Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 5 tuổi
Bác sĩ có thể:
- Cân đo cho bé để đảm bảo bé đang phát triển với tốc độ ổn đinh và khỏe mạnh
- Kiểm tra huyết áp bé
- Kiểm tra tim và nhịp thở
- Kiểm tra sổ tiêm chủng của bé và hẹn lịch tiêm những mũi mới cho bé, cũng như bổ sung những mũi đã bỏ lỡ
- Tiến hành kiểm tra bệnh lao nếu con bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
- Yêu cầu bé vẽ một bức tranh về một ai đó để xem liệu khái niệm về con người của bé đã phát triển bao gồm các chi tiết cụ thể hơn như chân và tay hay chưa
- Yêu càu bé viết tên bé
- Hỏi và trò chuyện với bé để phát hiện bất cứ vấn đề nào về lời nói của trẻ.
- Hỏi bé về trường học, bạn bè để xem liệu bé có đang phát triển mối quan hệ bạn bè, hoặc xem cách bé thích nghi với những điều mới mẻ.
- Giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về sự phát triển của bé, sự tị nạnh, ganh đua giữa các anh chị em trong nhà, ý chí sẵn sàng đi học hoặc những hạn chế nào đó
- Kiểm tra cấu trúc và độ liên kết của đôi mắt, kiểm tra xem chúng di chuyển có phù hợp không và tìm kiếm các dấu hiệu những vấn đề bẩm sinh về mắt
- Kiểm tra tầm nhìn của bé
- Kiểm tra khả năng nghe của bé
Các câu bác sĩ có thể hỏi
- Bé có bạn thân không? Một khi trẻ bắt đầu đi học, các em sẽ phát triển những tình bạn thân thiết. Nếu bạn nhận thấy con mình không quan tâm đến những đứa trẻ khác, nó có thể báo hiệu một vấn đề về tình cảm hoặc sự phát triển. Phát hiện sớm điều này là việc rất quan trọng vì trẻ có thể gặp phải những vấn đề nhất định như chứng tự kỷ, mà càng sớm phát hiện và điều trị càng tốt.
- Bé có biết địa chỉ và số điện thoại nhà mình không?
- Học thuộc lòng là một kỹ năng nhận thức sẽ phát triển rất nhanh ở giai đoạn này. Nếu bé gặp vấn đề về việc ghi nhớ, có thể bé sẽ cần các mẹo để hỗ trợ nhờ, như hát số điện thoại và địa chỉ theo giai điệu của một bài hát. Nếu điều này vẫn không giúp ích gì, có thể bác sĩ sẽ muốn đánh giá các kỹ năng học tập của bé
- Bé có thể làm theo những hướng dẫn phức tạp không? Khoảng độ tuổi này, trẻ em có khả năng tập trung chú ý lâu để thực hiện theo các hướng dẫn với ba hoặc bốn bước. Nhưng nếu con của bạn phải cố gắng rất nhiều để theo dõi và hoàn thành nhiệm vụ, bác sĩ có thể muốn sàng lọc kiểm tra xem bé có gặp vấn đề về sự tập trung hay các vấn đề khác trong học tập hay không.
- Bé có tự chọn đồ và tự mặc cho mình không? Hầu hết trẻ em ở độ tuổi này đều khá tự tin và bắt đầu khẳng định sự độc lập của mình bằng cách tự ăn mặc. Nhưng nếu một đứa trẻ vẫn cần được giúp đỡ, đó có thể là một dấu hiệu của vấn đề về các kỹ năng vận động. Bác sĩ cũng có thể sẽ loại bỏ khả năng đó hoặc đưa ra lời khuyên để giúp con trở nên tự chủ hơn.
- Bé có đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày không? Bác sĩ sẽ kiểm tra răng lợi của con bạn và hỏi xem con bạn có thường xuyên thăm khám nha sĩ. Nếu bé bị sâu răng, nó có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn (không phải răng sữa) của bé và gây ra các vấn đề đáng ngại.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 3 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 4 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 6 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 7 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Lên 8 tuổi, bé có thể bắt đầu giai đoạn tuổi dậy thì hoặc có những thắc mắc về giai đoạn này. Nếu bé muốn nói chuyện với bác sĩ một mình, đừng lo lắng, thay vào đó hãy vui mừng vì con bạn đã chịu chia sẻ với ai đó về những vấn đề này.
- 1 trả lời
- 11419 lượt xem
Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 794 lượt xem
Em sinh bé đã được 10 ngày tuổi rồi. Tuy nhiên, từ lúc sinh ra đến giờ mắt bé cứ có ghèn. Em có nhỏ nước muối sinh lý rồi day mắt mà vẫn không thấy đỡ. Em cần cho bé đi khám ở bệnh viện nào thì uy tín ạ? Và bé cần điều trị thế nào, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 594 lượt xem
Bé nhà em đang được 12 tháng tuổi. 10 ngày nay bé bị đau bụng, đi ngoài, bác sĩ có khám và kê thuốc cho bé nhưng chỉ giảm đi ngoài, ngày 7-8 lần còn vẫn không thấy cháu khỏi. Phân đi có mùi tanh, chua, có khi toàn nước. Cháu vẫn bú mẹ và chơi bình thường. Em có nên cho cháu đi khám nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 2618 lượt xem
Hiện bé nhà em đang được hơn 6 tháng tuổi. Từ tháng thứ 2 là bé hoàn toàn bú sữa công thức, trước giờ chỉ uống 1 loại ạ. Khoảng 3,4 hôm nay cháu bị đi tiêu chảy. Em có cho bé đi khám bác sĩ và uống thuốc nhưng ngày bé vẫn đi 5,6 lần, phân hơi lỏng ạ. Trước em có đổi qua bột mặn ăn dặm cho bé nhưng từ khi bị tiêu chảy thì ngừng không ăn. Bé nhà em như vậy có cần phải cho đi khám lại không?
- 1 trả lời
- 1306 lượt xem
Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?