1

Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng

Bác sĩ sẽ làm gì?

Cân đo cho bé

Bạn cần phải cởi bỏ hoàn toàn quần áo của trẻ khi cân. Bác sĩ sẽ cân, đo chiều dài cho bé và đo chu vi đầu cũng như viết các con số trên biểu đồ tăng trưởng. Biểu đồ này sẽ cho phép bạn và bác sĩ theo dõi tỷ lệ tăng trưởng của bé.

Kiểm tra thể chất tổng quát

  • Tim và phổi: Sử dụng ống nghe để kiểm tra xem nhịp tim của bé có gì bất thường hay không hoặc các vấn đề về hô hấp.
  • Mắt: Kiểm tra các dấu hiệu của tình trạng bẩm sinh và các vấn đề khác. Cũng có thể kiểm tra các tuyến lệ, ống nước mắt bị bít tắc hoặc dịch tiết
  • Tai: Tìm các dấu hiệu nhiễm trùng và quan sát cách bé phản ứng với âm thanh
  • Miệng: Tìm các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng, răng mới mọc và một số vấn đề khác
  • Đầu: Kiểm tra các điểm mềm (fontanels) và hình dạng của đầu bé.
  • Cơ thể: Kiểm tra phản xạ và cơ của bé, và kiểm tra da xem có bị phát ban đỏ hay không. Da nhợt nhạt là dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt mà trẻ sơ sinh thường có nguy cơ gặp phải ở độ tuổi từ 9 đến 24 tháng.
  • Bụng: Nhấn nhẹ vào vùng bụng để kiểm tra tình trạng thoát vị hoặc bất cứ cơ quan nào bị trương to
  • Bộ phận sinh dục: Cởi tã và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Hông và chân: Di chuyển chân bé xung quanh để tìm kiếm các vấn đề trong khớp hông.

Tiêm phòng cho bé

Bé sẽ được tiêm các mũi như Hib, phế cầu, thủy đậu (varicella), MMR, và vắc xin viêm gan A (kết hợp thành hai hoặc ba mũi tiêm). Ngoài ra còn có các mũi viêm gan B, và bại liệt (nếu chưa được tiêm liều thứ ba).

Xử lý các mối lo ngại

Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng như đánh giá nguy cơ ngộ độc chì của bé và yêu cầu thử máu để sàng lọc nếu cần.

Bác sĩ sẽ giải đáp mọi tắc mắc của bạn như các vấn đề về bổ sung vitamin, xử lý khi bé bị ngã, cắt và xước, hỏi bạn một số câu hỏi quan trọng và giúp bạn xác định được điều gì là bình thường ở lứa tuổi này.

Bác sĩ có thể:

  • Cân và đo cho bé để chắc chắn rằng bé đang phát triển với tốc độ ổn định và khỏe mạnh.
  • Kiểm tra tim và nhịp thở của trẻ.
  • Kiểm tra mắt và tai của trẻ.
  • Đo kích thước đầu để theo dõi sự tăng trưởng của não.
  • Trả lời bất cứ câu hỏi nào về vitamin, nếu bạn muốn bổ sung cho con
  • Giải quyết bất cứ thắc mắc nào của bạn về sức khoẻ của bé, bao gồm cách điều trị cảm lạnh, ho, bị cứa, sưng và ngã.
  • Đảm bảo con tiếp tục học các kỹ năng mới và không để mất những kỹ năng cũ.
  • Cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển, tính khí và hành vi của con bạn ở độ tuổi này
  • Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm chì và xét nghiệm máu để kiểm tra nếu cần
  • Yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Bác sĩ có thể hỏi:

  • Tình trạng ngủ của con? Bé 12 tháng tuổi có thể thức giấc vào ban đêm. Bác sĩ sẽ cung cấp những gợi ý hữu ích nếu bạn có thể thông tin chi tiết về khoảng thời gian và thời điểm bé đi ngủ. Hầu hết trẻ 12 tháng đều ngủ dưới 11 tiếng vào ban đêm và chỉ dưới 3 tiếng vào ban ngày.
  • Bé ăn uống như nào? Trẻ 12 tháng có thể tự ăn bốc bằng tay và tự uống nước bằng cốc. Hầu hết bé đã tăng được gấp 3 lần cân nặng khi sinh. Đừng lo lắng nếu bé có nhẹ hơn hoặc nặng hơn một chút so với chuẩn.
  • Bé có bao nhiêu răng? Nhiều trẻ 12 tháng tuổi đã có đến tám răng. Nhưng những trẻ khác vẫn chưa có cái nào. Nướu của bé có thể sẽ bị sưng đỏ khi răng trồi lên, nếu cần bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giảm đau. Lưu ý, ngay khi răng mọc lên, hãy bắt đầu đánh răng cho bé một lần một ngày.
  • Bé có gắng sức tự mình đứng, đi hay không? Vào thời điểm này, con bạn có lẽ giống những con tàu trải nghiệm, đã có thể tự đứng lên trên đôi chân của mình, thậm chí còn bước đi những bước đầu tiên. Nếu không, cũng đừng lo lắng, nhiều trẻ đến tận 14, 15 tháng mới bắt đầu chập chững biết đi. Nhưng nếu bé không thể đứng, chịu được trọng lượng cơ thể trên đôi bàn chân thì hãy nói với bác sĩ. Ngoài việc tự đứng lên, bé cũng nên biết bò hoặc tiếp cận xung quanh theo một số cách khác nhau. Nếu bé không thể làm thế, hãy cho bác sĩ biết.
  • Bé có chỉ vào đồ vật không? Trong khoảng từ 9 đến 12 tháng hầu hết trẻ em sẽ bắt đầu chỉ vào những thứ thú hút sự chú ý của bé, như đồ chơi hoặc những chú chó. Đây là nỗ lực giao tiếp không bằng miệng với bạn và là bước quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ.
  • Bé nói được những gì? Ở lứa tuổi này, hầu hết trẻ đều có thể kết hợp được các âm tiết với nhau, ví dụ như ba, mẹ, bà.... và cũng có thể nói một vài từ khác. Hãy nói cho bác sĩ xem bé có thể hiểu được những điều gì. Bé nên hiểu và phản ứng lại khi có ai gọi tên mình, cũng như có những phản ứng khác thể hiện sự quan têm đến cuộc đối thoại với người khác. Nếu bé không phát ra được âm thanh gì, cũng như không có thái độ đáp lại, hãy báo ngay với bác sĩ.
  • Các kỹ năng xã hội của bé? Hầu hết những trẻ một tuổi đều thích các trò chơi đơn giản dành cho bé. Bé sẽ bắt chước các hành động vui nhộn, và luôn tỏ ra hiếu kỳ, tò mò. Bé sẽ luôn tìm kiếm sự tương tác với những người thân quen, và lo sợ khi tách rời khỏi bạn hoặc khi xung quanh toàn người lạ.
  • Các kỹ năng vận động của bé? Bé 1 tuổi thích chỉ tay vào đồ vật, và có thể sử dụng cả hai bàn tay khi chơi. Nếu bé không dùng cả hai tay như nhau hãy nói cho bác sĩ biết.
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường ở mắt bé, hay cách bé nhìn vào đồ vật. Trong mỗi lần khám sức khỏe, bác sĩ nên kiểm tra cấu tạo cũng như khả năng di chuyển mắt hợp lý của bé.
  • Khả năng nghe của bé? Nếu bé 12 tháng nhưng khi có âm thanh phát ra bé không hề để ý hoặc không quay người về hướng âm thanh, hãy nói cho bác sĩ. Các vấn đề về thính giác càng phát hiện sớm càng tốt cho việc điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 3 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 4 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 4 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 4 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 5 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 5 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 5 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 6 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé 1 tháng 12 ngày mà chỉ đi ị 1 lần/ngày hoặc 2 đến 3 ngày đi 1 lần có cần đi khám không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  969 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi tình trạng này có đáng lo ngại và phải đi khám không ạ. Bé nhà em từ ngày sinh ra tới giờ chỉ đi ị có 1 lần 1 ngày hoặc có hôm 2-3 ngày đi 1 lần. Bé bú mẹ hoàn toàn, em nhiều sữa toàn phải vắt bớt ra, con không tăng cân nhiều nhẹ cân. Giờ bé được 1m12d rồi. Em lo là bé có vấn đề đường ruột và sữa mẹ kém nên không tăng cân, tháng đầu bé tăng có 7 lạng thôi ạ

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1210 lượt xem

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

Trẻ sơ sinh bị ra máu vùng kín thì nên đi thăm khám thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  11422 lượt xem

Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?

Trẻ 3 tháng 9 ngày bị ọc sữa có nên cho đi khám hay sẽ tự hết?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  536 lượt xem

Bé nhà em bị ọc sữa nhiều. Hiện bé đã được 3 tháng 9 ngày. Em có nên cho bé đi khám không hay tình trạng ọc sữa của bé sẽ tự hết ạ?  

Trẻ 2 tháng 16 ngày giấc ngủ ngắn và sáng ngủ dậy hay ho và hắt xì thì có cần đi khám không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  465 lượt xem

Hiện bé nhà tôi đang được 2 tháng 16 ngày. Giấc ngủ của bé rất ngắn. Ban ngày bé bú no rồi ngủ quên, mẹ đặt xuống nhưng chỉ 20-30 phút là thức. Sau đó tôi lại cho bú để tiếp tục ngủ thì cũng chỉ ngủ được chừng đó th ời gian thôi. Ngoài ra, sáng khi thức dậy bé hay hắt xì và ho. Tôi có cần cho bé đi khám không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây