1

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 7 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 7 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 7 tuổi Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 7 tuổi

Bác sĩ có thể:

  • Cân đo cho bé để đảm bảo bé đang phát triển với tốc độ ổn định và khỏe mạnh.
  • Kiểm tra huyết áp bé.
  • Kiểm tra tim và nhịp thở.
  • Kiểm tra sổ tiêm chủng của bé và hẹn lịch tiêm những mũi mới cho bé, cũng như bổ sung những mũi đã bỏ lỡ.
  • Kiểm tra khả năng nghe của bé.
  • Kiểm tra cấu trúc và độ liên kết của đôi mắt, kiểm tra xem chúng di chuyển có phù hợp không và tìm kiếm các dấu hiệu những vấn đề bẩm sinh về mắt.
  • Tiến hành kiểm tra bệnh lao nếu con bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
  • Kiểm tra chứng vẹo cột sống bằng cách yêu cầu bé đứng lên, sau đó cúi người để chạm vào ngón chân mình, như thế bác sĩ có thể nhìn rõ cột sống của bé.

Các câu bác sĩ có thể hỏi:

  • Bé đang ăn gì? Lên 7, con bạn có thể tự làm đồ ăn nhẹ (hoặc ít nhất là tìm được hộp bánh quy mà bạn đã cất trong tủ). Điều này làm cho bạn khó điều chỉnh bữa ăn của bé hơn nhưng không phải là không thể.
  • Bé có ngủ đủ 10 tiếng một đêm không? Trông bé có tỉnh táo khi thức không? Giờ đi ngủ tốt nhất cho bé ở độ tuổi này là khoảng từ 8 đến 9 giờ tối
  • Bé đến trường bằng cách nào? Bây giờ bé đã đủ lớn để đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường một mình, điều quan trọng là phải đảm bảo bé đến nơi an toàn.
  • Bé có thích đi học không? Một đứa trẻ luôn bồn chồn chân không yên ở trường sẽ khó mà thích thú với việc học. Bé làm bài tập ở nhà và áp lực đi học như nào?
  • Bé có biết địa chỉ và số điện thoại nhà mình không. Lên 7 tuổi, bé nên nhớ được thông tin này
  • Bạn có kế hoạch dạy cho bé về kế hoạch an toàn phòng cháy chữa cháy không? Ở độ tuổi này bé có thể làm theo một kế hoạch an toàn phòng cháy chữa cháy. Hãy luyện tập quá trình thoát ra khỏi nhà một cách an toàn trong trường hợp có hỏa hoạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 3 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 4 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 4 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 4 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 5 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 5 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 5 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 6 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 8 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 8 tuổi

Lên 8 tuổi, bé có thể bắt đầu giai đoạn tuổi dậy thì hoặc có những thắc mắc về giai đoạn này. Nếu bé muốn nói chuyện với bác sĩ một mình, đừng lo lắng, thay vào đó hãy vui mừng vì con bạn đã chịu chia sẻ với ai đó về những vấn đề này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh bị ra máu vùng kín thì nên đi thăm khám thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  11448 lượt xem

Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?

Nhỏ nước muối sinh lý cũng không hết ghèn ở mắt bé 10 ngày tuổi thì cần đi khám ở đâu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  813 lượt xem

Em sinh bé đã được 10 ngày tuổi rồi. Tuy nhiên, từ lúc sinh ra đến giờ mắt bé cứ có ghèn. Em có nhỏ nước muối sinh lý rồi day mắt mà vẫn không thấy đỡ. Em cần cho bé đi khám ở bệnh viện nào thì uy tín ạ? Và bé cần điều trị thế nào, thưa bác sĩ?  

Trẻ 1 tuổi đi ngoài phân nước, mùi tanh, chua thì có nên cho đi khám không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  610 lượt xem

Bé nhà em đang được 12 tháng tuổi. 10 ngày nay bé bị đau bụng, đi ngoài, bác sĩ có khám và kê thuốc cho bé nhưng chỉ giảm đi ngoài, ngày 7-8 lần còn vẫn không thấy cháu khỏi. Phân đi có mùi tanh, chua, có khi toàn nước. Cháu vẫn bú mẹ và chơi bình thường. Em có nên cho cháu đi khám nữa không ạ?

Trẻ hơn 6 tháng tuổi ngày đi ngoài 5-6 lần, phân lỏng thì có cần đi khám không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2638 lượt xem

Hiện bé nhà em đang được hơn 6 tháng tuổi. Từ tháng thứ 2 là bé hoàn toàn bú sữa công thức, trước giờ chỉ uống 1 loại ạ. Khoảng 3,4 hôm nay cháu bị đi tiêu chảy. Em có cho bé đi khám bác sĩ và uống thuốc nhưng ngày bé vẫn đi 5,6 lần, phân hơi lỏng ạ. Trước em có đổi qua bột mặn ăn dặm cho bé nhưng từ khi bị tiêu chảy thì ngừng không ăn. Bé nhà em như vậy có cần phải cho đi khám lại không?

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1333 lượt xem

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây