Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Định nghĩa sốt ở trẻ sơ sinh
Hôn hoặc chạm vào trán của bé. Nếu bạn nghĩ rằng bé đang nóng hơn bình thường, có lẽ bạn đã đúng. Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường được gọi là sốt. Sốt thường là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tiến hành một cuộc chiến chống lại tình trạng nhiễm trùng. Nhiệt độ của bé có thể khẳng định nghi ngờ của bạn, giúp bạn và bác sĩ tìm ra cách tốt nhất để đưa hướng điều trị cho bé.
Hầu hết các bác sĩ - và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) - đồng ý rằng nhiệt độ bình thường của cơ thể đối với trẻ khỏe mạnh là từ 36,1 đến 37,9 độ C. Nếu nhiệt độ hậu môn của bé là 38 độ trở lên, thì nghĩa là bé bị sốt.
Các triệu chứng sốt nặng
- Đọc nhiệt độ không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy tình trạng sốt có nghiêm trọng không.
- Độ tuổi cũng là một yếu tố: tình trạng sốt sẽ nghiêm trọng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Hành vi là một yếu tố khác: Sốt cao nhưng bé vẫn bú và ăn bình thường có thể không đáng báo động
Hãy nhớ rằng thân nhiệt cơ thể tăng lên vào cuối chiều và chập tối và giảm xuống giữa nửa đêm và sáng sớm. Chu kỳ tự nhiên của thân nhiệt giúp giải thích tại sao các bác sĩ thường nhận được hầu hết các cú điện thoại của họ báo cáo về tình trạng sốt vào cuối buổi chiều và chập tối.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Bạn là người đánh giá tốt nhất về tình trạng của bé - vì vậy hãy gọi nếu bạn lo lắng, bất kể nhiệt độ bao nhiêu. Hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn, nhưng nói chung:
- Nếu con của bạn dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ là 38 độ C hoặc cao hơn, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Trẻ sơ sinh cần được kiểm tra để được đánh giá xem có bị nhiễm trùng hoặc bệnh nặng nào đó không.
- Nếu con của bạn 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn, điều quan trọng nhất là xem phản ứng và hành động của bé như nào. Nếu bé bên ngoài ổn và vẫn ăn uống chất lỏng thì không cần gọi bác sĩ, trừ khi sốt liên tục trong hơn 24 giờ hoặc sốt rất cao. Hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn thêm: Ví dụ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên gọi ngay nếu con sốt đến 40 độ, bất kể triệu chứng là gì.
- AAP đề nghị gọi bác sĩ nếu trẻ nằm trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi và có sốt ở nhiệt độ 101 độ F (38.3 độ C) hoặc cao hơn hoặc lớn hơn 6 tháng và có nhiệt độ là 103 độ F. (39.4 độ C) hoặc cao hơn - và có các triệu chứng như cảm giác thèm ăn, ho, dấu hiệu đau tai, rối loạn bất thường hoặc buồn ngủ, nôn hoặc tiêu chảy.
Cũng gọi bác sĩ nếu:
- Em bé rõ ràng trông nhợt nhạt hoặc đỏ bừng bừng, hoặc tã không ướt nhiệt
- Bạn nhận thấy tình trạng phát ban không rõ ràng, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn khi đi kèm với sốt. Những đốm nhỏ, tím đỏ không biến thành màu trắng hoặc nhạt hơn khi bạn nhấn vào chúng, hoặc các đốm tím lớn, có thể báo hiệu tình trạng nhiễm khuẩn rất nghiêm trọng.
- Em bé khó thở (phải nỗ lực hơn để thở hoặc thở nhanh hơn bình thường) ngay cả sau khi bạn đã làm sạch mũi cho bé. Điều này có thể cho thấy dấu hiệu viêm phổi hoặc viêm phế quản.
- Em bé dường như bị bệnh và nhiệt độ thấp hơn bình thường (dưới 36 độ C). Trẻ rất nhỏ đôi khi trở nên lạnh chứ không nóng hơn khi chúng bị ốm
Nếu con của bạn dưới 3 tháng tuổi, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn đưa bé đến khám. Họ có thể yêu cầu bạn không cho bé uống hạ sốt cho đến khi bé đã được đọc nhiệt độ chính xác.
Nếu con của bạn 3 tháng tuổi trở lên, uống nước hợp lý, và không có các triệu chứng khác cho thấy bệnh nặng, bác sĩ có thể tư vấn chỉ cần đợi 24 giờ trước khi quyết định đưa bé đến viện. Vì sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh, do đó bác sĩ se không tìm thấy bất cứ điều gì đáng kể nếu bé được kiểm tra quá sớm.
Tùy theo tình trạng của bé mà bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ dùng acetaminophen (hoặc ibuprofen, nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên) để hạ sốt.
Dù tuổi của bé như nào, nếu có các triệu chứng cho thấy bệnh nặng hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đưa bé đến khám để được đánh giá hoặc yêu cầu đưa bé đến phòng cấp cứu
Điều trị sốt ở trẻ sơ sinh
Vì sốt là một phần trong quá trình phòng chống vi khuẩn và virut của cơ thể nên một số nhà nghiên cứu cho rằng nhiệt độ cao có thể giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả hơn (Vi khuẩn và virut thích môi trường xung quanh 37 độ C). Sốt cũng báo cho cơ thể tạo ra nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
Mặt khác, nếu nhiệt độ của em bé quá cao, điều đó sẽ khiến bé khó có thể ăn, uống và ngủ, dẫn đến tình trạng khó có thể khỏe hơn.
Nếu cơn sốt nhẹ không ảnh hưởng đến hành vi bé, bạn không cần phải con dùng bất cứ thuốc gì để hạ sốt, chỉ cần cho bú mẹ nhiều hoặc bú để tránh tình trạng mất nước, và đừng mặc quá nhiều cho trẻ khi ngủ.
Nếu nhiệt độ của bé cao hơn bình thường do mặc nhiều quần áo hoặc thời tiết nóng nực, hãy giúp bé bằng cách cởi bớt đồ và để bé nghỉ ngơi hoặc chơi ở khu vực mát mẻ.
Thuốc hạ sốt
Nếu sốt khiến bé khó chịu và bác sĩ cho phép, bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen hạ sốt. (Ibuprofen không được khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hoặc đối với những người mất nước hoặc nôn mửa).
Cẩn thận khi cho bé uống thuốc. Trọng lượng của bé sẽ xác định đúng liều lượng. Luôn luôn sử dụng thiết bị đo đi kèm với thuốc để lấy đúng liều lượng cho con.
Không cho bé uống thuốc hạ sốt nhiều hơn mức khuyến cáo. Các hướng dẫn có thể nói rằng bạn có thể cho acetaminophen mỗi lần sau 4 giờ (tối đa là 6 lần mỗi ngày) và ibuprofen mỗi lần sau 6 giờ (tối đa bốn lần mỗi ngày). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin. Aspirin có thể làm cho một đứa trẻ dễ bị hội chứng Reye - chứng rối loạn hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
Một cảnh giác cuối cùng: Hầu hết các bác sĩ không khuyên dùng các loại thuốc không cần kê toa cho trẻ sơ sinh, nhưng nếu bé đang dùng thuốc theo toa, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, như ibuprofen hoặc acetaminophen. Thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh có thể đã chứa các sản phẩm này, do đó bạn sẽ có nguy cơ cho bé quá nhiều thuốc.
Xem xét xem bạn có cần kiểm tra với bác sĩ trước khi cho bé uống giảm đau hay không
Bồn tắm ấm để hạ sốt
Bạn có thể làm giảm sốt cho bé bằng cách chườm hoặc tắm nước ấm. Không bao giờ được hạ sốt cho bé bằng cách bôi rượu lên người bé. Như thế rượu có thể được hấp thụ vào máu qua da, nó cũng có thể làm mát bé quá nhanh, điều thực sự có thể làm tăng nhiệt độ của bé sau đó.
Các biến chứng của sốt
Co giật
Đôi khi sốt có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng phổ biến nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Một đứa trẻ bị chứng co giật này có thể đảo mắt, mệt mỏi, hoặc nôn mửa. Chân tay bé trở nên cứng và cơ thể co giật.
Đọc thêm về co giật do sốt và cách xử lý.
Sốt tái phát
Thuốc giảm sốt tạm thời làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nó không tác động đến vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, do đó, con của bạn có thể bị sốt lại cho đến khi cơ thể của mình không nhiễm trùng nữa. Việc này có thể mất ít nhất hai hoặc ba ngày.
Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, có thể kéo dài 5-7 ngày. Và nếu con của bạn đang được điều trị bằng kháng sinh để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể mất 48 giờ để nhiệt độ của bé giảm xuống.
Sốt không kèm theo triệu chứng khác
Khi một đứa trẻ bị sốt mà không kèm theo sổ mũi, ho, ói mửa, hoặc tiêu chảy, thì việc tìm ra bệnh có thể rất khó khăn.
Có nhiều bệnh nhiễm trùng do siêu vi khuẩn có thể gây ra sốt mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Một số như bệnh ban đào, gây ra ba ngày sốt rất cao, tiếp theo là một phát ban hồng trên toàn thân.
Bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não, nhiễm trùng đường tiểu, hoặc nhiễm trùng máu (vi khuẩn trong máu), cũng có thể gây sốt cao mà không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào khác. Nếu con bạn có sốt kéo dài (hơn 24 giờ) sốt 39 độ C hoặc cao hơn, hãy gọi cho bác sĩ, cho dù có triệu chứng nào khác hay không.
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.
Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.
- 1 trả lời
- 925 lượt xem
Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
- 1 trả lời
- 900 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 787 lượt xem
Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ?
- 1 trả lời
- 1124 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1227 lượt xem
Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?