1

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ (lưỡi chẻ hình trái tim) có bình thường không?

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ  (lưỡi chẻ hình trái tim) có bình thường không? Tật dính thắng lưỡi ở trẻ (lưỡi chẻ hình trái tim) có bình thường không?

Nội dung chính bài viết:

  • Khoảng 4% trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi, tình trạng này dường như là do di truyền trong gia đình.
  • Dính thắng lưỡi làm giới hạn phạm vi chuyển động lưỡi của trẻ, có thể gây ra các vấn đề đối với việc ăn, nuốt, nói và có thể ảnh hưởng đến cả việc bú sữa mẹ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ dây thắng lưỡi là một phẫu thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả ngay lập tức. Bác sĩ gây tê, dùng kéo cắt và chỉ mất khoảng 1 giây, thủ thuật này còn ít đau hơn cả xỏ lỗ tai.

Có nhiều cha mẹ thắc mắc khi thấy lưỡi của bé dường như bị gắn chặt vào sàn miệng. Và tự hỏi đó có phải là điều bình thường không? Việc này không phải là hiếm. Nếu da nối dưới lưỡi của bé (một màng được gọi là dây thắng lưỡi (frenulum) quá ngắn, quá dày hoặc kéo dài về phía trước lưỡi quá nhiều, hoặc dính quá chặt, thì bé sẽ bị một tình trạng gọi là chứng cứng lưỡi (ankyloglossia), hoặc dính thắng lưỡi. Khoảng 4% trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi, tình trạng này dường như là do di truyền trong gia đình.

Có nhiều mức độ dính thắng lưỡi, tùy thuộc vào độ gần đầu lưỡi của dây thắng lưỡi. Một số trẻ bị dính nhiều hơn mức lý tưởng một chút, trong khi một số khác có một màng kéo đến tận đầu lưỡi. Lưỡi có vẻ như có viền hình trái tim vì dây thắng lưỡi kéo trung tâm lưỡi ngược trở lại.

Dính thắng lưỡi có gây ra vấn đề gì không?

Câu trả lời là có. Nhiều trường hợp dính thắng lưỡi có thể tự điều chỉnh trong 6 tuần đầu tiên sau khi bé được sinh ra, vì cấu trúc của miệng thay đổi, và một số trẻ sơ sinh học cách điều chỉnh khi tật dính thắng lưỡi không biến mất. Nhưng vì tật dính thắng lưỡi làm giới hạn phạm vi chuyển động lưỡi của trẻ, việc này có thể gây ra các vấn đề đối với việc ăn, nuốt và nói – chứ chưa nói đến việc liếm một que kem.

Liệu tật dính thắng lưỡi của trẻ có ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ không?

Có thể. Có bé có thể không gặp vấn đề gì cả, hoặc có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển lưỡi trong những chuyển động giống như sóng, cần thiết cho việc cho bú sữa mẹ hiệu quả. (Mút sữa từ bình không có cách chuyển động giống như vậy, nhưng một số trẻ bị dính thắng lưỡi thậm chí cũng gặp khó khăn trong việc bú bình.) Các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng. Hình dạng vú, kích cỡ núm vú, và độ đàn hồi của mô ngực của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bú của bé.

dinh thang luoi

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy tật dính thắng lưỡi của bé có thể gây ra các vấn đề cho việc ăn uống:

  • Bé liên tục ngừng mút trong khi bú.
  • Bé tạo ra tiếng ồn trong khi bú.
  • Bé tăng cân quá chậm.
  • Bạn bị đau đầu vú khi đang cho bú. (Bé có thể nhai nhiều hơn là bú trong khi cố gắng lấy sữa)
  • Nguồn sữa của bạn đang giảm.

Có thể khắc phục tật dính thắng lưỡi ở trẻ được không?

Câu trả lời là có. Dính thắng lưỡi được chữa dễ dàng bằng một ca phẫu thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả ngay tức khắc được gọi là phẫu thuật cắt bỏ dây thắng lưỡi.

Bác sĩ gây tê bằng thuốc gây tê tại chỗ, sau đó cắt nó bằng kéo. Chỉ mất một giây, và các bác sĩ nói rằng nó còn ít đau hơn xỏ lỗ tai. Một số phụ huynh cho biết, con họ thậm chí không khóc trong quá trình này, và những người khác cho biết, sự khó chịu dường như chỉ ở mức tối thiểu.

Nếu bạn lo lắng về tật dính thắng lưỡi của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ. Nếu nó ảnh hưởng đến việc bú của bé, hãy yêu cầu cắt nó đi. Nếu bạn nhận thấy bé bị dính thắng lưỡi, hãy trao đổi với bác sĩ, ngay cả khi bé không gặp vấn đề gì trong việc ăn uống. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định xem nó có nghiêm trọng đến mức can thiệp vào việc nói chuyện hoặc gây ra các vấn đề khác sau này hay không. Nha sĩ nhi khoa có thể cân nhắc xem liệu tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển miệng hoặc răng của bé hay không.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.

Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng
Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé trai 32 tháng tuổi nặng 12,3kg, cao 94cm là có phát triển bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  925 lượt xem

Bé trai nhà em hiện đang được 32 tháng tuổi. Bé nặng 12,3kg, cao 94cm. Bé ăn uống đa dạng thức ăn, ngày 5 bữa, uống 3 cữ sữa một ngày, mỗi cữ 120ml. Em có cho bé uống thêm sữa chua, xổ giun đều đặn. Tuy nhiên em thấy bé tăng cân chậm và không biết chiều cao cân nặng của bé có đủ so với tháng tuổi của bé không ạ?

Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1937 lượt xem

Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1557 lượt xem

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

Bé 2,5 tháng nặng 5,2kg tăng cân chậm hơn, ít bú hơn và giấc ngủ lộn xộn thì có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  871 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,1kg. Tháng đầu và tháng thứ 2 bé đều tăng 1kg. Hiện giờ bé đã được 2,5 tháng nhưng chỉ được 5,2kg. Vậy là trong vòng nửa tháng nay bé chỉ tăng được 200gr ạ. 1 tuần gần đây em thấy bé biếng bú hẳn đi. Nhiều lúc bé như không cảm thấy đói, ngủ 1 mạch 4 tiếng mà không chịu dậy bú. Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này cũng đảo lộn hết. Ban ngày có lúc bé chỉ ngủ 10 phút rồi lại dậy chơi liền 4 tiếng. Trộm vía bé vẫn chơi ngoan và cười nhiều ạ. Bé nhà em thay đổi như vậy có phải do có vấn đề về dinh dưỡng và bé ngủ như thế có bình thường không ạ?

Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  751 lượt xem

Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây