1

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Định nghĩa về cúm

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng do mũi, cổ họng và phổi do virut cúm gây ra. Có rất nhiều loại virut cúm khác nhau và trong một năm nào đó, một số loại virut thường có nhiều hơn các loại khác. Nhiễm cúm là tình trạng phổ biến nhất trong "mùa cúm", kéo dài từ khoảng tháng 10 đến tháng 5.

Các triệu chứng cúm điển hình

Gọi bác sĩ ngay nếu con bạn bị các triệu chứng cúm điển hình để xem bé có cần đi khám không. Bé có thể cần điều trị bằng thuốc kháng virut. Những loại thuốc này được phép sử dụng cho trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi trở lên và hiệu quả tốt nhất trong hai ngày đầu sau khi bị ốm.

Dưới đây là danh sách các triệu chứng cúm điển hình. (Một số như nhức đầu và đau nhức bắp thịt, khá khó phát hiện ở trẻ sơ sinh) Một người bị cúm sẽ có một số hoặc tất cả những triệu chứng sau:

  • Sốt hoặc hơi sốt (CDC lưu ý rằng không phải ai bị cúm cũng đều bị sốt)
  • Ớn lạnh và run mình mẩy
  • Ho khan
  • Viêm họng
  • Chảy mũi hoặc nghẹt mũi
  • Nhức cơ hoặc cơ thể
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi (rất mệt)
  • Ói mửa và tiêu chảy (không phổ biến, nhưng có thể xảy ra)

Ngược lại, trẻ bị cảm lạnh thường sốt nhẹ, chảy nước mũi và ho ít. Cúm thường làm cho trẻ (và người lớn) cảm thấy đau nhức mình mẩy nhiều hơn và mệt mỏi hơn cảm lạnh.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, có một số biện pháp phòng ngừa bổ sung khi bị sốt và ho. Đã đến lúc gọi bác sĩ nếu con bạn:

  • Dưới 3 tháng tuổi và bị sốt 38,3 độ trở lên. Sốt ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh
  • Sốt liên tục tăng hơn 38,5 độ
  • Đã bị sốt trong hơn 24 giờ.
  • Ho mà không thuyên giảm sau một tuần.

Các triệu chứng cúm nặng ở trẻ

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cảnh báo rằng ngay cả trẻ em khoẻ mạnh nói chung cũng có thể bị cúm. Gọi cấp cứu ngay nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề dưới đây:

  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Da tái xanh
  • Không uống đủ chất lỏng (không đi tiểu nhiều như bình thường là một dấu hiệu điểu hình, hãy tìm hiểu các dấu hiệu mất nước khác)
  • Nôn mửa dữ dội hoặc kéo dài
  • Không tỉnh hoặc không tương tác
  • Khó chịu đến nỗi không muốn bị bế
  • Các triệu chứng giống đã cải thiện tốt hơn nhưng sau đó lại bị sốt lại và ho nặng hơn
  • Bị các tình trạng khác (như tim, phổi hay hen suyễn) và phát triển các triệu chứng cúm, bao gồm sốt hoặc ho

Nguyên nhân gây cúm ở trẻ sơ sinh

Nếu con bạn ở gần người bị cúm đang ho hay nhảy mũi, trẻ có thể bé đã hít thở phải các giọt nước miếng hoặc nước mũi. Những người bị cúm thông thường sẽ lây truyền trong một hoặc hai ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và từ năm đến bảy ngày sau đó. Trẻ em có thể lây truyền lâu hơn.

Vì bệnh cúm sẽ lây lan khi có sự tiếp xúc gần gũi, do đó, nó sẽ dễ dàng lây nhiễm qua các trường học, trung tâm giữ trẻ, các nhóm vui chơi và gia đình. Một người thường bị bệnh sau 4 ngày phơi nhiễm. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm ở mỗi người mỗi khác, vì vậy có người có thể bị nhiễm vi rut mà không hề biết. Nếu bạn chỉ phát triển các triệu chứng nhẹ, thì sẽ dễ nghĩ rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường và vô tình truyền virut cúm sang người khác.

tre so sinh

Điều trị cúm cho trẻ sơ sinh

Cho dù bác sĩ kê toa thuốc, con bạn vẫn cần ở nhà và nghỉ ngơi nhiều - và quan trọng nhất – cần uống nhiều chất lỏng. Nếu bé ấy ăn các món rắn, hãy thử cho bé ăn trái cây, súp hoặc canh.

Nếu em bé của bạn có vẻ khó chịu, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể cho bé uống giảm đau không, như acetaminophen của trẻ em. (Không nên cho aspirin trừ khi bác sĩ cho phép, thuốc có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng sẽ đe dọa đến tính mạng).

Tránh thúc giục, yêu cầu bác sĩ cho dùng kháng sinh khi kháng sinh chỉ có hiệu quả chống lại vi khuẩn. Nếu thực sự virut gây ra bệnh cúm – chứ không phải là vi khuẩn - thì kháng sinh sẽ chẳng làm được gì. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể cần thiết nếu con bạn phát triển nhiễm khuẩn thứ phát do cúm, như viêm phổi, nhiễm trùng tai hoặc viêm phế quản.

Em bé của bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn trong ba đến năm ngày. Tình trạng sốt sẽ hết, và sau đó cảm giác thèm ăn của bé sẽ trở lại. Nhưng đây chỉ là ước tính - một số trẻ (và người lớn) vẫn bị ho kéo dài trong hơn hai tuần.

Phòng ngừa cúm cho trẻ sơ sinh

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm tiêm phòng cúm và thực hiện vệ sinh tốt.

Vắc-xin phòng cúm

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo mọi người khỏe mạnh - trẻ em và người lớn - nên được chủng ngừa cúm hàng năm bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Nếu con bạn quá nhỏ để tiêm phòng, hãy đảm bảo rằng mọi người tiếp xúc gần gũi với bé đều đã được chủng ngừa để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm.

tiem phong

Việc chủng ngừa sẽ quan trọng hơn nếu con của bạn ở trong nhóm có nguy cơ cao - ví dụ như mắc bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch kém, thiếu máu trầm trọng, bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính (bao gồm hen suyễn) hoặc bệnh thận.

Thật không may, vắc-xin cúm không phải ai cũng dùng được. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào sức khoẻ tổng thể của con bạn (hiệu quả hơn ở trẻ khỏe mạnh) và loại vắc xin phù hợp với loại virut hiện đang lây lan như nào.

Nếu con bạn bị cúm sau khi đã được chủng ngừa, rất có thể nó bị nhiễm một chủng mà vắc xin không phòng tránh được. Và tất nhiên, lần tiêm chủng đó sẽ không thể bảo vệ bé khỏi các loại virut khác có thể giống như cúm.

Vệ sinh

Thực hiện vệ sinh tốt để giữ cho bé luôn khỏe mạnh. Rửa tay với xà phòng và nước ấm, và tất cả mọi người trong gia đình đều phải rửa tay sạch sẽ. Sử dụng nước sát trùng tay có chứa cồn khi không có xà bông và nước.

rua ray

Che miệng khi ho và xì mũi với khăn giấy, sau đó ném khăn giấy vào thùng rác ngay. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Thường xuyên lau sạch bề mặt phòng tắm, bếp và đồ chơi bằng chất khử trùng gia đình.

Tốt nhất nên để con tránh xa những người có thể bị bệnh. Nếu trong nhà có ai bị ốm, hãy đảm bảo người đó tránh xa bé càng nhiều càng tốt. Cho dù ý thức vệ sinh của bạn có tốt đến thế nào thì con bạn cũng có thể bị ốm. Nếu bé bị cúm, tin vui là, hiếm khi bé sẽ bị tái lại trong cùng năm đó vì đã có miễn dịch với loại cúm đó.

Các chủng virut cúm khác nhau sẽ lây lan vào năm tới và vắc xin mùa này sẽ không cung cấp miễn dịch cho mùa sau – đó là lý do tại sao cúm được khuyến cáo tiêm mỗi năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: benh cum tre so sinh
Tin liên quan
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh

Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.

Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1123 lượt xem

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1036 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1016 lượt xem

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5748 lượt xem

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  896 lượt xem

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây