7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh
Sốt là khi có nhiệt độ trực tràng từ 38,5 độ C trở lên
Bé thức dậy với đôi má đỏ bừng bừng, bạn vội vàng lấy nhiệt kế đo và nhiệt độ trực tràng 37.7 độ. Đã đến lúc tìm thuốc hoặc gọi bác sĩ chưa? Có lẽ chưa. Về mặt kỹ thuật, điều này thậm chí không đủ tiêu chuẩn để được xem là sốt: Nhiệt độ trực tràng dưới 38 độ được coi là bình thường, ngay cả ở trẻ nhỏ.
Nhiệt độ của trẻ - giống như nhiệt độ ở người trưởng thành - có thể tăng nhẹ do nhiều lý do, từ việc tắm bồn nước ấm đến việc mặc quá nhiều. Ngay cả thời gian trong ngày cũng có thể tác động, cụ thể nhiệt độ cơ thể thường tăng vào cuối buổi chiều và hạ vào buổi sáng sớm. Vì vậy, trừ khi nhiệt kế trực tràng đọc 38 độ C hoặc cao hơn, bạn mới nên nghi ngại bé bị sốt nhẹ.
Lưu ý: Tình trạng say nóng (Heat stroke) đôi khi cũng bị nhầm lẫn với sốt. Tình trạng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đến mức nguy hiểm (ví dụ mặc quá nhiều quần áo cho trẻ khi trời nóng). Khi trời nóng, hãy mặc lớp mỏng cho bé và không bao giờ để bé trong một chiếc xe hơi đóng kín cửa, thậm chí chỉ trong một phút.
Nhiệt độ trực tràng là chính xác nhất
Có thể bạn không muốn sử dụng nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ cho bé, nhưng đây là cách tốt nhất để có được chỉ số nhiệt độ chính xác ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. (Không sử dụng nhiệt kế thủy ngân nếu đã bị hư hỏng, chất độc thủy ngân bên trong có thể gây hại cho em bé của bạn)
Tyeese Gaines, một bác sĩ phòng cấp cứu tại New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới đo chính xác được nhiệt độ cơ thể. Các chỉ số nhiệt kế đo ở bụng, trán, và thậm chí cả ở tai cũng gần như không chính xác."
Những loại nhiệt kế khác có thể cho kết quả quá thấp hoặc quá cao, vì vậy không sử dụng nhiệt kế trực tràng dễ khiến bạn bỏ qua một cơn sốt, hoặc khiến tình trạng tồi tệ hơn, dẫn dến việc phải đưa bé đến cấp cứu không cần thiết.
Sốt do vi khuẩn khác với sốt do vi rút
Carrie Brown, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Arkansas, Little Rock, Arkansas giải thích: sốt do virut là kết quả của việc cơ thể em bé đang chiến đấu chống lại một căn bệnh do virut gây ra, dù đó là nhiễm trùng đường ruột, cúm hay cảm lạnh thông thường. Sốt do vi rút có xu hướng giảm trong vòng ba ngày. Kháng sinh trong trường hợp này là không cần thiết vì chúng không có tác dụng lên virut.
Mặt khác, sốt do vi khuẩn gây ra do nhiễm khuẩn, như nhiễm trùng tai (có thể là do vi khuẩn hoặc virut), nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm màng não do vi khuẩn hoặc viêm phổi do vi khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn ít phổ biến hơn so với virut và liên quan nhiều hơn bởi vì chúng có thể dẫn đến bệnh nặng nếu không được điều trị. Trong trường hợp này bệnh nhân thường được đề nghị dùng kháng sinh.
Đảm bảo bé cần được chăm sóc y tế bằng cách gọi cho bác sĩ ngay nếu:
- Con nhỏ hơn 3 tháng và có nhiệt độ trực tràng là từ 38 độ C trở lên.
- Con nhỏ hơn 2 tuổi và tình trạng sốt của bé kéo dài hơn 24 giờ.
- Con từ 2 tuổi trở lên và sốt kéo dài hơn ba ngày.
- Nhiệt độ của bé nhiều lần tăng 40 độ, bất kể tuổi của bé là bao nhiêu
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, tình trạng sốt luôn được coi là khẩn cấp
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nhiệt độ trực tràng là 38 độ C trở lên cần phải được bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Gọi bác sĩ ngay để họ biết rằng em bé của bạn nhỏ hơn 3 tháng và đang bị sốt. Nếu không thể liên lạc với bác sĩ, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức, ngay cả khi nó là nửa đêm. Đừng cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào để giảm sốt trừ khi bác sĩ khuyên dùng.
Hai lý do khiến tình trạng sốt của trẻ dưới 3 tháng tuổi luôn được coi là khẩn cấp
Trước tiên, Brown giải thích, lớp bảo vệ tế bào giữa máu và hệ thống thần kinh trung ương rất mỏng ở trẻ nhỏ. Điều này có nghĩa là khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể "vượt qua" và gây ra tổn thương nhanh chóng.
Ngoài ra, như bác sĩ phòng cấp cứu Gaines giải thích "Trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng nặng như những đứa trẻ lớn tuổi hơn". Một em bé nhỏ có thể phát triển nhiễm trùng máu chính thức và không biểu hiện các triệu chứng điển hình.
Nếu sốt là do virut, thì không cần phải lo lắng về bệnh nhiễm trùng. Nhưng vấn đề là không thể phân biệt được giữa sốt do vi khuẩn hay sốt do virut nếu chỉ kiểm tra bên ngoài thông thường. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh bị sốt có thể cần xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X quang hoặc xét nghiệm phân để xác định xem liệu có nhiễm khuẩn hay không. (Những quy trình xét nghiệm chính xác yêu cầu thực hiện phụ thuộc vào độ tuổi và các triệu chứng của bé).
Trẻ sơ sinh bị sốt cũng có thể cần chọc dò tủy sống để kiểm tra viêm màng não - bệnh nhiễm trùng không phổ biến nhưng nghiêm trọng gây viêm ở màng bảo vệ não và tủy sống.
Điều trị các triệu chứng chứ không phải các chỉ số nhiệt độ
Nhiều bậc phụ huynh tin rằng sốt càng cao, người bệnh càng đau, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Một em bé có nhiệt độ 39,4 có thể vẫn biểu hiện hoàn toàn thoải mái khi chơi trên sàn nhà, trong khi em bé có nhiệt độ 38,3 có thể cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và cần được bế liên tục.
Điều này có nghĩa là nếu em bé đang sốt nhưng vẫn cảm thấy thoải mái, thì bé không cần phải giảm sốt? Đúng thế. Như bác sĩ nhi khoa và người phát ngôn của AAP Janice Sullivan đã nói "Cần điều trị triệu chứng khó chịu chứ không phải sốt."
Hãy nhớ rằng sốt thực sự giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, gây nên phản xạ phòng vệ miễn dịch của cơ thể, như các tế bào bạch cầu chiến đấu chống lại sự xâm nhập của virut và vi khuẩn.
Chú ý các triệu chứng và hành vi của bé để xác định bé bị bệnh như thế nào và yêu cầu bác sĩ tư vấn điều trị dựa trên những dấu hiệu đó. "Điều quan trọng hơn nhiều là nhìn vào các triệu chứng", Gaines nói. Ví dụ, "Lờ đờ và mệt mỏi, là các thông tin quan trọng hơn là chỉ số nhiệt độ”.
Sốt là phản ứng lành mạnh
Bất kể bạn đã nghe gì nhưng sốt thực sự không làm tổn thương não của trẻ. Gaines nói: "Tự nó, bản thân sốt không gây ra bất kỳ tác hại nào. Ngay cả những cơn co giật do sốt mà một số trẻ phản ứng trước sự gia tăng đột ngột nhiệt độ cơ thể gần như cũng luôn luôn vô hại. (Trong trường hợp hiếm hoi, trẻ em có thể hít phải nước bọt hoặc nôn trong khi co giật và phát triển viêm phổi do hít phải, hoặc chúng có thể bị thương do ngã hoặc va đập vào các bề mặt cứng). Thuốc hạ sốt có thể giúp giảm sốt, nhưng không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt.
Khi bế đứa trẻ đang sốt hừng hực trên tay và bắt đầu lo lắng dữ dội, hãy nhớ rằng sốt thực sự là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bé đang hoạt động bình thường. Tất nhiên, điều quan trọng là gọi cho bác sĩ, nhưng phần lớn trẻ sơ sinh bị sốt thường tự hồi phục.
Như Gaines giải thích, cho dù đó là do nhiễm virut hay do vi khuẩn hay do tác động phụ của việc chủng ngừa, nhiệt độ tăng lên là đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Vì vậy, hãy yên tâm rằng hệ thống miễn dịch của con bạn đang làm chính xác nhiệm vụ của nó.
Sử dụng thuốc một cách thận trọng
Các loại thuốc như ibuprofen (đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên) và acetaminophen tạm thời hạ sốt và có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Nhưng trước khi sử dụng chúng, hãy thử làm giảm nhiệt độ của em bé bằng bồn tắm ấm hoặc chườm nước ấm lên da bé, đặc biệt là trán và nách. Phương pháp điều trị tại nhà này có thể cho hiệu quả đáng ngạc nhiên.
Một cách khác để giúp em bé của bạn cảm thấy dễ chịu hơn là giữ cho cơ thể bé luôn đủ nước vì vậy hãy cho bé bú thật nhiều sữa hoặc uống sữa công thức.
Quần áo thoáng mát thoải mái và môi trường mát mẻ cũng có thể giúp ích cho bé. Nếu căn phòng quá nóng hoặc ngột ngạt, hãy bật quạt để không khí được lưu thông.
Nếu bé vẫn cảm thấy không thoải mái, thuốc giảm sốt có thể là một lựa chọn hợp lý. Không cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi uống nếu chưa có sự chấp thuận của bác sĩ và tuân theo các hướng dẫn an toàn quan trọng dưới đây bất cứ khi nào hạ sốt cho bé:
- Nếu bé dưới 2 tuổi, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ để biết liều lượng hợp lý
- Nếu con từ 3 đến 6 tháng, bạn có thể dùng acetaminophen nhưng không dùng ibuprofen.
- Bắt đầu từ 6 tháng tuổi tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen.
- Lều lượng được xác định dựa vào trọng lượng của bé, chứ không phải độ tuổi
- Không cho trẻ dùng aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng (và đôi khi gây tử vong).
Nếu em bé của bạn đang ngủ ngon, không cần phải đánh thức anh ta để cho uống thuốc, theo AAP. Thay vào đó, hãy để bé ngủ - và nghỉ ngơi.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.
- 1 trả lời
- 901 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 849 lượt xem
Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1125 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1482 lượt xem
Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?
- 1 trả lời
- 1684 lượt xem
Hiện tại bé nhà em đã được 4 tháng tuổi rồi. Rất nhiều bé khác đã biết lật, nhưng bé nhà em vẫn chưa biết lật thì có bị làm sao không ạ?