Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi
Bác sĩ có thể sẽ:
- Cân đo để đảm bảo bé đang phát triển với tốc độ ổn định và khỏe mạnh
- Kiểm tra huyết áp bé
- Kiểm tra tim và nhịp thở
- Kiểm tra mắt và tai của trẻ.
- Tiêm phòng những vắc xin bé đã bỏ lỡ trước đó
- Tiến hành kiểm tra bệnh lao nếu con bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
- Xét nghiệm tình trạng thiếu máu và ngộ độc chì nếu con bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ mới nào
- Giải quyết mọi lo ngại về sức khoẻ của con bạn. Ở lứa tuổi này trẻ thường bị cảm lạnh, đặc biệt nếu trẻ đi học ở nhà trẻ hoặc trường mầm non, nơi sẽ tiếp xúc với nhiều trẻ khác.
- Hỏi về những thay đổi trong thói quen của bé (ví dụ nếu hiện bạn đang cho bé đi mẫu giáo)
- Nói chuyện với con bạn về những hoạt động nào mà bé thích, những cuốn sách mà bé đọc, và những người bạn của bé, đánh giá kỹ năng nghe và kỹ năng ngôn ngữ của bé. (Ví dụ, nếu con bạn nói quá lớn hoặc quá nhỏ, bé có thể gặp vấn đề về nghe).
- Cho con bạn một số hướng dẫn đơn giản và yêu cầu làm theo. (Nếu con bạn không tuân theo lệnh, hoặc có vẻ không nghe thấy bạn, hãy nói với bác sĩ.)
- Cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển, tính khí và hành vi của con bạn.
Các câu hỏi bác sĩ có thể hỏi:
- Bé có khó ngủ không? Trẻ 3 tuổi thường ngủ trung bình 12 giờ một ngày và đôi khi vẫn cần một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều. Những đứa trẻ lớn hơn này thường có trí tưởng tượng mạnh mẽ, điều này có thể gây lo sợ về tiếng ồn, tiếng động lạ hoặc sợ một mình. Tất cả có thể khiến bé khó ngủ ngon hơn. Một khi đã ngủ, chúng cũng có thể bị đánh thức bởi những cơn ác mộng vào ban đêm.
- Bé thích ăn gì? Con của bạn cần có một chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh để bé có năng lượng tiếp tục trong những ngày “bận rộn”.
- Trẻ thích sử dụng tay trái hay tay phải? Ở độ tuổi này bé có thể thích sử dụng tay nào đó hơn, trẻ có thể nhầm lần tay nọ với tay kia do vấn đề về phối hợp. Bác sĩ có thể yêu cầu bé vẽ trên một tờ giấy để có thể quan sát được kỹ hơn
- Việc đi vệ sinh của bé như nào? Ở độ tuổi này hầu hết bé đã có thể tự đi vệ sinh hoặc dùng bô, nhưng nhiều bé vẫn cần mặc bỉm khi ngủ vào ban đêm và có những bé đến 4 tuổi mới có thể tự đi vệ sinh.
- Bé có chơi hòa đồng với người khác không? Trẻ 3 tuổi thường khó có thể chia sẻ đồ chơi của mình cho người khác. Bác sĩ sẽ hỏi xem con bạn có trở nên hung dữ với những trẻ khác, đánh, cắn trẻ khác khi phải chia sẻ đồ chơi không. Họ có thể có một số mẹo để kiềm chế hành vi hung dữ này và gợi ý những cách khuyến khích trẻ chia sẻ đồ.
- Bé phản ứng như nào khi bạn bỏ bé ở nhà trẻ hoặc ở người nào khác? Mặc dù bé vẫn thích bạn hơn người khác, nhưng ở độ tuổi này bé đã dễ ràng tách mẹ so với khi còn 1, 2 tuổi. Điều chỉnh bản thân để có thể tách khỏi bạn là dấu hiệu cho thấy bé đang trưởng thành về tinh thần và khá mạnh mẽ.
- Bé thích trò chơi nào? Một danh sách các hoạt động bé thích sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé. Ở độ tuổi này bé thích chơi các trò chơi tưởng tượng – như đóng giả là chủ bữa tiệc trà với khách mời là những thú nhồi bông. Bé cũng có xu hướng thích đọc sách, tô màu và vẽ.
- Bé đã được nha sĩ thăm khám chưa? Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ nến thăm khám nha sĩ sau khi tròn 1 tuổi. Nếu con của bạn chưa làm thì đây là thời điểm phù hợp. (Ở tuổi này, bé nên đánh răng với sự giúp đỡ của bạn hai lần một ngày.)
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 4 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 5 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 6 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 7 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Lên 8 tuổi, bé có thể bắt đầu giai đoạn tuổi dậy thì hoặc có những thắc mắc về giai đoạn này. Nếu bé muốn nói chuyện với bác sĩ một mình, đừng lo lắng, thay vào đó hãy vui mừng vì con bạn đã chịu chia sẻ với ai đó về những vấn đề này.
- 1 trả lời
- 11419 lượt xem
Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 794 lượt xem
Em sinh bé đã được 10 ngày tuổi rồi. Tuy nhiên, từ lúc sinh ra đến giờ mắt bé cứ có ghèn. Em có nhỏ nước muối sinh lý rồi day mắt mà vẫn không thấy đỡ. Em cần cho bé đi khám ở bệnh viện nào thì uy tín ạ? Và bé cần điều trị thế nào, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 594 lượt xem
Bé nhà em đang được 12 tháng tuổi. 10 ngày nay bé bị đau bụng, đi ngoài, bác sĩ có khám và kê thuốc cho bé nhưng chỉ giảm đi ngoài, ngày 7-8 lần còn vẫn không thấy cháu khỏi. Phân đi có mùi tanh, chua, có khi toàn nước. Cháu vẫn bú mẹ và chơi bình thường. Em có nên cho cháu đi khám nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 2618 lượt xem
Hiện bé nhà em đang được hơn 6 tháng tuổi. Từ tháng thứ 2 là bé hoàn toàn bú sữa công thức, trước giờ chỉ uống 1 loại ạ. Khoảng 3,4 hôm nay cháu bị đi tiêu chảy. Em có cho bé đi khám bác sĩ và uống thuốc nhưng ngày bé vẫn đi 5,6 lần, phân hơi lỏng ạ. Trước em có đổi qua bột mặn ăn dặm cho bé nhưng từ khi bị tiêu chảy thì ngừng không ăn. Bé nhà em như vậy có cần phải cho đi khám lại không?
- 1 trả lời
- 1305 lượt xem
Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?