ trẻ, trẻ sẽ không có nguy cơ bệnh nhiều hơn so với trẻ ở nhà.
Việc tiếp xúc sớm với vi trùng cũng có thể đạt được lợi ích về lâu dài. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên Tạp chí Archives of Adolescent and Pediatric Medicine nhận thấy, những đứa trẻ tham dự các lớp giữ trẻ như mẫu giáo bị cảm lạnh ít hơn trong những năm sau (đến 13 tuổi), có lẽ bởi vì chúng đã tạo miễn dịch đối với hầu hết các loại virus cảm lạnh thông thường.
Câu chuyện hoang đường 9: Hít thở cùng không khí với người bệnh là cách chắc chắn nhất để bị lây bệnh cảm lạnh
Đúng là virus cảm lạnh truyền qua không khí, đặc biệt khi một người bệnh ho hay hắt hơi. Nhưng đó chỉ là một trong những cách để virus tìm thấy nạn nhân tiếp theo. virus cũng có thể “quá giang” trên tay bạn. Nếu bạn chạm vào một thứ có chứa virus trên đó - chẳng hạn như điện thoại, đồ chơi hoặc bàn tay của một người bạn – mầm bệnh dính vào tay bạn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn nếu bạn chà mắt hoặc mũi, lối đi ưa thích của chúng. virus cảm lạnh thông thường có thể sống được 3 giờ trên da hoặc các bề mặt khác.
Câu chuyện hoang đường 10: Bị lạnh hoặc ẩm ướt có thể khiến bạn bị cảm lạnh
Chỉ virus cảm lạnh mới có thể khiến bạn bị cảm lạnh. Vì vậy, lạnh, bản thân nó, không thể khiến bạn bị bệnh. Nhưng lạnh và ẩm ướt có thể khiến virus đang ngủ (đã có trong hệ thống của bạn) bùng phát, kích hoạt các triệu chứng.
Trong một nghiên cứu năm 2005 tại Trung tâm Cảm lạnh Thông thường thuộc Đại học Cardiff ở xứ Wales, 90 tình nguyện viên đã ngâm chân trong nước đá trong 20 phút. Trong năm ngày tiếp theo, nhóm này mắc cảm lạnh nhiều gấp đôi so với nhóm đối chứng gồm 90 tình nguyện viên không ngâm chân trong nước lạnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng ngâm nước lạnh khiến các mạch máu ở mũi co thắt, ngăn dòng máu ấm cung cấp các tế bào bạch huyết chống lại nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu giải thích, nhiều người đang mang theo mầm bệnh cảm lạnh và việc ngâm nước lạnh có thể gây khó khăn cho việc chống lại các tác động. Vì vậy, hãy nói con bạn mặc đồ ấm áp và giữ người khô ráo.
Chuyện hoang đường 11: Nếu bạn bị cảm lạnh, điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch của bạn yếu
Những người hoàn toàn khỏe mạnh không phải lúc nào cũng chống lại được các loại virus cảm lạnh. Trong một nghiên cứu, khoảng 95% tình nguyện viên bị nhiễm virus cảm lạnh khi virus được thả vào mũi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị nhiễm virus đều bị cảm lạnh. Khoảng 75% số tình nguyện viên bị lây nhiễm cho thấy có các triệu chứng. Một số nghiên cứu cho thấy miễn dịch thấp hơn (ví dụ do các bệnh mãn tính hoặc căng thẳng) có thể khiến các triệu chứng cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn. Nhưng một đứa trẻ khỏe mạnh có thể dễ dàng bị nhiễm một trong ít nhất 200 loại virus khác nhau gây ra cảm lạnh thông thường.
Câu chuyện hoang đường 12: Uống sữa khiến cơ thể sản sinh nhiều chất nhầy
Mọi người tranh luận khá sôi nổi về vấn đề này, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết không cần phải ngăn bé uống sữa khi bị cảm. Một số nghiên cứu đã theo dõi lượng tiêu thụ sữa của người lớn bị nhiễm virus cúm. Họ không tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống sữa và sản sinh chất nhầy - hay bất kỳ triệu chứng cảm lạnh nào khác. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong số những người bị ho tham gia nghiên cứu, những người uống nhiều sữa hơn bị ho có đờm nhiều hơn.
Câu chuyện hoang đường 13: Nếu bị cảm lạnh thì nên ăn uống bình thường, nếu bị sốt thì nên nhịn đói
Theo các nhà khoa học Hà Lan đã thử nghiệm lý thuyết này vào năm 2002, có thể có một sự thật về điều này.
Khi cho một số tình nguyện viên bị bệnh ăn và chỉ cho những người khác uống nước, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ăn uống làm tăng phản ứng miễn dịch tấn công các virus cảm lạnh, trong khi nhịn đói kích thích các phản ứng tấn công các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chịu trách nhiệm cho tình trạng sốt.
Một vấn đề với kết luận của họ là cảm cúm cũng có thể gây sốt, nhưng giống như cảm lạnh, nó là do virus gây ra. Nhiều chuyên gia vẫn nói rằng câu chuyện này là chuyện hoang đường. Trong mọi trường hợp, lời khuyên tốt nhất là hãy theo dõi các dấu hiệu của con bạn. Một đứa trẻ bị bệnh cần chất dinh dưỡng để khỏe mạnh và giúp chống lại căn bệnh. Nhưng đừng ép buộc một đứa trẻ không đói phải ăn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bé uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước. Tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng cúm cho bé.
Rốn có thể rất dễ thương nhưng nó không hữu dụng lắm. Có rất nhiều người vẫn đang sống hạnh phúc mà không có rốn.
Thay vì các món ăn vặt chẳng mấy lành mạnh có bán trên thị trường, bố mẹ nên cho con ăn nhẹ bằng các loại thực phẩm toàn phần như thịt, ngũ cốc nguyên cám, rau củ quả tươi để vừa cung cấp đủ năng lượng và vừa đảm bảo dinh dưỡng.
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.
Bất kể con bạn có biết về việc mang thai hay không, cậu bé có thể cảm nhận được có điều gì đó không ổn.
Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!
- 1 trả lời
- 901 lượt xem
Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
- 1 trả lời
- 762 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh không ạ?
- 1 trả lời
- 1768 lượt xem
Bé nhà em làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuần thứ 37 của thai kỳ em bị thiếu ối nên con chậm tăng cân. Em mổ đẻ ở tuần thứ 38, con chỉ nặng 2,6kg. Hiện tại bé được 11 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg và cao 70cm. Tháng đầu bé tăng 1kg, tháng thứ 2 tăng 600gr và sau đó mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300gr. Xương bé rất nhỏ, người trong bé nhỏ như mới 3 tháng tuổi ấy ạ. Em có cho bé đi kiểm tra máu tổng quát nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có cách nào giúp con em to khỏe hơn không ạ?
- 1 trả lời
- 775 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 860 lượt xem
Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!