Có nên đi làm sạch răng khi mang thai không?
Có, chăm sóc răng miệng trong thai kỳ là điều rất quan trọng đối với bạn và con. Chăm sóc răng miệng bao gồm làm sạch răng, chụp x-quang răng, dùng thuốc giảm đau và gây tê tại chỗ - đều an toàn trong quá trình mang thai.
Trên thực tế, việc được khám răng, làm sạch răng và tiến hành những điều trị cần thiết trong thai kỳ là việc làm hết sức thiết yếu. Nếu không thực hiện những điều trị cần thiết cho các vấn đề về sức khỏe răng miệng trong thai kỳ có thể gây nguy cơ đáng ngại cho bạn và con.
Phụ nữ mang thai thường dễ bị viêm nướu (viêm lợi). Nếu viêm nướu không được điều trị, nó có thể khiến bệnh nướu răng (nha chu) nghiêm trọng hơn và thậm chí rụng răng. Và các vi khuẩn từ răng bị nhiễm trùng có thể lây lan trong máu của bạn. Duy trì sức khỏe răng miệng tốt sẽ làm giảm nguy cơ bị các vấn đề về sức khoẻ cho bạn và con.
Làm sạch răng là một phần của quá trình vệ sinh răng miệng, bao gồm loại bỏ mảng bám khỏi răng để giúp ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu răng.
Trong thời kỳ mang thai, bạn nên đánh răng với kem đánh răng có fluoride hai lần mỗi ngày (sáng và tối) và chỉ dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày. Bạn cũng nên đến phòng khám nha khoa để nha sĩ vệ sinh loại bỏ cao răng (chất không thể loại bỏ bằng những cách làm sạch thông thường)
Khi đặt lịch khám với nha sĩ hãy cho họ biết bạn đang mang thai và ngày dự sinh. Thông tin này sẽ giúp họ chăm sóc tốt nhất cho bạn. Nếu lần khám nha khoa gần đây nhất đã hơn 6 tháng trước, hoặc nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe răng miệng hoặc có bất cứ lo ngại nào, hãy lên lịch thăm khám nha sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu nha sĩ biết bạn đang mang thai, họ có thể bố trí cho bạn ghế dễ chịu, thoải mái hơn, tránh cảm giác choáng váng. Những chiếc ghế này có thể:
- Giữ đầu bạn cao hơn chân
- Đặt bạn ở vị trí nửa tựa và cho phép thay đổi vị trí thường xuyên.
- Đặt một chiếc gối nhỏ dưới hông phải của bạn, hoặc yêu cầu bạn hơi nghiêng sang trái nếu cần để tránh chóng mặt hoặc buồn nôn do hạ huyết áp.
Tẩy trắng răng khi mang thai có an toàn không?
Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 565 lượt xem
Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 2172 lượt xem
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3696 lượt xem
Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1423 lượt xem
Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1016 lượt xem
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?
Một số bác sĩ nói rằng ngay cả bị chảy máu cam vài lần trong suốt thai kỳ cũng không phải là dấu hiệu gì đáng báo động.
Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị sưng, đỏ, đau nhức dữ dội khi dùng chỉ nha khoa hay bàn chải. Đó là bệnh viêm nướu chân răng khi mang thai.
Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thai phụ quan tâm. Hãy cùng Suckhoe123.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!