Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Nội dung chính bài viết:
- Bệnh vảy nến là một tình trạng viêm da không quá phổ biến ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh chàm và vảy nến rất khó phân biệt với nhau, chúng đều gây nên các mảng da khô màu hồng, đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Cần được thăm khám bác sĩ để chẩn đoán phân biệt.
- Bệnh vảy nến là phản ứng của hệ thống miễn dịch, không do vius hay vi khuẩn gây ra nên nó không lây nhiễm.
- Đưa trẻ đi khám để có cách điều trị tốt nhất.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là một chứng bệnh viêm da xuất hiện dưới nhiều hình thức. Hai hình thức bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em là:
- Bệnh vảy nến mảng bám: Đây là loại phổ biến nhất. Nếu con của bạn có một vùng thương tổn màu đỏ nổi lên, được bao phủ bởi một vảy trắng bạc, thì có thể là bệnh này. Mảng bám có thể xuất hiện bất cứ nơi nào, mặc dù nó thường xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu và vùng lưng dưới.
- Bệnh vảy nến Guttate: Loại bệnh vẩy nến này là phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn. Nó không phải là vảy hoặc dày như mảng bám. Thay vào đó, nó xuất hiện dưới dạng những tổn thương nhỏ, giống dạng chấm nhỏ, mưng mủ, thường ở thân và chi.
Có một số trường hợp bệnh vẩy nến nhẹ, chỉ có một vài vùng thương tổn; các trường hợp vừa phải, trong đó thương tổn phủ từ 3 đến 10% của cơ thể; và các trường hợp nặng, vùng thương tổn phủ hơn 10 phần trăm - và đôi khi toàn bộ cơ thể.
Bệnh vảy nến không phải là quá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguy cơ nhiều hơn ở độ tuổi này là tình trạng viêm da đầu tiết bã (nếu xuất hiện ở vùng da đầu bé) hoặc tình trạng hăm tã, ở vùng sinh dục của bé.
Nấm da cũng có thể gây ra vùng da đỏ có vảy. Ngoài ra chàm – bệnh khó phân biện với bệnh vảy nến, cũng là một yếu tố nguy cơ khác. Thăm khám bác sĩ để bé được chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Hầu hết các tế bào da phát triển và tróc sau mỗi 28 đến 30 ngày. Nếu con bạn bị bệnh vẩy nến, các tế bào da ở vùng bị ảnh hưởng sẽ trưởng thành từ ba đến bốn ngày một lần. Những tổn thương đã đóng vẩy là sự tích tụ của da. Mẩn đỏ là từ máu được bơm vào vùng đó.
Không ai biết tại sao cơ thể lại chỉ định tạo tế bào da nhanh đến thế, nhưng sự thay đổi này được cho là gây ra bởi hệ miễn dịch. Cũng có một yếu tố di truyền - khoảng một phần ba số người bị bệnh vẩy nến có ít nhất một thành viên trong gia đình cũng bị tình trạng này. Mặc dù một đứa trẻ có thể phát triển bệnh vẩy nến mà lịch sử gia đình không có người bị.
Đôi khi bệnh vẩy nến ở trẻ em bị kích thích bởi bệnh tật, như bệnh cảm lạnh hoặc viêm amiđan. Chấn thương da - ví dụ như trầy xước hoặc cọ xát - và căng thẳng có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn. (Bạn có thể đeo gang tay cho bé nếu phát hiện bé đang gãi, đặc biệt là trong lúc ngủ.)
Bệnh vảy nến có gây đau không?
Bệnh gây khó chịu và đôi khi cảm thấy đau. Nó có thể ngứa, hoặc nếu tệ, nó có thể khiến da bị vỡ và chảy máu.
Làm sao tôi có thể biết được đó là bệnh vảy nến hay chàm?
Bệnh vảy nến thường có vẻ nặng hơn bệnh chàm – vùng bị ban sẽ đỏ hơn và có vẩy, trong khi chàm thường có màu hồng và ít vảy, mặc dù kết cấu thô hơn. Bác sĩ có thể giúp bạn phân loại nó bằng cách xét nghiệm da bé và lấy một mẫu da nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Bệnh vảy nến có lây nhiễm không?
Không. Bệnh vảy nến là phản ứng của hệ thống miễn dịch và không phải do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra, vì vậy nó không lây nhiễm. Nó thậm chí không lây lan trên da của con bạn.
Cách điều trị bệnh vảy nến
Bắt đầu bằng cách thăm khám bác sĩ để thảo luận cách điều trị tốt nhất. Bởi vì bệnh vẩy nến không phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể trông giống như các phát ban khác, bác sĩ sẽ muốn đánh giá để xác nhận rằng phát ban đang nhìn thấy thực sự là bệnh vẩy nến. Nếu tình trạng đặc biệt nghiêm trọng hoặc dai dẳng, họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ da liễu.
Có rất nhiều lựa chọn khác nhau để điều trị bệnh vẩy nến, tùy thuộc vào loại bệnh, vị trí phát ban, cũng như mức độ nghiêm trọng như thế nào. Nếu khá nhẹ, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc bôi an toàn và hiệu quả. Và các biện pháp đơn giản - như cho dầu vào nước tắm hoặc sử dụng kem giữ ẩm trên da - cũng có thể giúp ích.
Nếu bệnh vẩy nến của bé nặng hơn, có thể cần điều trị bằng liệu pháp ánh sáng hoặc thậm chí thuốc uống. Nếu ngứa nhiều, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng histamin, và nếu có vẻ như xuất hiện tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn (ví dụ như trầy xước nổi ban), bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh đường uống.
Liệu con tôi có bị vảy nến thường xuyên không?
Bệnh vảy nến thường xó xu hướng mạn tính và bùng phát có tính chu kỳ, lắng xuống, thậm chí thuyên giảm sau đó lại tái phát. Nói cách khác, tình trạng không thể tiên đoán trước được, không có cách nào để biết thời điểm chính xác bùng phát, thời gian kéo dài, và liệu tình trạng có nhẹ hay không. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của bác sĩ da liễu, bạn hoàn toàn có thể giúp con đối phó với nó.
Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.
Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.
Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.
Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.
Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.
- 1 trả lời
- 1143 lượt xem
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1052 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1035 lượt xem
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 5764 lượt xem
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 908 lượt xem
Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?