1

5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời 5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

1. Gọi điện cho chuyên gia về cho con bú

Nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú, đặc biệt là trong vài tuần đầu và khi họ trở lại làm việc. Nhưng trước khi từ bỏ, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ các chuyên gia về vấn đề này. Bác sĩ nhi khoa Alanna Levine nói: “Các phòng khám nhi khoa thường không hỗ trợ nhiều về vấn đề tiết sữa, nhưng nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào với việc hút hoặc cung cấp sữa cho bé, các chuyên gia tư vấn về cho con bú có rất nhiều lời khuyên có thể hữu ích cho bạn”.

Có thể bắt đầu bằng cách hỏi những mẹ cũng đã gặp các vấn đề về cho con bú hoặc nhờ chuyên gia tư vấn. Nếu bạn có thể cố gắng duy trì cho con bú ít nhất 4 tháng thì sẽ tạo được sự khác biệt rất lớn về sức khỏe cho con mình. Nancy Krebs, một bác sĩ nhi khoa và chuyên gia về dinh dưỡng nói: "Nuôi con bằng sữa mẹ trong một tháng có thể mang lại rất nhiều lợi ích", nhưng các nghiên cứu cho thấy, có thể giảm được các bệnh nhiễm trùng tai, tiêu chảy vv… ở những bé được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu”.

2. Không cho trẻ uống nước ép trái cây

“Nước ép trái cây thực sự không cần thiết, đặc biệt là trong năm đầu tiên", bác sĩ nhi khoa Sindhu Philip nói. "Sữa mẹ, sữa công thức và nước chứa tất cả các dưỡng chất cần thiết cho con bạn. Hơn nữa, trẻ sơ sinh có thể phát triển xu hướng thích đồ ngọt nếu chúng được giới thiệu các loại nước ép hoặc thực phẩm có đường từ sớm".

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đợi cho đến khi bé được một năm, mới cho uống nước trái cây, và chỉ hạn chế ½ ly mỗi ngày.

3. Không đốt cháy giai đoạn khi giới thiệu thức ăn cho bé

Cha mẹ rất nóng lòng muốn giới thiệu cho con mình một thế giới phong phú các loại thực phẩm rắn, nhưng chính điều này khiến cha mẹ vô tình vượt quá giới hạn những đồ mà trẻ có thể xử lý được. “Đường thở của một người chỉ bằng chiều rộng của ngón tay út. Bất cứ thứ gì quá lớn, đặc biệt nếu nó cứng hoặc trơn – đều có thể bị mắc kẹt. Trẻ sơ sinh có thể nuốt chửng nếu bé không có răng và vẫn chưa thể nhai”, Bác sĩ nhi khoa Jennifer Shu cho biết.

Các món đồ ăn nguy hiểm tiềm ẩn mà cha mẹ thường cho con ăn bao gồm: nho, cà rốt xắt miếng, hạt lạc. Bác sĩ khuyên bạn nên chờ cho đến khi bé mọc răng hàm thì mới cho ăn những món như thế, ngoài ra ở lứa tuổi nhỏ chỉ nên cho thức ăn mềm đã được cắt nhỏ hoặc dễ nát, vỡ.

4. Vệ sinh răng miệng cho bé ngay khi chúng mọc lên

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng răng sữa của trẻ sẽ rụng đi, vậy việc gì phải tác động đến nó. Nhưng răng sữa giống như những “kẻ giữ chỗ, tạo nền tảng” cho răng chính, vì thế bạn cũng sẽ muốn giữ vệ sinh cho nó. “Hãy bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé ngay khi bạn nhìn thấy răng hoặc thậm chí trước đó – bạn có thể lau lợi, nướu cho bé bằng khăn trước khi đi ngủ để duy trì thói quen răng giữ miệng sạch sẽ trước khi ngủ”.

5. Hãy để bạn bè và gia đình bạn theo dõi tình trạng trầm cảm sau sinh của mình

Trong khi hầu hết phụ nữ - khoảng 80% - trải qua giai đoạn trầm cảm ngắn ngủi, không đáng lo ngại – thì cũng có từ 10 đến 20% người bị trầm cảm nặng sau sinh, hay còn gọi là PPD. Trầm cảm lâm sàng, nếu không được chữa trị có thể để lại những hậu quả nghiệm trọng cho trẻ sơ sinh cũng như người mẹ. Các nghiên cứu cho thấy PPD can thiệp vào sự liên kết giữa mẹ và con và các bé sinh ra từ mẹ bị PPD thường khóc nhiều hơn, thường bị chậm phát triển ngôn ngữ và có vấn đề về hành vi sau này.

Levine nói rằng PPD có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên. Vì phụ nữ bị PPD thường không nhận ra họ đang chán nản, vì thế bạn bè, gia đình và chồng cần tìm kiếm những dấu hiệu cảnh báo như: cảm giác buồn và không quan tâm đến cuộc sống, chán ăn, khó ngủ (hoặc ngủ quá nhiều), tách rời bạn bè và gia đình, cảm thấy vô ích, có ý nghĩ muốn làm hại con, hoặc mong muốn con không có ở đó, để kịp thời can thiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?

Khó có thể phân biệt được giữa “cảm lạnh thông thường” – bệnh có thể khiến bé mệt nhưng không nguy hiểm – với các chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tại sao trẻ 6 tháng tuổi không bắt ti mẹ và chỉ bú trong lúc ngủ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1561 lượt xem

Bé nhà em 6 tháng tuổi. Em sinh bé được 3,1kg nhưng hiện tại bé chỉ được 5,6kg. Không hiểu vì sao bé nhà em như kiểu sợ vú mẹ, không chịu ngậm ti dù đã đói từ 4 đến 5 tiếng. Em toàn phải cho bé bú khi đã ngủ say. Khoảng 3 tiếng em cho bé bú một lần, nhưng bé không chịu, phải sau 4 đến 5 tiếng bé mới chịu bú và chỉ bú một bên vú. Mỗi bên vú cả em khi căng đầy chỉ khoảng 60ml hoặc ít hơn. Càng lớn, cho bé bú lại càng khó khăn. Hiện tại bé đã biết lật nên mỗi lần bú là bé lắc và trở người liên tục. Bé không bú bình và em có cho bé uống sữa công thức bằng muỗng nhưng bé cũng không hợp tác. Bác sĩ cho em hỏi không biết bé có bị bệnh gì trong người không mà lại không bắt ti mẹ như vậy? Và với tình trạng suy dinh dưỡng của bé thì em cần làm gì ạ?

Bé trai 6 tháng 10 ngày nặng 9,2kg đi ngoài thườngrặn đỏ mặt và có máu trong phân thì phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  735 lượt xem

Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

Quấn ngủ cho bé rồi bật điều hòa 25 độ có tốt cho trẻ 3 tháng tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  801 lượt xem

Bé nhà em lúc sinh nặng 3,4kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,8kg, cao 60cm. Hàng ngày em tưa lưỡi cho bé rất sạch sẽ nhưng gần đây bé cứ phun nước bọt quanh miệng, như vậy là sao ạ? Em cho bé bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa công thức. Cứ cách 4 tiếng em cho bé bú 1 lần, mỗi lần được 140ml. Tuy nhiên khi bú xong bé rất hay ợ hơi và nấc cục. Bé 3 ngày mới đi ngoài 1 lần ạ. Em đang EASY, áp dụng bật điều hòa 25 độ rồi quấn Ngủ cho bé có ổn không ạ?

Làm gì để trẻ hơn 1 tháng tuổi hết đờm nhớt và khò khè trong cổ họng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  610 lượt xem

Bé nhà em sinh ra khi được 1 tuần tuổi thì có hiện tượng khò khè và thấy đờm nhớt trong cổ họng. Em có hấp húng chanh và mật ong cho bé uống nhưng mãi vẫn chưa cải thiện. Hiện bé đã được 1 tháng 10 ngày rồi ạ. Bé còn nhỏ quá nên em không dám cho bé đi khám vì sợ bác sĩ kê kháng sinh. Giờ em phải làm gì đây ạ?

Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3034 lượt xem

Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây