1

Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Nội dung chính bài viết:

  • Gàu là một dạng viêm da tiết bã, không lây nhiễm, không gây nguy hiểm nhưng gây ngứa và khó coi.
  • Các chuyên gia tin rằng sự phát triển quá mức của 1 loại nấm (malassezia) gây ra tình trạng bong quá nhanh.
  • Có nhiều tình trạng khác trông giống với gàu như: lột da do cháy nắng da đầu, gội đầu chưa sạch dầu gội đầu, không gội đầy thường xuyên, hoặc một số bệnh lý như eczema, vẩy nến, chấy rận…
  • Thay đổi loại dầu gội đầu hoặc thử dùng dầu gội dược liệu chứa acid salicylic có thể giúp giảm gàu.

Da đầu của con tôi có vảy và bong ra, đó có phải gàu không?

Không hẳn, mặc dù cũng có thể. Hầu hết các loại gàu đều xuất hiện ở tuổi dậy thì, tăng đột biến trong những năm tuổi thiếu niên và lại giảm dần khi trưởng thành.

Nguyên nhân gây ra gàu?

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.

Ngoài ra, các tế bào da trên đầu luôn bong ra và rụng đi, nhưng thông thường quá trình này không nhìn thấy được. Các chuyên gia tin rằng sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên là malassezia đã gây ra tình trạng bong quá nhanh. Nếu điều này xảy ra bạn có thể nhận thấy các mảnh vảy màu trắng hoặc xám bay ra khỏi đầu con.

Gầu không lây nhiễm hoặc nguy hiểm nhưng có thể hơi ngứa và khó coi.

gau 1

Có thể là tình trạng nào khác?

Con bạn có thể đang bị lột da do cháy nắng da đầu. (Tránh nguy cơ này bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cho bé đội mũ khi đi ngoài trời). Ngoài ra có thể do con bạn sử dụng quá nhiều dầu gội và không gội sạch bằng nước sau đó. Hãy thử sử dụng chỉ một ít dầu gội đầu và gội sạch lại bằng nước hai lần.

Cũng có thể do bạn không gội đầu cho bé thường xuyên – dầu và tế bào da đã tích tụ trên da đầu, cũng gây ra gàu. Các khả năng khác là những tình trạng có thể gây tình trạng da bong tróc vẩy như eczema hoặc bệnh vẩy nến. Chấy, rận cũng có thể gây ngứa và tróc da, do bé gãi. Nếu bé dưới 12 tháng bé có thể bị viêm da tiết bã, một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Nếu bé bong tróc da đầu kèm theo tình trạng rụng tóc ở một vị trí cụ thể và có các tuyến bị sưng lên thì có thể bé bị bệnh ringworm, do nấm gây ra.

Làm gì để loại bỏ gàu

Nếu bạn đã loại trừ được các vấn đề khác, và con bị tình trạng gàu nhẹ, bạn có thể thử chải tóc trước khi gội đầu và gội hàng ngày bằng một loại dầu gội dịu nhẹ để loại bỏ phần vảy gàu thừa bong tróc.

Nếu không, hãy thử sử dụng một loại dầu gội dược liệu chứa axit tar hoặc salicylic. (Thảo luận với dược sĩ hoặc bác sĩ để đảm bảo rằng sản phẩm bạn chọn an toàn sử dụng cho bé ở tuổi của bé). Sử dụng hai lần một tuần hoặc nhiều hơn.

Ngoài ra bạn cũng có thể muốn dùng một loại dầu gội dịu nhẹ vào những ngày khác, ít nhất là cho đến khi tình trạng này được cải thiện. Tránh các sản phẩm dưỡng tóc và tạo kiểu tóc, chúng sẽ làm tình trạng gàu trở nên tồi tệ hơn.

Tôi có nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu da đầu bé bị gàu không?

Vì tình trạng gàu rất hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ, do đó tốt nhất là nên cho bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra, đặc biệt nếu bé bị ngứa nặng hoặc nếu bạn thấy có bất kỳ vùng vảy nến hoặc vùng da đỏ trên da đầu bé. Các vấn đề khác sẽ đòi hỏi các phương pháp điều trị khác. Ví dụ với bệnh nấm ringworm, trẻ sẽ cần thuốc để loại bỏ nấm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: bé bị gàu
Tin liên quan
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi da đầu khô và có nhiều mảng vảy da vàng, nâu hoặc chứa dầu. Tình trạng này là vô hại và thường tự biến mất trong khoảng 6-12 tháng, hoặc lâu hơn.

Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh
Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh

Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.

Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sơ sinh có những mảng dày cứng, màu vàng hoặc trắng giống như vảy trên da đầu. Những mảng này có thể xuất hiện ở bên dưới tóc, sau tai, trên trán, quanh nếp gấp da hoặc trên lông mày. Đó có thể là những dấu hiệu của viêm da tiết bã. Vấn đề này tuy vô hại nhưng nhìn rất khó chịu. Có nhiều cách để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và một trong số đó là sử dụng dầu dừa.

5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân gây ra gàu còn ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được dân gian gọi là “cứt trâu” và có biểu hiện là những mảng vảy dày có màu nâu vàng trên đầu của trẻ.

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  843 lượt xem

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1982 lượt xem

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

Các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  818 lượt xem

Bé nhà tôi bị nghẹt mũi. Không hiểu các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi của bé không, thưa bác sĩ?

Trẻ 7 tháng nặng 7,5kg và tình trạng ít nước mắt, có ghèn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  813 lượt xem

Bé nhà em đang 7 tháng tuổi. Em sinh bé lúc 38 tuần 1 ngày, bé nặng 3kg. Những tháng đầu bé đều tăng cân, tuy nhiên hơn 1 tháng nay bé không lên cân nữa và hiện tại 7 tháng, bé nặng 7,5kg. Em cho bé bú sữa ngoài hoàn toàn từ tháng thứ 5. Em dùng sữa công thức NAN 2 và ăn bột Dielac (bột mặn). Hiện tại bé bú ít và cũng biếng ăn bột. Mỗi lần cho bình sữa vào là bé khóc. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé có ổn không và em có phải sửa đổi gì trong chế độ ăn, bú sữa của bé không ạ? Ngoài ra, bé nhà em bị tình trạng không có nước mắt. Khi được 3 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị tắc tuyến lệ và hướng dẫn cách matxa. Đến nay, mắt trái của bé đã có ít nước mắt nhưng lại hay đổ ghèn. Em cho bé đi tái khám lại nhưng bé lại bị viêm phế quản và mới đi chích ngừa IPV nên bác sĩ nói chỉ làm được khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và sau khi chích ngừa 15 ngày. Bác sĩ cho em hỏi, bé bị như vậy thì thị giác của bé có bị làm sao không ạ? Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ ạ!

Tình trạng đi cầu nhiều lần của trẻ sơ sinh gần 1,5 tháng
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

Hiện tại bé nhà em được gần 1,5 tháng ạ. Khi sinh được 12 ngày thì bé có hiện tượng đi cầu rất nhiều lần. Có khi ngày đi từ 15 đến 20 lần. Nhưng mỗi lần đi lại rất ít, chỉ một chút xíu. Mỗi lần bé xì hơi, vặn người hay chỉ cần khóc to lên cũng bị mót phân ra. Tình trạng của bé như vậy có sao không và sẽ kéo dài bao lâu ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây