1

Chảy máu chân răng khi mang thai

Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị sưng, đỏ, đau nhức dữ dội khi dùng chỉ nha khoa hay bàn chải. Đó là bệnh viêm nướu chân răng khi mang thai.
Chảy máu chân răng khi mang thai Chảy máu chân răng khi mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Chảy máu chân răng khi mang thai là dấu hiệu của tình trạng viêm nướu thai kỳ, một phần do sự thay đổi hormone làm cho nướu nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.
  • Một vài phụ nữ khi mang thai sẽ xuất hiện một khối u nhỏ ở trên lợi, thường lành tính và tự biến mất sau khi sinh.
  • Viêm nướu thai kỳ không gây nguy hại cho cả mẹ và bém đặc biệt nếu bạn vệ sinh răng miệng tốt. Nếu tình trạng viêm lợi nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Thực hiện chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng bằng cách dùng bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng chứa Flouride,... kết hợp khám nha khoa định kỳ.
  • Khi tình trạng chảy máu chân răng xấu đi nhiều (đau răng, lợi chảy máu thường xuyên, sưng lợi, tụt lợi, răng lung lay), hãy khám nha khoa ngay lập tức.

Viêm nướu chân răng thai kỳ là gì?

Viêm nướu răng này là hiện tượng viêm nướu do mang thai, một dạng bệnh viêm nướu nhẹ. Viêm nướu mang thai một phần do sự thay đổi hormone làm cho nướu của bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.

Bạn cũng có thể phát triển một khối u nhỏ hoặc nốt trên nướu răng bị chảy máu khi chải. Đây là khối u tương đối hiếm gặp được gọi là u bướu do mang thai hoặc u hạt sinh mủ - những cái tên đáng sợ này nói đến cái gì đó vô hại và thường không đau. Các u hạt thai kỳ thực sự có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn trong thời kỳ mang thai, nhưng chúng sẽ xuất hiện nhiều nhất trong miệng.

khoi sung loi khi mang thai 1
U hạt thai kỳ ở nướu

Một u hạt thai kỳ trên nướu có thể to gần 2,5cm và rất có thể xuất hiện ở một khu vực mà bạn bị viêm nướu. U hạt này thường biến mất sau khi sinh nhưng bạn sẽ cần phải loại bỏ nó nếu nó không tự mất đi. Bạn cũng có thể cần loại bỏ nó trong khi mang thai nếu nó gây khó chịu, khó nhai hoặc đánh răng hoặc bắt đầu chảy máu quá nhiều.

Viêm nướu thai kỳ có ảnh hưởng đến em bé đang phát triển của tôi không?

Viêm nướu thai kỳ không gây nguy hại cho bạn hoặc em bé, đặc biệt nếu bạn vệ sinh răng miệng tốt. Bạn có thể đã nghe nói đến việc bệnh nướu răng có thể gây sinh non, nhưng đó chỉ là nguy cơ tiềm ẩn đối với phụ nữ bị bệnh viêm nướu nghiêm trọng.

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa bệnh viêm nướu nặng và sinh non, cân nặng khi sinh thấp, và thậm chí là chứng tiền sản giật, nhưng các nghiên cứu khác cũng không cho thấy mối liên quan giữa bệnh này và những biến chứng nghiêm trọng này.

Tôi nên chăm sóc răng lợi trong thời kỳ mang thai như thế nào?

  • Bắt đầu với việc vệ sinh răng miệng thật tốt:
  • Chải răng kỹ nhưng nhẹ nhàng ít nhất hai lần một ngày (sau mỗi bữa ăn nếu có thể), sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa nếu có thể
  • Xem xét sử dụng nước súc miệng chứa flouride, không cồn

Ngoài ra, thăm khám bác sĩ nha khoa thường xuyên để được chăm sóc phòng ngừa. Nha sĩ có thể loại bỏ mảng bám mà việc đánh răng không thể. Nếu gần đây chưa gặp bác sĩ nha khoa, hãy sắp xếp một cuộc thăm khám để được kiểm tra kỹ. Hãy cho nha sĩ biết bạn đang mang thai và được bao nhiêu tuần.

Nếu mới có thai, có thể bạn sẽ muốn được thăm khám một lần nữa trước khi sinh em bé – hoặc thậm chí thăm khám thường xuyên hơn nếu bạn đã bị viêm nướu vì quá trình mang thai có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Không được ngừng điều trị các vấn đề về răng miệng. Nếu cần, thuốc gây tê như Novocain có thể dùng an toàn trong suốt thai kỳ. Tương tự như vậy, nếu bạn cần dùng thuốc kháng sinh thì cũng có loại an toàn trong thai kỳ.

Khi nào nên gọi bác sĩ nha khoa nếu chảy máu chân răng trong thai kỳ?

Ngoài các cuộc kiểm tra định kỳ, hãy gọi nha sĩ ngay nếu bạn:

  • Đau răng
  • Nướu đau bị chảy máu thường xuyên
  • Các dấu hiệu khác của bệnh viêm nướu như nướu bị sưng lên hoặc tụt lợi chân răng, hôi miệng hoặc răng lung lay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chạy khi mang thai: Nên hay không?
Chạy khi mang thai: Nên hay không?

Chạy là một cách nhanh chóng để hoạt động trái tim và cơ thể, tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, cũng giống như đi bộ, bạn có thể chạy bất cứ nơi nào, do đó sẽ dễ dàng phù hợp với mọi kế hoạch của bạn.

Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?
Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  982 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  833 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Tẩy trắng răng khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  471 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên đi làm sạch răng khi mang thai không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  461 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai thì có nên đi làm sạch răng không ạ? Việc chăm sóc răng miệng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Chảy máu khi mang thai 9 tuần, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5105 lượt xem

Mang thai được 9 tuần, em đi siêu âm đã thấy tim thai, túi thai bờ đều. Nhưng có lúc em lại thấy có 1 chút huyết màu nâu dính trên quần mà không kèm theo triệu chứng đau bụng hay khó chịu gì. Vậy, hiện tượng này có bình thường không, bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây