Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Bác sĩ sẽ làm gì?
Cân đo cho bé
Bạn cần phải cởi bỏ hoàn toàn quần áo của trẻ khi cân. Bác sĩ sẽ cân, đo chiều dài cho bé và đo chu vi đầu cũng như viết các con số trên biểu đồ tăng trưởng.
Biểu đồ này cho phép bạn so sánh bé với những đứa trẻ cùng độ tuổi khác. Nhưng việc bé ở phần trăm thứ 5, hay 95 cũng chẳng quan trọng, miễn là tỉ lệ phát triển của bé ổn định từ lần thăm khám thứ nhất cho đến lần thăm khám tiếp theo.
Kiểm tra thể chất tổng quát
- Tim phổi: Sử dụng ống nghe để kiểm tra xem nhịp tim của bé có gì bất thường hay không hoặc các vấn đề về hô hấp.
- Mắt: Kiểm tra các dấu hiệu của tình trạng bẩm sinh và các vấn đề khác. Cũng có thể kiểm tra các tuyến lệ, ống nước mắt bị bít tắc hoặc dịch tiết
- Tai: Tìm các dấu hiệu nhiễm trùng và quan sát cách bé phản ứng với âm thanh
- Miệng: Tìm các dấu hiệu của bệnh thrush (bệnh nấm miệng, bệnh lý nghiêm trọng có ảnh hưởng tới niêm mạc, da và thậm chí cả các cơ quan nội tạng)
- Đầu: Kiểm tra các điểm mềm (fontanels) và hình dạng, đồng thời xem xét xem đầu bé có phát triển một điểm phẳng không (đây là thời điểm bị tình trạng này)
- Cơ thể: Kiểm tra phản xạ và cơ bắp của em bé và kiểm tra da xem có bị phát ban hay không
- Bụng: Nhấn nhẹ vào vùng bụng để kiểm tra thoát vị hoặc bất cứ cơ quan nào bị trương to
- Bộ phận sinh dục: Cởi tã và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
- Hông và chân: Di chuyển chân bé xung quanh để tìm kiếm các vấn đề trong khớp hông.
Tiêm phòng cho bé
Bé sẽ được tiêm phòng phế cầu, DTaP, Hib, vắc xin bại liệt (kết hợp trong 2 mũi) và nhỏ vắc xin Rota. Bé cũng được tiêm vắc xin viêm gan B nhắc lại lần 2 nếu bé vẫn chưa được tiêm trong lần thăm khám ở tháng thứ nhất.
Giải quyết các mối lo ngại khác
Bác sĩ sẽ khuyên nhỏ vitamin D cho những trẻ được bú sữa mẹ. (Những trẻ uống từ 480 ml đến 900ml sữa công thức một ngày sẽ nhận được đủ liều lượng vitamin D cần thiết)
Bác sĩ cũng sẽ đề cập đến bất kỳ vấn đề nào về sức khoẻ (như trào ngược, mụn trứng cá, và phát hăm tã), hỏi bạn một số câu hỏi (xem bên dưới) và giúp bạn hiểu điều gì là bình thường ở lứa tuổi này.
Một số câu hỏi bác sĩ có thể sẽ hỏi:
- Tình trạng ngủ của con? Ở lứa tuổi này, nhiều trẻ bắt đầu ngủ giấc dài hơn một chút vào ban đêm - thậm chí có thể ngủ được từ 4-5 tiếng - và ít hơn vào ban ngày. Tuy nhiên, trung bình chúng vẫn ngủ khoảng 14 đến 16 giờ một ngày.
- Khi nào, như nào và bao lâu thì con bạn ăn? Hầu hết trẻ 2 tháng tuổi vẫn ăn mỗi hai đến ba giờ, mặc dù vào cuối tháng này khoảng cách bữa ăn của chúng có thể lâu hơn một chút. Bác sĩ sẽ hỏi các vấn đề về việc cho bé ăn để xác định xem bé có nhận đủ sữa mẹ hay sữa công thức chưa.
- Tình trạng đi đại tiện của bé như nào? Tốt nhất là bé nên đi phân mềm nhưng màu sắc có thể khác nhau. Phân khô, dạng hòn hay viên là dấu hiệu mất nước, hoặc táo bón. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn nhận thấy điều này.
- Kiểu khóc của bé như nào? Nếu con bạn quấy khóc dữ dội hoặc đau bụng, bác sĩ có thể hướng dẫn các cách dỗ dành bé. Bạn có nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào không? Nhiều trẻ sơ sinh bắt đầu “ổn định” chỉ khi được khoảng 8 tuần.
- Cách bé kiểm soát đầu của mình? Kiểm soát đầu là một cột mốc phát triển quan trọng. Đến thời điểm này, bé có thể ngóc đầu lên khi đang nằm sấp.
- Bé có thể đẩy tay lên khi nằm sấp không? Đây là sự phát triển về mặt thể lực và sự phối hợp của bé, bé có thể làm được điều này trong tháng này hoặc tháng tiếp theo. Đây là động tác “tiền thân” của tư thế hít đất nhẹ (mini – pushup) mà bé có thể làm khi được 4 tháng.
- Bé phản ứng như nào khi bạn nói chuyện? Ở lứa tuổi này bé nên phát ra những âm thanh ê, a với riêng mình và với bạn – đó là một trong những bước đầu của sự phát triển ngôn ngữ
- Con bạn có cười không? Hầu hết trẻ đều có thể chủ động cười ở độ tuổi này – đây là một trong những hành vi xã hội sớm nhất của trẻ.
- Bạn có nhận thấy điều gì bất thường ở đôi mắt trẻ không hoặc ở cách bé nhìn mọi thứ? Trong mỗi lần kiểm tra, các bác sĩ nên kiểm tra cấu trúc và sự xắp xếp của mắt cũng như khả năng chuyển động mắt phù hợp.
- Thính giác của bé ra sao? Thính giác của bé đã trưởng thành từ khi mới chào đời, vì thế nếu bé không chuyển sang giọng nói, hoặc phát ra những âm thanh quen thuộc thì hãy nói với bác sĩ.
- Tư thế của bé giống như nào? Vào lúc này em bé nên thư giãn một chút, không chỉ ở tư thế co hai chân lên như còn trong bào thai. Chân bé nên duỗi ra khi nằm ngửa. Nhưng nếu còn quá yếu, bé sẽ cảm thấy như sắp bị trượt ra khỏi cánh tay bạn – hoặc có các cử động không đều, - hãy nói với bác sĩ về những điều này.
- Bạn có cho bé nằm bằng bụng khi bé thức không? Nằm bằng bụng và trông chừng bé khi bé thức và hoạt động – sẽ giúp bé học được cách đẩy người lên, cuộn người lại và cuối cùng là bò. Tư thế này cũng giúp bé tránh được tình trạng vùng sau đầu bị phẳng.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 3 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 4 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 5 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 6 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
- 1 trả lời
- 2621 lượt xem
Hiện bé nhà em đang được hơn 6 tháng tuổi. Từ tháng thứ 2 là bé hoàn toàn bú sữa công thức, trước giờ chỉ uống 1 loại ạ. Khoảng 3,4 hôm nay cháu bị đi tiêu chảy. Em có cho bé đi khám bác sĩ và uống thuốc nhưng ngày bé vẫn đi 5,6 lần, phân hơi lỏng ạ. Trước em có đổi qua bột mặn ăn dặm cho bé nhưng từ khi bị tiêu chảy thì ngừng không ăn. Bé nhà em như vậy có cần phải cho đi khám lại không?
- 1 trả lời
- 1312 lượt xem
Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?
- 0 trả lời
- 969 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi tình trạng này có đáng lo ngại và phải đi khám không ạ. Bé nhà em từ ngày sinh ra tới giờ chỉ đi ị có 1 lần 1 ngày hoặc có hôm 2-3 ngày đi 1 lần. Bé bú mẹ hoàn toàn, em nhiều sữa toàn phải vắt bớt ra, con không tăng cân nhiều nhẹ cân. Giờ bé được 1m12d rồi. Em lo là bé có vấn đề đường ruột và sữa mẹ kém nên không tăng cân, tháng đầu bé tăng có 7 lạng thôi ạ
- 1 trả lời
- 1209 lượt xem
Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?
- 1 trả lời
- 858 lượt xem
Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện nay được 3 tháng 6 ngày ạ. Em sinh bé được 2,2kg. Tháng thứ nhất bé tăng 1kg, tháng thứ hai tăng 0,7kg, tháng thứ ba tăng 0,6kg. Và hiện tại bé được 4,6kg, tức là tăng 2,4kg so với lúc mới đẻ. Bác sĩ cho em hỏi cân nặng của bé như vậy có ổn không ạ? Gần 1 tháng trở lại đây, bé nhà em có dấu hiệu biếng ăn, trước khi ngủ bé cũng hay quấy khóc. Em cho bé ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ. Bé biếng ăn và ngủ hay quấy khóc như vậy có bình thường không ạ và em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?