Nói chuyện với con bạn về việc mất em bé
Điều con bạn biết - và cần biết
Nếu bạn hoặc ai đó gần gũi với gia đình bạn vừa mất hoặc đã chấm dứt thai kỳ, bạn có thể đang tự hỏi phải nói gì với con mình. Bất kể con bạn có biết về việc mang thai hay không, cậu bé có thể cảm nhận được có điều gì đó không ổn. Ngay cả khi bé không hỏi tại sao bạn không vui, nhưng hành vi của bạn lại ảnh hưởng đến bé, vậy điều quan trọng là phải nhận ra điều đó. Những gì bạn nói phụ thuộc vào độ tuổi và tính cách của bé, nhưng dù thế nào đi nữa, hãy chắc chắn rằng bé hiểu rằng bé không chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì đã xảy ra.
Phải làm gì nếu con bạn không biết về việc mang thai?
Nếu con của bạn là một trẻ mầm non và bạn chưa nói với bé về việc mang bầu, đừng cảm thấy bắt buộc phải nói với bé ngay lúc này. Hãy giải thích rằng bạn đang cảm thấy buồn, nhưng nó không liên quan đến bé. Hãy trấn an rằng bạn thương bé và bạn sẽ ổn thôi. Hãy ôm bé thật nhiều để chứng minh rằng bạn vẫn rất thương bé.
Nếu bé đã là học sinh, bạn cần phải cân nhắc một số điều trước khi quyết định có nên nói với bé về điều đó vào lúc này hay không. Một mặt, bé có thể không đủ trưởng thành về mặt tình cảm để hiểu chuyện gì đã xảy ra và tin tức có thể chỉ gây bối rối và thất vọng. Mặt khác, bé có thể bối rối và thất vọng nếu bé biết bạn đang buồn, nhưng bạn không nói với bé lý do tại sao. Nếu bạn quyết định không nói với bé về những gì đã xảy ra, bạn vẫn cần phải thừa nhận nỗi đau của bạn. Và hãy chắc chắn là sẽ mang lại cho bé sự bảo đảm giống như dành cho một đứa trẻ nhỏ hơn.
Phải làm gì nếu con bạn biết về việc mang thai?
Hãy nói cho bé biết điều gì đã xảy ra ngay khi bạn có thể. Bé sẽ nhận ra rằng có gì đó đã thay đổi, nhưng có thể không biết nó là gì và làm thế nào để hỏi về nó. Michelle Barratt, giáo sư khoa nhi tại Đại học Texas, cho biết: “Đột nhiên, những người lớn đang mong đợi sự xuất hiện của một đứa trẻ lại buồn bã và chán nản và việc chuẩn bị đầy hào hứng cho đứa trẻ đã bị ngưng lại”. Nhưng những lời giải thích có thể rất phức tạp. Barratt cho biết, trẻ nhỏ có hiểu biết hạn chế về sự mang thai và tử vong. Chúng khó có thể hiểu được sự mất mát của một đứa trẻ mà chúng chưa bao giờ gặp. Một khi bạn chia sẻ tin tức với con bạn, bé có thể không biết phản ứng thế nào. Bé có thể bắt chước hành vi của bạn, bị rối loạn giấc ngủ, hoặc trở nên bám mẹ, sợ hãi, hoặc xa cách. Tất cả những phản ứng này là bình thường.
Bé cũng có thể dường như tự xem mình là trung tâm. Bé có thể phản ứng lại với tin tức bằng cách hỏi xem liệu bé vẫn có thể đi chơi hoặc xem phim với bà, người đã đến để chăm sóc bé sau khi em bé ra đời hay không. Hoặc bé có thể bắt đầu rên rỉ rằng bé phải có một cái giường lớn khi em bé ra đời. Đối với một đứa trẻ, những phản ứng như vậy có thể được mong đợi. “Hãy nhớ rằng trẻ em thường tự kỷ và câu hỏi của chúng là, “Điều này có ý nghĩa gì với mình?””, Barratt chia sẻ. Trẻ nhỏ thường muốn biết “Thế giới của mình thay đổi như thế nào với những chuyện đang xảy ra? Mình vẫn an toàn và được yêu thương chứ?” Cũng có thể là con của bạn sẽ phản ứng nhẹ nhàng hoặc thậm chí không phản ứng và thậm chí tỏ ra không quan tâm đến nỗi buồn của người khác. Thực tế là đối với một số trẻ em, khái niệm về việc mất mát khi mang thai có thể là quá trừu tượng để chúng có thể nắm bắt hoặc quá khó hiểu và đáng sợ để thảo luận. Hãy tôn trọng phản ứng của con bạn và không ép buộc bé nói về điều đó nếu bé không muốn.
Cách bắt đầu nói chuyện với con bạn về việc sảy thai
Hãy nói một cách đơn giản. Hầu hết trẻ em chỉ cần biết các sự kiện cơ bản – em bé sẽ không được sinh ra và đó là lý do tại sao bạn rất buồn. Trừ khi con bạn muốn biết thêm thông tin và bạn tin rằng bé đủ lớn để có thể hiểu được nó, bạn không cần đưa ra lời giải thích chi tiết về việc sảy thai, chấm dứt thai kỳ, hoặc thai chết lưu. Đừng che giấu nỗi đau của bạn. Susan Lipkins, một nhà tâm lý học tại Port Washington, New York cho rằng: “Đây là một bài học quý giá cho trẻ em rằng việc thể hiện cảm xúc, thậm chí cả những cảm xúc đau khổ, là điều bình thường”. Bà cho biết, điều cần thiết là hãy nói chuyện cởi mở với con của bạn để bé có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào bé muốn.
Hãy trung thực. Có thể hiểu, cái chết là một chủ đề khó khăn để thảo luận với một đứa trẻ. (Để biết thêm về chủ đề này, hãy xem bài viết của chúng tôi về cách nói chuyện với bé về cái chết). Cha mẹ thường muốn bảo vệ con mình khỏi thực tế khó khăn này. Nhưng bé thậm chí còn sợ hãi và bối rối hơn nếu bạn không nói với bé - theo những cách đơn giản nhất - tại sao em bé mất.
Hãy cẩn thận với ngôn ngữ bạn dùng. Hãy sử dụng từ ngữ rõ ràng và cụ thể nhất có thể. Nói giảm nói tránh và ngôn ngữ mơ hồ có thể gây nhầm lẫn và khiến trẻ sợ hãi, vì các bé thường chỉ hiểu theo nghĩa đen. Nếu bạn nói, “Em bé ngủ thiếp và sẽ không bao giờ thức dậy”, con của bạn có thể sẽ bắt đầu lo lắng về việc ở một mình hoặc ngủ thiếp đi. Tương tự như vậy, nếu bạn nói rằng, “Chúng ta đã mất em bé” có thể khiến bé lo lắng rằng bạn cũng sẽ mất bé.
Giải quyết sự mâu thuẫn của con bạn. Mặc dù hầu hết trẻ em sẽ không nói rõ điều này, nhiều trẻ có hình thức tư duy thần bí. Nếu con của bạn có cảm xúc mâu thuẫn về sự xuất hiện của một người em, bé có thể cảm thấy tội lỗi vì bằng cách nào đó bé đã gây nên việc mất mát. Hãy trấn an bé rằng không ai khiến điều này xảy ra cả.
Hãy nói chuyện với bé. Hãy cho con bạn biết rằng sẽ không sao cả nếu bé đặt câu hỏi về chuyện đã xảy ra. Trẻ em thường hay tưởng tượng về những thứ mà chúng không hiểu. Một khi bạn đã biết được bé đang nghĩ gì, bạn có thể giải thích cho bé và trấn an bé.
Hãy chuẩn bị lặp lại lời giải thích của bạn. Trẻ rất nhỏ sẽ thường xuyên lặp lại các câu hỏi để đảm bảo rằng trẻ hiểu rõ điều gì đã xảy ra. Mặc dù có thể rất đau đớn khi trả lời các câu hỏi khó được lặp lại nhiều lần, nhưng hãy cố gắng kiên nhẫn và trả lời một cách nhất quán và bình tĩnh.
Đừng mong đợi con bạn hiểu cảm giác của bạn. Nếu con bạn phản ứng với sự mất mát theo cách có vẻ ích kỷ hoặc vô tâm, hãy nhớ rằng hành vi này có lẽ thích hợp với tuổi của bé. Bé không có kinh nghiệm sống hoặc khả năng nhận thức để hiểu sự mất mát và cái chết giống như người lớn. Bé có thể nghĩ, “Điều này ảnh hưởng đến mẹ, nhưng nó ảnh hưởng đến con nhiều hơn!” Vì lý do đó, đừng la rầy bé nếu bé hầu như chỉ tập trung vào bản thân mình. Cuối cùng, thông cảm - và chấp nhận các cảm xúc của bé - là cách tốt nhất để giúp bé học về sự đồng cảm.
Những cách để hỗ trợ con bạn - và chính bạn. Làm cho con bạn cảm thấy an toàn và được yêu thương. Khi những biến cố không thể dự đoán được, như sự mất mát trong thời kỳ mang thai, xảy ra, và những người lớn đáng tin cậy trong cuộc sống của bé hành xử bất thường, con bạn cần sự đảm bảo rằng bé vẫn an toàn và được yêu thương. Ngoài ra, bé có thể nghĩ nỗi buồn của bạn là sự hắt hủi. Trong khi đau buồn, hãy cố gắng nhắc nhở bé rằng bạn yêu bé nhường nào.
Duy trì lịch trình và giữ lời hứa nếu có thể. Trong khi giai đoạn tiếc thương có thể là những gì bạn cần bây giờ, trẻ nhỏ sẽ làm tốt nhất khi chúng có cảm giác bình thường và một thói quen sinh hoạt có thể dự đoán được. Hãy cố gắng duy trì lịch sinh hoạt bình thường của con bạn về các bữa ăn, trường học, các hoạt động và giấc ngủ. Nếu bạn đã hứa với bé một số đặc quyền sau khi em bé ra đời (ví dụ như một cái giường lớn hoặc một căn phòng khác), hãy thực hiện lời hứa đó nếu có thể.
Nói chuyện với những người chăm sóc khác. Hãy nói với giáo viên của bé, các thành viên trong gia đình và người chăm sóc bé về tình hình của bạn và cho họ biết bạn muốn họ trả lời những câu hỏi của bé về việc sảy thai như thế nào.
Giúp con bạn bằng cách tự giúp bản thân. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đối mặt với sự mất mát khi mang thai, sự đau buồn có thể khiến cho bạn khó có thể chăm sóc con. “Việc kiên trì không nhất thiết sẽ hữu ích với con bạn”, Lipkins chia sẻ và khuyến khích các bậc cha mẹ đang đau buồn hãy tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp sớm. “Trẻ em học hỏi từ những gì chúng ta làm”, bà nhận định. “Chúng ta có thể sử dụng những tình huống này để dạy chúng cách đối phó”. Bạn có thể nói với con bạn, “Mẹ đang rất buồn và mẹ sẽ nói chuyện với một người có thể giúp mẹ cảm thấy khá hơn”. Ngoài ra, hãy nhờ một người trong gia đình, bạn bè hoặc người trông nom dành thời gian thoải mái với con bạn trong khi bạn dành thời gian chăm sóc bản thân - cho dù đó là chia sẻ kinh nghiệm của bạn với những phụ nữ khác trên mạng Internet, dành thời gian với gia đình và bạn bè đáng tin cậy, tập thể dục hay tìm kiếm một phương pháp đối phó lành mạnh khác mà bạn cảm thấy phù hợp.
Trả lời các câu hỏi thường gặp về việc mất em bé
“Chuyện gì đã xảy ra?” Hãy trung thực và súc tích: “Con biết là mẹ đã mang thai và con sẽ có em trai hoặc em gái. Nhưng có chuyện đã xảy ra và em bé đã chết, vì vậy chúng ta sẽ không có em bé đó”. Trừ khi con bạn hỏi, bạn không cần phải giải thích về cái chết ngay lúc này. Bạn chỉ cần nói, “Con có thể không hiểu, nhưng mẹ sẽ buồn trong một khoảng thời gian. Nếu mẹ khóc, đó là vì mẹ đang nghĩ về em bé”. Nếu con của bạn từng có trải nghiệm về cái chết - có lẽ ông bà hoặc một vật nuôi trong gia đình đã chết - bé có thể có hiểu biết một chút về cái chết. Nếu bé có nhiều câu hỏi hơn, hãy trả lời chúng một cách đơn giản và trung thực.
“Khi nào mẹ sẽ hết buồn” Một lần nữa, hãy thành thực. Vì bạn không biết khi nào bạn sẽ không còn đau buồn một cách rõ ràng, điều quan trọng là đừng hứa hẹn nếu bạn không thể giữ lời hứa. Nhưng việc cho con bạn biết rằng bạn sẽ không khóc cả đời cũng là điều quan trọng. Barratt khuyên bạn nên nói điều gì đó như: “Mẹ không biết, bây giờ mẹ rất buồn, có lẽ mẹ sẽ ít buồn hơn mỗi ngày. Mẹ vẫn thương con và rất thích những cái ôm của con, nhưng ngay lúc này mẹ đang rất buồn.”
“Điều gì đã xảy ra với em bé?” Ngay cả người lớn cũng không phải lúc nào cũng biết tại sao một đứa trẻ chết. Vì vậy, trung thực, đơn giản, là cách tốt nhất. Bạn chỉ cần nói: “Bố mẹ cũng không rõ chuyện gì đã xảy ra. Đôi khi người ta mang thai và có được một đứa con khoẻ mạnh giống như con khi con được sinh ra. Nhưng đôi khi điều đó không xảy ra theo cách chúng ta mong đợi, và em bé không được sinh ra”.
Hoặc bạn có thể muốn giải thích sự mất mát theo niềm tin văn hoá hoặc tôn giáo của gia đình bạn. “Thiên Chúa (hay “Mẹ Thiên nhiên”) muốn em bé khỏe mạnh và hạnh phúc khi được sinh ra. Đôi khi có một vấn đề gì đó, và em bé không đủ khỏe để có thể được sinh ra.”
“Điều này có xảy ra với con không?” Con của bạn có thể lo lắng rằng một điều xấu cũng sẽ xảy ra với bé. Trả lời với sự đảm bảo rằng: “Không, điều này chắc chắn sẽ không xảy ra với con. Con đã được sinh ra rồi. Bạn ra đời bình thường, và con khỏe mạnh.”
“Đây có phải là lỗi của con không?” Không có vẻ như trẻ con sẽ nói về nỗi sợ hãi này, nhưng việc giải quyết nó vẫn là điều quan trọng. Bạn có thể nói với con của bạn, “Đó là không phải là lỗi của ai cả, đó không phải là lỗi của con, đó không phải là lỗi của mẹ, đó không phải là lỗi của bố, chỉ là một điều rất buồn đã xảy ra”. Luôn kết thúc bằng cách công nhận bé: “Và bố mẹ rất vui khi có con.”
Barratt nói rằng, nếu con bạn đi ra và hỏi xem sự mất mát đó có phải là lỗi của mình hay không, thì việc trấn an bé một cách mù quáng sẽ không giúp ích được gì. Thay vào đó hãy trả lời bằng một câu hỏi lại, như vậy bạn có thể làm bé bớt lo lắng. “Con nghĩ con có thể lamfgif mà có thể gây ra được điều đó?” ví dụ, con bạn có thể nói, sau khi bé hét vào mặt bạn, em bé đã bị chết. Và bạn có thể nói lại với bé rằng, “Khi con hét vào mặt ai đó, đó là việc làm không tốt nhưng điều đó không khiến em bé chết. Điều này không liên quan gì đến những gì bạn hoặc bất cứ ai đã làm”. Nếu con bạn cảm thấy có lỗi vì không bày tỏ cảm xúc rõ ràng về việc có anh chị em thì bạn có thể giải thích rằng, mọi người đều có những suy nghĩ tốt và xấu, nhưng suy nghĩ và ước muốn không làm cho mọi việc xảy ra và không liên quan gì đến chuyện em bé chết.
“Mẹ vẫn yêu con chứ?” không chắc là con bạn có hỏi trực tiếp câu này không, nhưng điều quan trọng phải nhắc nhở cậu bé rằng, cậu bé vẫn khỏe mạnh và vẫn có một gia đình yêu thương mình. “Bây giờ chúng ta có thể đang buồn, nhưng chúng ta vẫn là một gia đình hạnh phúc và khỏe mạnh, chúng ta bên nhau và yêu thương lẫn nhau”.
Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40
Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20
Nếu mẹ bị thiếu máu, việc bạn lo lắng đứa trẻ cũng sẽ ít chất sắt trong người là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng không phải lúc nào cũng thế...
Việc chọn phương pháp sinh tùy thuộc vào mức độ kiểm soát huyết áp của bạn tốt như thế nào cùng tình trạng của bạn và thai nhi như nào khi thai kỳ tiến triển.
Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi vì mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba (và một số thậm chí còn sớm hơn).
- 1 trả lời
- 3056 lượt xem
Thai em được 39 tuần. Khoảng 1 giờ trước, em thấy hơi lâm râm, có những cơn gò liên tục khiến em đau bụng dưới và ê buốt phần thắt lưng. Nhưng vẫn chưa thấy âm đạo ra nước ối, huyết hồng, dịch nhầy hay máu... Lần đầu mang thai, không biết thế nào là chuyển dạ thật nên em muốn hỏi bác sĩ: như thế có phải dấu hiệu chuyển dạ không ạ?
- 1 trả lời
- 613 lượt xem
Em mang bầu được 35 tuần rồi mà sao cứ ho rũ rượi. Đi khám, bác sĩ Tai mũi họng cho em uống thuốc có Akudinir 300 và Cedipect (thành phần codeine phosphate hemihydrate 10mg, glyceryl guaiacolate 100mg). Vậy, em xin hỏi thuốc này liệu có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ?
- 1 trả lời
- 693 lượt xem
Em sử dụng thuốc ngừa thai 21 viên, hiện đã sử dụng đến vỉ thứ 2 rồi. Nhưng từ khi uống thì chả hiểu tại sao kinh nguyệt ra rất ít, những ngày đầu mà như ngày cuối vậy, bs ạ?
- 1 trả lời
- 726 lượt xem
Cách đây 2 tuần, em phải hút thai lưu lần đầu. Để chuẩn bị cho việc mang thai tiếp, bs kê cho vitamin tổng hợp, sắt và duphaston (uống liên tục 30 ngày, mỗi ngày 4v chia 2 lần). Không biết sử dụng duphaston liên tục như thế có ảnh hưởng gì đến quá trình thụ thai sau này không ạ?
- 1 trả lời
- 418 lượt xem
Trễ kinh 10 ngày, em đi siêu âm thì kích thước túi thai dài 9,7mm. Em ra dịch nâu, bs nói em bị động thai nên cho thuốc uống và đặt. Nay em không còn ra dịch nâu nữa, nhưng thỉnh thoảng vẫn ra khí hư và ngứa vùng kín. Em nên làm gì để chữa ngứa vùng kín ạ?