Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết
Bé có các mảng trắng ở trong miệng, như vậy là bé bị bệnh gì?
Rất nhiều khả năng là bé đã bị bệnh tưa miệng, một chứng bệnh nhiễm nấm ở miệng thông thường, gây đau. Tưa miệng gây ra những mảng màu trắng sữa, hoặc vàng ở trong miệng hay bên miệng, vòm miệng, lợi, môi và lưỡi bé. Ngoài ra cũng có thể lây lan đến cổ họng, amidan, hoặc thực quản. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
Nguyên nhân gây tưa miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm men là loại vi khuẩn bình thường trong hệ tiêu hóa của mọi người, nhưng nếu mất cân bằng giữa các loại vi khuẩn thì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Một số trẻ sơ sinh lần đầu tiếp xúc với nấm men qua đường sinh, sau khi sinh ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể kích thích gây bệnh tưa miệng. Tình trạng này xảy ra là vì thuốc kháng sinh đã giết chết hết vi khuẩn “có lợi” giúp duy trì kiểm soát nấm men.
Một số mẹ và trẻ lây bệnh cho nhau: con bạn có thể lây cho bạn nếu bạn đang cho con bú sữa, dẫn đến tình trạng nhiễm nấm men nặng ở núm vú, cần phải điều trị. Và bạn có thể lây bệnh sang con nếu bạn cho con bú và bị nhiễm nấm ở núm vú do uống kháng sinh. Mặt khác, bạn vẫn có thể không bị nhiễm bệnh mặc dù bé đang bị tưa miệng và bạn vẫn cho bé bú sữa mẹ. Tương tự như vậy bé cũng có thể không bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm nấm men của bạn.
Một số người nghĩ rằng tưa miệng cũng có thể là do bé bú bình hoặc ngậm núm ti giả trong thời gian dài. Những người khác nghĩ rằng núm vú bình không sạch sẽ có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn có thể bị tưa miệng, vì thế rất khó có thể xác định được nguyên nhân duy nhất gây bệnh. Một số trẻ sơ sinh và mẹ đơn giản chỉ là dễ bị nhiễm nấm hơn người khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tưa miệng
Nếu cha mẹ thấy những mảng trắng hoặc vàng đọng trong miệng hoặc cổ họng bé. Đặc biệt, nếu những mảng này khiến bé đau và quấy khóc khi bú hoặc mút sữa, cha mẹ có thể nghi ngờ đó là bệnh tưa miệng.
Cách điều trị bệnh tưa miệng
Nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh tưa miệng, bác sĩ có thể kê thuốc trị nấm đường uống (thường là nystatin). Có thể mất 2 tuần mới sạch nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn cho bé uống acetaminophen để giảm đau. Một số bé bị tưa miệng cũng có thể phát triển bệnh hăm tã do nấm. Nếu con bạn gặp phải tình trạng này, bác sĩ sẽ kê cả nystatin để bôi ở vùng đóng tã cho bé.
Nếu bạn đang cho con bú, nhưng bé lại bị tưa miệng, nhiều bác sĩ khuyên nên bôi nystatin hoặc clotrimazole vào núm vú của bạn để 2 mẹ con không lây nhiễm qua lại. Hãy tái khám lại ngay nếu tình trạng viêm nhiễm vẫn không hết vì tình trạng tái phát ở bệnh này khá phổ biến.
Có thể ngăn chặn bé không bị tưa miệng không?
Vì tưa miệng thường gây ra bởi kháng sinh, do đó đừng cho bé uống những loại thuốc này trừ khi thực sự cần thiết (nên nhớ rằng thuốc kháng sinh không giúp chống lại virut). Rửa sạch và khử trùng núm vú cũng giúp ngăn chặn bệnh.
Và một số bác sĩ khuyên các mẹ đang cho con bú nên để núm vú mình thật sạch sẽ, thông thoáng giữa các lần cho con bú để giúp ngăn chặn bé mắc bệnh tưa miệng.
Bệnh tưa miệng có nguy hiểm không?
Không. Nhưng nếu bé quấy khóc nhiều và khó chịu thì bệnh có thể ảnh hưởng đến việc cho bé ăn. Nếu bé đang đói mà lại bị đau khi ăn thì sẽ rất khó chịu, rõ ràng là bé đang phải cố gắng vật lộn với chứng tưa miệng.
Hãy mang lại cho bé cảm giác thoải mái mà bé cần và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Và hãy tự dặn lòng rằng, tình trạng này rồi cũng sẽ qua.
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.
Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.
- 1 trả lời
- 901 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1125 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1227 lượt xem
Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1227 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1052 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!