1

6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý 6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Bé rất dễ mắc phải một hoặc nhiều trong 6 bệnh sau trong năm đầu đời. May mắn là vẫn có những biện pháp bạn có thể thực hiện để giúp bé dễ chịu hơn đồng thời điều trị một số triệu chứng.

Táo bón

Táo bón là tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 30% trẻ em ở giai đoạn nào đó. Khi nói đến tình trạng đại tiện của bé, không có con số cụ thể nào được coi là "bình thường" hoặc lịch trình cụ thể - chỉ có những gì được coi là bình thường đối với em bé của bạn. Con bạn có thể đi ngoài sau mỗi lần cho bú, hoặc có thể một hoặc vài ngày bé mới đi.

tao bon 2

Kiều phân của bé đi ra cũng phụ thuộc vào những gì bé ăn và uống, cách bé hoạt động và tiêu hóa thức ăn.

Nếu bạn lo ngại bé có thể bị táo bón, thì có thể theo dõi một vài dấu hiệu. Thứ nhất là bé có vẻ đi ngoài ít hơn so với tần suất bình thường, đặc biệt là nếu đã 3 ngày mà bé vẫn chưa đi, hoặc là biểu cảm khó chịu rõ ràng của bé khi đi ngoài. Và nếu phân cứng, khô thì bé sẽ rất khó đi ra.

Nếu nhận thấy phân lỏng trong tã, đừng vội xác định bé bị tiêu chảy – đây thực sự có thể là bằng chứng táo bón. Phân lỏng có thể chảy qua khối phân cứng tắc nghẽn ở ruột non và chảy ra tã.

Ho và cảm lạnh

Gần như chắc chắn bé sẽ bị cảm lạnh trong năm đầu tiên. Có hàng trăm loại virut gây cảm lạnh và bé không thể chống cự chúng dễ dàng như chúng ta vì hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang phát triển. Hơn nữa, trẻ sơ sinh khám phá mọi thứ bằng tay và miệng, do đó virut gây cảm lạnh có thể dễ dàng tìm đường đi vào hệ thống của bé. Cảm lạnh đặc biệt phổ biến vào mùa thu và mùa đông, khi trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian trong nhà - môi trường mà virut có thể lan truyền dễ dàng từ người này sang người khác.

Người lớn trưởng thành sẽ bị cảm lạnh từ hai đến bốn lần mỗi năm; trẻ lớn sẽ bị khoảng từ 6 đến 10 lần trong một năm và những bé còn đi nhà trẻ sẽ bị lên đến hơn chục lần mỗi năm.

be ho

Việc xác định xem bé đang bị cảm lạnh thông thường, dị ứng hoặc các bệnh nghiêm trọng nào khác là việc khá khó khăn. Dấu hiệu của cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi (nước mũi có màu trong, vàng hoặc xanh lục) hắt hơi và có thể ho hoặc sốt nhẹ. Những dấu hiệu khác:

  • Hành vi. Một đứa trẻ bị cảm lạnh thông thường sẽ tiếp tục chơi đùa và ăn uống như bình thường. Nếu thực sự là một vấn đề nghiêm trọng khác, bé sẽ mệt mỏi hơn và trở nên cáu kỉnh, quấy khóc nhiều hơn
  • Khởi phát dần dần. Cảm lạnh sẽ nặng dần, trở nên tồi tệ và biến mất trong vòng 10 ngày. Khác với các bệnh như cúm thường khởi phát một cách nhanh chóng, còn các bệnh về dị ứng thì có xu hướng cứ kéo dài tiếp túc mãi và không gây sốt.
  • Tìm hiểu thêm về biện pháp giúp giảm ho và cải thiện tình trạng cảm lạnh, cũng như các xử lý khi chúng trở nên nặng hơn.

Hăm tã

Hăm tã là một tình trạng thực tế của cuộc sống trẻ sơ sinh. Hầu như mọi đứa trẻ phải đóng bỉm, tã đều sẽ bị hăm tã ở một giai đoạn nào đó. Thật thú vị là ở những nước không sử dụng bỉm, tã, tình trạng hăm tã hầu như không được biết đến. Tuy nhiên, trong thế giới đang phát triển này, cứ 4 trẻ sơ sinh thì lại có 1 bé mắc tình trạng hăm tã chỉ riêng trong 4 tuần đầu sau sinh.

ham ta

Hăm tã không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấy bạn là người làm biếng thay tã cho con, mặc dù chắc chắn bạn sẽ có cảm giác ấy khi thấy làn da trắng mịn hồng hào của con đang dần bị ửng đỏ, đau đớn. Và mặc dù một em bé nếu phải mặc một cái tã, bỉm bẩn quá lâu sẽ có nhiều khả năng phát triển tình trạng hăm tã hơn, nhưng bất cứ bé nào có làn da nhạy cảm đều có thể bị bệnh này, ngay cả khi bố mẹ bé là những người chăm chỉ thay tã cho con.

Ngay cả những chiếc tã có khả năng thấm hút cao nhất được bày bán trên thị trường cũng không có khả năng thấm được hết nước tiểu khỏi làn da nhạy cảm của bé. Nước tiểu trộn lẫn với vi khuẩn trong phân bị phá vỡ và tạo thành ammonia, chất hóa học rất ráp và độc hại.

Việc cho bé ăn các thực phẩm dạng thô mới cũng có thể làm thanh đổi thành phần trong phân hoặc số lượng phân, từ đó cũng có thể gây hăm tã.

Tiêu chảy

Một điểm về tiêu chảy: bạn sẽ nhận ra tình trạng này khi nhìn vào nó. Không giống như tình trạng phân lỏng ngẫu nhiên xuất hiện, tiêu chảy có xu hướng thường xuyên đi phân lỏng hơn và có nhiều nước (rất nhiều nước). Đôi khi cũng có mùi hôi. (trẻ bú sữa mẹ bình thường đi ngoài cũng ra phân mềm, nhưng vẫn có hình dạng giống phân dễ nhận thấy và cũng có mùi như bơ sữa hoặc không có mùi rõ rệt nào).

Tiêu chảy cấp tính khá phổ biến ở trẻ em, cứ 6 trẻ thăm khám bác sĩ thì lại có 1 bé bị bệnh này. Hầu hết các trường hợp ở trẻ sơ sinh là do bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virut.

tieu chay

Tiêu chảy do nhiễm virut có thể kèm theo nôn, đau bụng, sốt, ớn lạnh, và đau. Nhiễm khuẩn có thể kèm theo chuột rút, đi ngoài phân dính máu, sốt, và có thể nôn mửa. Đôi khi dị ứng thức ăn hoặc phản ứng với thuốc kháng sinh cũng gây tiêu chảy. Cho trẻ uống quá nhiều nước ép trái cây cũng là một nguyên nhân phổ biến khác. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho trẻ uống nước trái cây trước 1 tuổi, và sau đó nếu cho uống thì phải hạn chế số lượng.

Đọc thêm về cách điều trị các triệu chứng tiêu chảy của bé.

Viêm tai

Trẻ em bị viêm tai nhiều hơn (viêm tai giữa cấp tính, hoặc AOM) bất kỳ bệnh nào khác được chẩn đoán ngoại trừ cảm lạnh thông thường. Có 80 đến 90% trẻ bị bệnh này trước lên 3 tuổi, và một số bé không may bị bệnh này lặp đi lặp lại nhiều lần. Tại sao?

Thứ nhất, bé nhà bạn có thể chất dễ bị nhiễm trùng tai. Khoảng trống nhỏ phía sau mỗi màng nhĩ được nối với phần sau của cổ họng bằng một kênh nhỏ được gọi là ống Eustachian. Bất cứ thứ gì can thiệp vào chức năng của ống Eustachian hoặc ngăn chặn sự thoát nước bình thường từ tai giữa, như thường xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng, đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trẻ sơ sinh có xu hướng bị viêm tai nhiều hơn trẻ đã chập chững biết đi và trẻ mầm non vì ống Eustachian còn khá phẳng ở trẻ mới sinh. Khi đầu của bé phát triển, ống này sẽ nằm nghiêng, và tạo góc dốc hơn, giúp dễ dàng thông gió cho tai giữa hơn.

viem tai

Tình trạng viêm tai cũng dễ dàng xảy ra khi bé tiếp xúc với khói thuốc, nếu bé đi nhà trẻ hoặc cho bé bú bình khi nằm. Việc sử dụng núm vú giả trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa, và đôi khi bệnh này xảy xa ngẫu nhiên mà chẳng có lý do rõ ràng nào.

Các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng tai bao gồm:

  • Hành vi đột ngột thay đổi (khóc và khó chịu)
  • Trẻ lớn hơn có thể kéo hoặc chà tai
  • Sốt
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc ói mửa và đôi khi bị tiêu chảy

Tìm hiểu thêm về cách điều trị bệnh nhiễm trùng tại và cách ngăn ngừa.

Nôn trớ

Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều nôn trớ một lúc nào đó. Tình trạng nôn trớ thường mạnh hơn và nhiều hơn nếu bé mới chỉ trớ ra một chút thức ăn mới đưa vào và vẫn cảm thấy khó chịu thì có thể sẽ nôn mạnh ra.

non tro

Trừ khi kéo dài dai dẳng, tình trạng nôn mửa hiếm khi gây nguy hiểm và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh (như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng tai, hoặc một cái gì đó nghiêm trọng hơn) hoặc các vấn đề về ăn uống hoặc cho ăn quá nhiều. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm dị ứng, nuốt một cái gì đó độc hại, hoặc thậm chí chỉ do ho hoặc khóc quá nhiều. Không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được nguyên nhân gây nôn, vì vậy tốt nhất nên tìm kiếm các triệu chứng khác. Ví dụ, nhiễm trùng do siêu vi gây nôn thường gây tiêu chảy hoặc sốt. Nôn mửa liên quan đến thực phẩm sẽ xảy ra ngay sau bữa ăn.

Tìm hiểu thêm về những gì có thể khiến bé ói mửa và cách xử lý giúp bé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

Cách đo thân nhiệt cho bé chuẩn nhất
Cách đo thân nhiệt cho bé chuẩn nhất

Nếu bạn nghi ngờ con bị sốt, điều quan trọng nhất là phải biết chính xác mức nhiệt độ của bé, vì thế bạn cần có một nhiệt kế kỹ thuật số chất lượng.

Các khuyết tật tim bẩm sinh và cách khắc phục
Các khuyết tật tim bẩm sinh và cách khắc phục

Các khuyết tật tim bẩm sinh sẽ làm thay đổi dòng chảy thông thường của máu qua tim. Có nhiều dạng khuyết tật tim bẩm sinh, bao gồm từ các khiếm khuyết đơn giản không có triệu chứng đến các khiếm khuyết phức tạp với các triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  919 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  843 lượt xem

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1135 lượt xem

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1045 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây