1

Thai kỳ mệt mỏi: Phát chán với việc mang thai

Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi vì mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba (và một số thậm chí còn sớm hơn).
Thai kỳ mệt mỏi: Phát chán với việc mang thai Thai kỳ mệt mỏi: Phát chán với việc mang thai

Tôi phát chán vì việc mang thai

Có phải là có điều gì đó không ổn hay không?

Không, hoàn toàn bình thường khi cảm thấy như vậy. Điều thú vị và mới mẻ trong vài tuần và tháng đầu mang thai có thể trở nên khá tẻ nhạt vào tháng thứ sáu hoặc thứ bảy. Hãy đối mặt với nó, không có gì đặc biệt ly kỳ về việc phải lăn ra khỏi mép giường, rên rỉ mỗi khi bạn đứng lên và đi tiểu rất nhiều lần một ngày.

Chắc chắn, bạn có thể được nhường chỗ ngồi trên tàu, nhưng bạn cũng phải đối mặt với những điều thú vị nhỏ như vết rạn da và ợ nóng. Nó đủ để xóa đi mất gương mặt hồng hào của ngay cả những người mẹ vui vẻ nhất. Tuy nhiên, nếu sự buồn chán của thai kỳ của bạn bắt đầu cảm thấy giống như sự buồn bã hoặc lo lắng dai dẳng làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Mặc dù sự thay đổi tâm trạng thường xảy ra trong thời kỳ mang thai (đặc biệt ở những phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt), cảm giác chán nản và thiếu sức sống thường xuyên có thể là triệu chứng trầm cảm. Trầm cảm sau khi sinh đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ giới truyền thông, nhưng ít nhất 10% phụ nữ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai. Trầm cảm không được điều trị sẽ không tốt cho bạn, vì vậy điều quan trọng là phải được điều trị. May mắn thay, hầu hết các trường hợp trầm cảm liên quan đến việc mang thai có thể được điều trị bằng liệu pháp hỗ trợ và thuốc chống trầm cảm nếu cần.

Đối phó với người khác

Khi cảm thấy khó chịu về thể chất của mình, bạn có thể thấy mình phải chịu đựng những câu hỏi và lời bình luận vô tận từ những người khác về việc mang thai của bạn. Susan Greer, một kế toán và là mẹ của một đứa con đến từ New Hampshire, chia sẻ: “Khi tôi bắt đầu xuất hiện, mọi người tại nơi làm việc chẳng nói chuyện gì với tôi ngoài việc mang thai. Đến tháng thứ sáu, tôi muốn đứa bé đi ra ngoài và cơ thể tôi trở lại bình thường”, cô kể.

Và rồi có những nhận xét không mong muốn về cơ thể của bạn. “Tôi luôn nhận được những nhận xét kiểu như, “Wow, cô to quá!”, lời khuyên mà tôi không yêu cầu và những người chạm vào bụng của tôi”, một người mẹ đã viết trong cộng đồng BabyCenter. “Như thể tôi không hề cảm thấy khó chịu vì cảm giác giác không thoải mái khi mang thai!”.

Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi vì những câu chuyện tập trung vào cơ thể đang phát triển của họ. Hãy thử điều khiển cuộc trò chuyện trở lại chủ đề không mang thai - ngay cả khi đó chỉ là về thời tiết hoặc chương trình truyền hình thực tế mới nhất. Bạn có thể nói với gia đình và bạn bè thân thiết của bạn rằng: bạn muốn nói về những điều không liên quan gì tới sự thèm ăn và không thể nhìn thấy đôi chân của bạn.

Bên cạnh đó, hãy cho phép bạn trút tâm sự khi bạn cảm thấy cần. Khi gia đình và bạn bè (hoặc thậm chí là chồng bạn) cần nghỉ ngơi khi nói chuyện về việc mang thai, bạn có thể trông cậy vào việc tìm thấy sự đồng cảm ở những bà bầu khác.

Tận hưởng thời gian của bạn

Bất chấp tất cả những điều khó chịu bạn đang chịu đựng, bây giờ là thời gian để tận hưởng những tuần hoặc tháng cuối cùng của bạn trước khi em bé chào đời. Trong những tháng - và những năm! - sau khi em bé được sinh ra, thời gian dành cho chính mình sẽ là một điều xa xỉ.

Một số phụ nữ sử dụng thời gian này để lên kế chào đón đứa con của họ, sắp xếp phòng cho bé và mua sắm đồ dùng hoặc lập kế hoạch chi tiết về việc nghỉ sinh và sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ. Bạn có thể thử kết hợp sổ lưu niệm về việc mang thai và tắm cho trẻ, tham gia lớp học chăm sóc em bé tại trung tâm y tế địa phương, hoặc học hát ru. Tuy nhiên, đôi khi, bạn cần một nghỉ ngơi và tránh tất cả những thứ liên quan đến em bé. Hãy cứ lên kế hoạch cho các hoạt động, đảm nhiệm công việc và tận hưởng các sở thích mà một bà mẹ mới không thể đưa vào trong kế hoạch bận rộn của mình. Một vài ý tưởng:

  • Ăn trưa hoặc trò chuyện qua điện thoại với bạn bè. Một người phụ nữ viết trong cộng đồng BabyCenter chia sẻ: “Tôi nghĩ tôi sẽ không có cuộc nói chuyện sâu sắc với hầu hết bạn bè của mình trong ít nhất 6 tháng sau khi cặp sinh đôi của tôi ra đời.”
  • Tìm hiểu điều gì đó mới mẻ. Hãy thử đọc những cuốn sách ở thư viện mà bạn thường không chọn. “Tôi bắt đầu đọc sách thiên văn học vì vậy tôi có thể biết về một số chòm sao. Ai biết được, có lẽ tôi sẽ nói chuyện với con tôi về những vì sao trong suốt thời gian tôi cho con tôi bú vào nửa đêm”, Barbara tâm sự trong cộng đồng BabyCenter.
  • Thiết kế lại không gian của bạn. Dọn dẹp các hồ sơ của bạn, sàng lọc rác trong ngăn kéo ở nhà bếp hoặc đặt những bản in trong tủ vào album ảnh. Có rất nhiều việc bạn có thể làm quanh nhà mà sẽ không làm bạn căng thẳng về thể chất, và một khi bạn đã trở thành mẹ, bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì sự lộn xộn đã giảm bớt.
  • Tự cho mình đi massage. Ceri viết trong một bài đăng của CommunityCareCenter Community: “Tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn sau khi được massage trước khi sinh. Nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy đi massage đi. Nó rất đáng đồng tiền bát gạo.” Đối với một phương pháp điều trị ít tốn kém hơn, hãy thử thổi tung tóc hoặc vuốt nhẹ chân.
  • Thiết lập các “đường tắt” để tiết kiệm thời gian - và duy trì sự sáng suốt của bạn. Thu thập các thực đơn từ các nhà hàng xung quanh thành phố, chuẩn bị các bữa ăn trong tủ lạnh, và bắt đầu tìm kiếm người giữ trẻ để việc giúp đỡ được sẵn sàng trong những tháng đầu tiên bận rộn.
  • Hãy thử một thói quen tập thể dục mới. Hoạt động thể chất là một cách để nâng cao tâm trạng và năng lượng của bạn. Hãy tìm một người bạn để cùng đi dạo, bơi lội, tham gia lớp yoga trước khi sinh, hoặc thử một cách khác để khiến cơ thể bạn di chuyển. (Trước tiên, hãy hỏi bác sĩ của bạn, ngừa trường hợp có lý do về sức khỏe cần tránh tập thể dục.)
  • Làm vườn. Bà Susan Greer, một bà mẹ đến từ New Hampshire, chia sẻ: “Bắt đầu làm vườn thực sự giúp tôi vượt qua sự chán nản trong ba tháng giữa thai kỳ. Tôi đã trồng một số hạt giống, nhưng hầu hết là cây ghép và cây con - ý tưởng chờ đợi cái gì khác phát triển theo thời gian là quá mức đối với tôi!”.
  • Kết nối với chồng của bạn. Thưởng thức bữa tối lãng mạn, yên tĩnh cùng nhau - cho dù bạn đến một nhà hàng hoặc dùng bữa ấm cúng ở nhà với thức ăn thoải mái và tập trung vào nhau trong khi bạn có thể.
  • Trốn sang một thế giới khác. Bắt đầu đọc tiểu thuyết hoặc xem chương trình truyền hình và phim để đưa bạn sang một nơi hoặc thời gian khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: chan mang thai
Tin liên quan
4 việc nhà cần tránh trong thời kỳ mang thai
4 việc nhà cần tránh trong thời kỳ mang thai

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, những việc nhà nào tôi cần tránh khi đang mang thai ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?
Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Danh sách việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt đầu tiên
Danh sách việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt đầu tiên

Sử dụng danh sách này để theo dõi tất cả các công việc cần làm trong tam cá nguyệt thứ nhất, từ xác nhận việc mang thai đến chụp ảnh bụng và tìm hiểu xem cần tránh những thức ăn gì.

Khi nào nên thông báo về việc mang thai?
Khi nào nên thông báo về việc mang thai?

Con đường đưa đến việc trở thành cha mẹ bị trói buộc với những quyết định, từ việc sinh con ở đâu, đến cái tên quý giá đặt cho con của bạn.

Danh sách những việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai
Danh sách những việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai

Sử dụng danh sách này để theo dõi tất cả các nhiệm vụ trong tam cá nguyệt thứ hai, từ xem xét các lớp học cho bà bầu, đến làm sạch răng và tạo ra một danh sách quà tặng mong muốn (baby registry) cho bé.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1173 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1001 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Buồng trứng đa nang có ảnh hưởng tới việc mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  578 lượt xem

Đi khám phụ khoa, siêu âm đầu dò, em phát hiện ra mình bị buồng trứng đa nang 2 bên, niêm mạc dày. Bs cho thuốc Inositol và tư vấn nên dùng từ 2 đến 3 lọ rồi sau đó, nếu quan hệ thả (trong vòng 6 tháng) mà không có thai thì sẽ phải điều trị. Hiện tại, em đã uống hết 1 lọ và định mua thêm lọ thứ 2 về dùng. Nhưng bạn thân của chị em (là bác sĩ sản khoa) thì lại khuyên không nên dùng nữa vì đó chỉ là thực phẩm chức năng. Mong bs tư vấn cho em hiểu thêm về buồng trứng đa nang (PCOS) với ạ?

Nguy cơ của việc dùng thuốc, khi không biết đã mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  599 lượt xem

Đầu tháng trước, thấy mệt, em đi khám, bs chẩn đoán bị rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, kê cho thuốc: Imedoxim (cefpodoxim 200mg): 20 viên, Seromin (Selenium500mg, Vitamin A 5000iu, Ascorbic Acid 500mg, Tocopherol Aceta) và thuốc đặt Metromizol (Metronidazol, neomycine). Sau thời gian dùng thuốc, em thấy mệt và nôn ói nhiều hơn. Trung tuần tháng này, em mua que về thử thấy lên 2 vạch. Đi khám, siêu âm, bs chẩn đoán thai em được gần 4 tuần. Vậy, nguy cơ của việc dùng các thuốc trên là sao ạ?

Làm sao để việc mang thai ngoài tử cung không tái diễn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1031 lượt xem

Cuối năm trước, mang thai được 3 tuần, em đi khám, bs kết luận thai ngoài tử cung bị thoái triển. Đầu năm nay, em có khám phụ khoa, kết quả bình thường. Giờ, hai vợ chồng em cũng mong có con, bs có cách nào để tránh cho việc mang thai ngoài tử cung không tái diễn? Hiện, chồng em đang bị vảy nến thì liệu có di truyền sang con không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây