Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ cũng được gọi là chứng sốc quá mẫn, là một phản ứng dị ứng diễn ra nhanh chóng và cực kỳ nghiêm trọng, đồng thời là một trong những trường hợp khẩn cấp đáng sợ nhất mà cha mẹ phải đối mặt. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt giải phóng histamine và các hóa chất khác gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe doạ tính mạng.
Các triệu chứng bao gồm:
- Phù nề da, môi, cổ họng, lưỡi, hoặc mặt
- Thở khò khè hoặc xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp
- Tim đập nhanh hoặc nhịp tim bất thường
- Phát ban
- Mất ý thức
- Nôn
- Tiêu chảy
- Da nhợt nhạt và đổ mồ hôi, da đỏ hoặc tái xanh
Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng hai giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng - đôi khi trong vài phút - mặc dù cũng có thể sau bốn giờ.
Sốc phản vệ thường hiếm xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng, một phần vì chúng không bị phơi nhiễm với nhiều chất gây dị ứng, đặc biệt là các chất gây dị ứng thực phẩm. Nhìn chung, phải mất nhiều hơn một lần tiếp xúc với chất gây dị ứng mới có phản ứng xảy ra và có thể đến khi trẻ biết đi. Tuy nhiên, sốc phản vệ đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi và ở trẻ không có lần tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Chất gì có thể gây ra sốc phản vệ?
Có nhiều chất gây dị ứng có thể xảy ra, nhưng đây là những chất phổ biến nhất:
- Thực phẩm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sốc phản vệ ở trẻ em. Đậu phộng, các loại hạt (như óc chó và hạt điều), hải sản (như tôm và tôm hùm), cá, sữa và trứng là những thủ phạm phổ biến nhất mặc dù bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể gây phản ứng dị ứng trầm trọng. (Rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để tìm hiểu xem việc trì hoãn giới thiệu các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng có giúp làm chậm thời điểm bùng phát ở những trẻ có cơ địa dễ dị ứng hay không. Nếu dị ứng thực phẩm di truyền trong gia đình bạn, thì bé sẽ dễ bị có nguy cơ hơn)
- Nhóm thuốc penicillin (bao gồm thuốc kháng sinh phổ biến amoxicillin)
- Côn trùng cắn và đốt (đặc biệt là từ các loài ong, ong mật, kiến lửa)
- Cao su (thường được sử dụng trong các cơ sở y tế)
- Chất bảo quản thực phẩm và chất nhuộm màu
Xử trí khi trẻ bị sốc phản vệ
Gọi ngay cấp cứu nếu bé khó thở hoặc bị ngất. Đặt bé nằm xuống ở tư thế chân kê cao để giảm nguy cơ bị sốc. Giúp bé giữ bình tĩnh bằng cách nói chuyện với bé và giữ bình tĩnh chính mình. Đừng cho trẻ dùng thuốc kháng histamin nếu dưới 6 tháng. Ngay cả khi trẻ lớn hơn, cũng đừng cho nếu thấy bé gặp khó khăn khi thở hoặc nuốt, vì bé có thể bị nghẹt thở.
Khi các nhân viên y tế đến nơi, có thể họ sẽ cấp cứu cho bé ngay tại chỗ bằng cách tiêm epinephrine giúp ngừng phản ứng trong vòng vài phút. (Epinephrine làm cho tim đập mạnh hơn, làm giãn cơ ở đường thở, giảm sưng và cải thiện nhịp trong mạch máu để tăng lưu lượng máu đến các vùng quan trọng như tim và não).
Các nhân viên y tế sẽ đưa bé đến bệnh viện, ở đó bé sẽ được kiểm tra và theo dõi những phản ứng trì hoãn. Các bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra vấn đề. Bạn nên giữ liên lạc với bác sĩ của bé, người có thể sẽ giới thiệu bạn một chuyên gia về dị ứng ở trẻ em.
Bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi sốc phản vệ
Cách phòng ngừa tốt nhất là tránh những chất gây dị ứng cũng như các chất gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Nếu bé dị ứng với thực phẩm nhất định nào đó thì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ để kích hoạt phản ứng, vì vậy bạn nên đọc nhãn cẩn thận và hỏi khi đi ăn ngoài tại nhà hàng xem bữa ăn có chứa bất kỳ món hàng nào mà bé bị dị ứng hay không. Bạn nên thận trọng làm điều này cho bé cho đến khi bé có thể tự làm điều đó cho mình.
Nếu các vết cắn hoặc đốt của côn trùng khiến bé gặp rắc rối hãy cho bé chơi ở những nơi không có côn trùng. Đừng chỉ ỷ lại vào thuốc xịt côn trùng vì chúng không thể xua đuổi được ong hay kiến lửa, - những loại này thường xuyên đốt trẻ em.
Ngoài ra khi bé đi bộ, không nên cho bé đi chân đất ở ngoài. Nhiều trẻ bị đốt khi vô tình giẫm lên côn trùng.
Nếu con bạn phản ứng dị ứng nghiêm trọng, khi bé lớn hơn một chút, bác sĩ có thể sẽ gợi ý mang theo một EpiPen Jr., một dụng cụ tiêm giống như chiếc bút có chứa epinephrine. Nó được thiết kế cho trẻ em trọng lượng từ 15 đến 30 kg.
Bên cạnh đó, cũng nên đảm bảo rằng bất cứ ai chăm sóc cho em bé của bạn - người chăm sóc, giáo viên chăm trẻ ban ngày, người thân – đều biết về căn bệnh dị ứng của bé và biết chính xác các xử lý nếu có phản ứng.
Cuối cùng, một khi con đã có phản ứng nặng như sốc phản vệ thì điều quan trọng là phải đeo một chiếc vòng tay y tế thông báo (có bán ở hầu hết các hiệu thuốc). Điều này giúp cảnh báo các nhà cung cấp dịch vụ y tế về tình trạng bé trong trường hợp khẩn cấp.
Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
- 1 trả lời
- 883 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 2478 lượt xem
Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?
- 1 trả lời
- 832 lượt xem
Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 700 lượt xem
Nhà em ở miền trung, thời tiết hiện giờ đang vô cùng nóng. Bé gái nhà em đang được 1 tháng tuổi nhưng em thấy bé tiểu rất ít và ở bộ phận sinh dục có dịch hôi, màu vàng. Bé bị như vậy có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 1033 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!