1

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Bệnh chốc lở là gì?

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da có độ lây lan cao, xảy ra khi vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu xâm nhập vào da – ví dụ thông qua một vết cắt hoặc cạo. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi.

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Triệu chứng bệnh chốc lở?

Có nhiều loại bệnh chốc lở với các triệu chứng khác nhau, nhưng nó thường xuất hiện với một cụm mụn đốm nhỏ, màu đỏ, bọng nước, vỡ và lan rộng. Tuy nhiên phụ thuộc vào vi khuẩn liên quan mà mảng ban có thể rộng và lâu khỏi hơn. Vùng da quanh mảng ban có thể bị tấy đỏ. Hạch bạch huyết của bé có thể bị sưng lên ở vùng bị nhiễm trùng.

Hầu hết các mảng chốc lở thường xuất hiện ở quanh mũi và miệng, nhưng bạn có thể nhìn thấy nó ở cánh tay, chân hoặc các vị trí khác trên cơ thể bé. Khi mủ khô lại, nó sẽ tạo thành lớp vảy màu nâu vàng hoặc đóng vảy màu mật ong hoặc đường nâu.

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở ở trẻ

Khá dễ dàng - chốc lở rất dễ lây. Em bé có thể đã nhiễm khuẩn do chạm vào trẻ bị nhiễm bệnh hoặc một số vật mà trẻ chạm vào, như đồ chơi hoặc khăn tắm. Hoặc bé có thể đã có vi khuẩn trên bề mặt da của mình và sau đó bị một vết cắt, từ đó cho phép vi khuẩn xâm nhập vào và gây nhiễm trùng.

Ngoài các vết cắt và vết xước, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da qua vệt rộp môi, chàm, vết côn trùng cắn hoặc các khu vực khác mà da của bé bị tổn thương hoặc nhạy cảm. Chốc lở thường phổ biến trong thời tiết ấm, ẩm ướt.

Cách điều trị chốc lở ở trẻ em

Nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ của có thể khuyên bạn chỉ cần giữ vùng ban sạch sẽ và để cho nó tự khỏi. Tuy nhiên, có nhiều khả năng con bạn sẽ cần kháng sinh để loại bỏ bệnh này. Bé phải dùng thuốc để tránh nhiễm trùng. Thay vì thuốc kháng sinh đường uống, bác sĩ có thể kê toa một loại kem bôi kháng sinh lên vùng ban.

Cho dù bé có được điều trị bằng kháng sinh hay không thì bạn cũng cần giữ cho vùng da bị nhiễm trùng luôn sạch sẽ. Nhẹ nhàng rửa bằng xà bông và nước ấm hai ngày một lần, sau đó vỗ nhẹ vào vùng ban để làm khô. Dùng khăn sạch lau một lần và đừng để người khác dùng nó sau đó, hoặc bạn có thể dùng khăn giấy và vứt đi luôn. Nếu bác sĩ đã kê toa thuốc mỡ bôi tại chỗ, hãy bôi cả lên các vùng da tiếp xúc hay cọ sát. Bác sĩ có thể đề nghị bạn băng nhẹ bằng gạc cho bé.

Cắt tỉa móng tay cho bé để không làm trầy xước vùng ban gây lây lan sang các phần khác của cơ thể hoặc lây lan cho người khác. Gọi cho bác sĩ nếu phương pháp điều trị dường như không hiệu quả sau ba ngày, bé bị sốt hoặc vùng bị nhiễm sẽ trở nên đỏ và nhạy cảm. Nếu con bạn tiếp tục bị nhiễm trùng, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách xác định và điều trị căn nguyên của bệnh.

cat mong tay

Bác sĩ có thể cần thực hiện nuôi cấy mô để xác định xem loại vi khuẩn mà con bạn đang phải đối phó là gì. Để làm điều này, họ sẽ lấy mẫu vùng da bị nhiễm bệnh bằng que lấy mẫu da, sau đó một hoặc hai ngày có kết quả, bác sĩ sẽ xác định được loại kháng sinh nào có hiệu quả nhất.

Làm sao để ngăn chặn con tôi lây lan bệnh sang người khác?

Nếu bệnh chốc lở của bé không được điều trị, bé có thể lây bệnh trong vài tuần. Khi bé bắt đầu điều trị kháng sinh và ban bắt đầu thuyên giảm (thường sau 24 giờ) bé sẽ không lây nhiễm nữa. Trong thời gian chờ đợi điều trị bệnh, tránh không cho bé đến nhà trẻ hoặc không cho người khác ôm ấp, tiếp xúc bé.

Hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ: giặt quần áo, ga trải giường, khăn tắm mỗi ngày và ngăn không cho bạn bè và người trong gia đình dùng chung xà phòng, khăn, lược hoặc đồ cá nhân khác với bé. Đeo găng tay khi bạn thoa thuốc mỡ cho bé và rửa tay sạch sẽ sau đó.

rua tay xa bong

Đảm bảo tất cả các thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước. Bạn có thể sử dụng khăn giấy dùng một lần để lau khô cho đến khi vết ban khỏi hẳn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: choc lo tre em
Tin liên quan
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị
Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Lồng ruột là một bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể đe dọa tính mạng. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.

Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ và cách điều trị
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Mặc dù viêm da cơ địa gây khó chịu và thường khó điều trị nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ.

5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân gây ra gàu còn ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được dân gian gọi là “cứt trâu” và có biểu hiện là những mảng vảy dày có màu nâu vàng trên đầu của trẻ.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tại sao bé 1 tuần tuổi có vùng da 2 bên bẹn bị sạm đen lại? Cách điều trị ra sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1372 lượt xem

Bé gái nhà em mới sinh được 1 tuần tuổi. Khi thay tã cho con, em phát hiện ra ở 2 bên bẹn của bé có 2 mảng da bị sạm đen lại. Tại sao bé lại bị sạm đen thế ạ? Và có cách gì để điều trị cho bé không ạ?

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1227 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1035 lượt xem

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3375 lượt xem

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  925 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây