Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Nội dung chính bài viết:
- Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng có thể mắc bệnh nấm da.
- Nấm da là các mảng vảy có hình tròn khi đạt được kích thước từ 1-2,5cm, có thể khô hoặc ẩm và gần như xuất hiện được ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
- Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển, vì thế việc đổ mồ hôi quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề. Một vài nguyên nhân khác như: tiếp xúc với nguồn bệnh, phơi nhiễm với một số vật dụng khác, đi chân đất,…
- Nấm da dễ dàng điều trị bằng thuốc bôi trị nấm. Rất hiếm trường hợp phải dùng đến thuốc uống.
Nấm da là gì?
Ringworm - không liên quan gì đến sâu – là một bệnh nhiễm nấm lây lan trên da. Nó có thể gây ngứa và khó chịu, nhưng không đau đớn hoặc nguy hiểm. Khi nấm ảnh hưởng đến da đầu, tình trạng này được gọi nấm da đầu (tinea capitis) và khi nó ảnh hưởng đến cơ thể thì được gọi là nấm da toàn thân (tinea corporis).
Triệu chứng nấm da là gì?
Nếu bé bị nấm da trên người, sẽ xuất hiện các mảng da có vảy có kích cỡ khoảng bằng đồng xu. Mặc dù các mảng da nhiễm nấm không phải ngay từ đầu đã có hình tròn, mà khi kích cỡ nó khoảng hơn 1cm chúng thường hình thành một mảng hình tròn có vảy, ở giữa là vùng da mịn. Khi nấm phát triển, vòng tròn sẽ trở nên lớn hơn, nhưng nó thường ngừng phát triển khi có đường kính khoảng 2,5cm. Vùng phát ban có thể khô hoặc ẩm và gần như có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể.
Khi nấm ảnh hưởng đến da đầu, phát ban thường hiếm có hình dạng giống như vòng. Thay vào đó, bạn có thể nhận thấy các vùng vảy hoặc các đốm lông trên đầu của bé. Bạn cũng có thể nhìn thấy các chân tóc bị nứt vỡ ở các vùng hói.
Các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn tình trạng nấm da đầu với một tình trạng phổ biến hơn được gọi là viêm da tiết bã (cradle cap). Vì vậy, nếu không chắc chắn con mình mắc bệnh gì, hãy cho bé thăm khám bác sĩ.
Em bé của bạn cũng có thể phát triển một vùng viêm, gọi là kerion, phản ứng với nấm. Nó sẽ xuất hiện như là một vùng da ẩm, sưng lên trên đầu với những mụn mủ (bướu giống như mụn nhọt). Tình trạng này có thể rõ ràng khi bạn điều trị chứng viêm da đầu cho bé.
Nguyên nhân gây nấm da ở trẻ
Nhiều khả năng con bạn nhiễm nấm da do tiếp xúc với người hoặc thú cưng đã nhiễm bệnh. Nấm cũng có thể từ khăn bàn chải đánh răng, lược, mũ và quần áo khác. Nếu bé đi chân đất, bé cũng có thể nhiễm nấm do dẫm phải khi đi trong phòng thay đồ hoặc khu vực bơi.
Có chuyên gia cho rằng cũng có xu hướng di truyền ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm nấm. Và việc đổ mồ hôi quá mức dường như cũng làm tăng nguy cơ vì nấm phát triển tốt nhất trong môi trường ẩm ướt.
Cách chẩn đoán bệnh nấm da?
Bác sĩ sẽ có thể cho biết con bạn có bị nấm da hay không bằng cách nhìn vào da hoặc da đầu của bé. Họ cũng có thể nhìn soi vào vị trí bị kích thích bằng một loại ánh sáng đặc biệt hoặc kiểm tra các lớp vảy da bé bằng kính hiển vi.
Tôi nên điều trị nấm da cho bé như thế nào?
Đối với bất kỳ phát ban bất thường trên da bé, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với bác sĩ. Đối với nấm da cơ thể, có lẽ bác sĩ sẽ gợi ý một loại kem chống nấm. Bạn sẽ cần phải bôi nó hai lần một ngày, bao phủ cả ra ngoài vùng phát ban.
Thường mất khoảng ba đến bốn tuần để loại bỏ tình trạng nấm da và bé sẽ phải tiếp tục sử dụng kem trong một tuần sau khi vết ban đã biến mất. (Một số trẻ nhạy cảm với những loại kem này, vì vậy hãy thử sử dụng một chút trước để xem da bé phản ứng như thế nào. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé phản ứng với kem bôi.) Nhớ rửa tay thật kỹ sau khi bôi kem cho bé
Nếu tình trạng nấm da dai dẳng, cứng đầu, bác sĩ có thể kê toa một thứ gì đó mạnh hơn kem chống nấm. Và trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể cần kê cả thuốc uống (rất hiếm).
Nấm da đầu có thể sẽ khó điều trị hơn và mất thời gian lâu hơn mới hết. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm đường uống cũng như dầu gội điều trị. Có thể mất ít nhất từ 6 đến 8 tuần mới hết.
Hãy chắc chắn bạn giặt ga giường và quần áo của bé thật kỹ trước khi điều trị để bé không bị tái nhiễm.
Có biến chứng gì không?
Bé có thể phát triển tình trạng nhiễm khuẩn do gãi, vì vậy tốt nhất hãy cắt móng tay cho bé thật ngắn và theo dõi kỹ. Nếu nhận thấy bé gãi nhiều, có thể đeo găng tay cho bé. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện sau 1 tuần điều trị.
Tôi có thể làm gì để bé không nhiễm nấm da lại?
Thật khó có thể bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh, nhưng một vài biện pháp dưới đây có thể giảm thiểu nguy cơ cho bé:
- Giúp bé tránh tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều (ví dụ không quá căng thẳng).
- Nếu bé đi bộ, hãy đi dép cho bé ở khu vực hồ bơi và trong phòng thay đồ.
- Đừng để người khác (như anh chị em) dùng chung khăn tắm, bàn chải tóc, gối, quần áo hoặc các vật dụng khác với bé.
- Kiểm tra vật nuôi để đảm bảo rằng chúng không có bất kì mảng vảy nhẵn, không lông nào. Nếu có, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để điều trị. (Trong thực tế, ngay cả khi vật nuôi không có triệu chứng, bạn nên mang nó đi khám nếu trẻ vẫn bị tái nhiễm).
- Nếu các thành viên khác trong gia đình có các triệu chứng, hãy chắc chắn rằng họ được điều trị ngay.
- Kiểm tra để xem các khu vực chung - như phòng thay đồ tại nơi giữ trẻ - có được giữ vệ sinh sạch sẽ không.
Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.
Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.
Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.
Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.
Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.
- 1 trả lời
- 1123 lượt xem
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1036 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1016 lượt xem
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 5748 lượt xem
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 896 lượt xem
Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?