Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?
Khi nào có thể bắt đầu cho trẻ ăn trứng?
Trứng rất giàu protein cùng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác. Trứng còn là một loại thực phẩm có giá rẻ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như rán, luộc, xào, hấp, chần, ốp la. Trứng là món ăn yêu thích của rất nhiều trẻ nhỏ vì dễ ăn và ngon miệng.
Trước đây, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên chờ đến khi trẻ được 1 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn trứng do lo ngại nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, theo các khuyến nghị hiện tại thì có thể bắt đầu cho trẻ ăn trứng sớm hơn. (1)
Trên thực tế, trứng là một trong những loại thực phẩm đầu tiên mà bố mẹ có thể đưa vào thực đơn ăn dặm của con, miễn là theo dõi cẩn thận xem có phản ứng dị ứng hoặc nhạy cảm khi trẻ ăn trứng hay không.
Dưới đây là những lợi ích và rủi ro khi cho trẻ ăn trứng cùng với một số gợi ý về cách chế biến trứng cho trẻ.
Lợi ích của trứng
Trứng có lẽ là loại thực phẩm được bán phổ biến nhất. Trứng rẻ hơn so với nhiều loại thực phẩm khác và cách chế biến lại đơn giản. Hơn nữa, trứng có thể được làm thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp cho cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Mỗi quả trứng chứa khoảng 70 calo và 6 gram protein.
Đặc biệt, lòng đỏ trứng có thành phần dinh dưỡng rất ấn tượng, đặc biệt là choline. Một lòng đỏ trung bình có chứa 250 miligram choline – một chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào.
Choline còn có lợi cho chức năng gan và quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến các khu vực khác trong cơ thể. Chất dinh dưỡng này cũng rất quan trọng đối với khả năng ghi nhớ của trẻ.
Trứng nguyên quả rất giàu vitamin B2 (riboflavin), vitamin B12 và folate. Trứng còn có hàm lượng phốt pho và selen đáng kể.
Những rủi ro khi cho trẻ ăn trứng
Rất nhiều loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng một số loại phổ biến nhất là:
- Trứng
- Sữa và sản phẩm từ sữa
- Đậu nành
- Đậu phộng
- Cá và hải sản
Trước đây, các bác sĩ nhi khoa từng khuyến cáo bố mẹ không nên cho trẻ ăn trứng nguyên quả, có nghĩa là cả lòng đỏ và lòng trắng trước 1 tuổi. Lý do là bởi theo thống kê, có tới 2% trẻ em bị dị ứng với trứng. (2)
Lòng đỏ trứng không chứa các protein gây dị ứng nhưng lòng trắng lại có một số loại protein có khả năng tạo ra phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nặng.
Nếu trẻ bị dị ứng với một trong những protein này thì sẽ gặp phải các phản ứng bất lợi khi ăn trứng.
Các nhà nghiên cứu từng cho rằng việc cho trẻ ăn trứng quá sớm có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện trên gần 2.600 trẻ sơ sinh vào năm 2010 đã phát hiện ra điều ngược lại. (3)
Những trẻ ăn trứng lần đầu sau khi được 1 tuổi có nguy cơ bị dị ứng trứng cao hơn so với những trẻ được cho ăn trứng ngay ở giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi.
Dấu hiệu dị ứng hoặc nhạy cảm với trứng
Khi bị dị ứng với một loại thực phẩm, cơ thể sẽ coi loại thực phẩm đó là mối đe dọa và bắt dầu tấn công.
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện và có thể không xử lý được một số protein trong lòng trắng trứng. Vì thế nên khi ăn trứng, chúng có thể bị nổi mề đay, đi ngoài và các triệu chứng dị ứng khác.
Phản ứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến da, hệ tiêu hóa, hô hấp hoặc tim mạch. Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp gồm có:
- Phát ban, nổi mề đay, viêm da cơ địa hoặc đỏ bừng mặt
- Sưng phù mặt hoặc tay chân
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn trớ
- Ngứa quanh miệng
- Thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở
- Chảy nước mắt
- Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp và các vấn đề về tim mạch khác
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào hệ miễn dịch củ trẻ và lượng trứng đã ăn. Trong một số ít trường hợp, ăn trứng gây ra một dạng phản ứng nghiêm trọng hơn gọi là sốc phản vệ.
Các dấu hiệu của sốc phản vệ gồm có các vấn đề về hô hấp, chóng mặt, tim đập nhanh, tụt huyết áp và ngất xỉu. Các trường hợp sốc phản vệ cần được can thiệp y tế khẩn cấp.
Nguy cơ dị ứng thường là do di truyền. Nếu trong gia đình có một thành viên bị dị ứng với trứng thì trẻ cũng có nguy cơ cao bị dị ứng và bố mẹ cần cẩn thận khi cho con ăn trứng.
Nếu trẻ bị bệnh chàm (viêm da cơ địa, eczema) nặng thì cũng phải thận trọng khi cho trẻ ăn trứng vì những trẻ bị bệnh này có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao hơn.
Những trẻ bị dị ứng với trứng khi còn nhỏ thường tự khỏi sau một vài năm. Nhiều trẻ có thể ăn trứng bình thường khi lên 5 tuổi.
Bắt đầu cho trẻ ăn trứng như thế nào?
Từ 7 tháng tuổi trở đi, trẻ cần ăn từ 1 - 2 muỗng canh protein hai lần mỗi ngày. (4)
Mặc dù theo các khuyến nghị hiện tại thì có thể cho trẻ ăn trứng ngay từ sớm nhưng tốt nhất bố mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về thời điểm bắt đầu cho con ăn trứng.
Khi cho trẻ thử một loại thức ăn mới thì nên thêm dần dần vào chế độ ăn và từng loại một. Bằng cách này, bố mẹ sẽ có thể theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ và nếu trẻ bị dị ứng thì có thể dễ dàng xác định được loại thực phẩm gây ra phản ứng.
Mỗi khi thêm một loại thực phẩm mới vào chế độ ăn của trẻ, chẳng hạn như trứng thì nên cho trẻ ăn loại thực phẩm đó trong 3 - 4 ngày liên tục rồi mới thêm một loại thực phẩm khác. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng hoặc nhạy cảm thì ngừng cho trẻ ăn ngay và đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Mới đầu chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng thay vì ăn cả quả vì lòng trắng có chứa các chất có thể gây dị ứng. Dưới đây là một số cách cho trẻ tập làm quen với trứng:
Luộc chín cả quả trứng và tách lấy lòng đỏ. Trộn chung lòng đỏ với sữa mẹ hoặc sữa công thức (hoặc sữa nguyên kem nếu trẻ trên 1 tuổi). Khi trẻ bắt đầu ăn được nhiều loại thức ăn hơn thì có thể nghiền lòng đỏ trứng với quả bơ, chuối, khoai lang và các loại trái cây hoặc rau củ xay nhuyễn khác.
Đập trứng sống và tách lấy lòng đỏ. Làm nóng chảo và thêm một ít dầu ăn hoặc bơ. Khi dầu nóng thì đổ lòng đỏ trứng vào đảo cùng với sữa mẹ hoặc sữa nguyên kem cho đến khi chín. Có thể thêm một thìa rau củ xay nhuyễn (chọn loại rau mà trẻ đã quen ăn).
Đập trứng sống và tách lấy lòng đỏ. Trộn lòng đỏ cùng bột yến mạch nấu chín và rau củ mà trẻ đã quen ăn rồi xào cho đến khi chín. Sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn.
Khi trẻ được một tuổi thì có thể thử trộn trứng nguyên quả với sữa mẹ hoặc sữa nguyên kem. Ngoài ra cũng có thể cho trẻ ăn các loại bánh mềm có trứng như bánh bông lan.
Trứng tráng với các loại rau mềm băm nhỏ là một món ăn đơn giản mà lại cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Tóm tắt bài viết
Trứng là một loại thực phẩm an toàn cho trẻ sơ sinh. Có thể bắt đầu cho trẻ ăn trứng ngay từ giai đoạn ăn dặm nhưng cần theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ khi ăn trứng vì trứng có thể gây dị ứng.
Nếu có tiền sử gia đình bị dị ứng với trứng hoặc trẻ bị bệnh chàm nặng thì cần nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ ăn trứng.
Nếu trẻ bị dị ứng với trứng thì cần đọc kỹ bảng thành phần của các loại đồ ăn đóng gói như bánh và không cho trẻ ăn những sản phẩm có chứa trứng.
Xem thêm:
Một trong những băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ là không biết con mình có được cung cấp đủ vitamin C và có cần thiết phải uống bổ sung hay không.
Đối với các vấn đề về da thì tác dụng của việc bôi vitamin E trên da sẽ khác so với bổ sung vitamin E vào bên trong cơ thể. Mặc dù vẫn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng này cho cơ thể từ chế độ ăn uống hàng ngày nhưng để trị mụn trứng cá thì bôi vitamin E trực tiếp lên da sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Vitamin A có tác dụng trị mụn trứng cá nhưng còn tùy thuộc vào nguồn gốc và dạng vitamin A được sử dụng. Ăn thực phẩm giàu vitamin A giúp cải thiện làn da từ bên trong còn các sản phẩm bôi da chứa vitamin A sẽ tác động trực tiếp vào mụn trứng cá.
Ở nhiều nước trên thế giới, đa số người dân đều có thói quen cất trứng sau khi mua vào tủ lạnh vì cho rằng trứng sẽ nhanh hỏng nếu để bên ngoài. Trong khi đó, ở một số nước khác thì trứng lại thường được để ở nhiệt độ phòng vì người dân cho rằng việc bảo quản lạnh là không cần thiết.
Mặc dù thành phần dinh dưỡng của trứng sống sẽ thay đổi sau khi nấu nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy việc hâm nóng trứng đã nấu chín có ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Điều này chỉ làm thay đổi kết cấu và mùi vị của trứng.
- 0 trả lời
- 90 lượt xem
- 0 trả lời
- 693 lượt xem
dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ