Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng
Bác sĩ sẽ:
- Cân và đo cho bé để chắc chắn bé đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh
- Kiểm tra tim và nhịp thở.
- Kiểm tra mắt và tai.
- Đo kích thước đầu để theo dõi sự tăng trưởng của não.
- Tiêm phòng cho bé: DTaP, hep A, và bất kỳ mũi nào khác mà bạn đã bỏ lỡ trong các cuộc thăm khám trước
- Giải quyết bất kỳ mối lo lắng nào của bạn về sức khoẻ bé, bao gồm cách phát hiện các triệu chứng nhiễm trùng tai, cảm lạnh và cúm.
- Trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn về việc rèn luyện bé đi vệ sinh
- Cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển, tính khí và hành vi của trẻ ở độ tuổi này
- Kiểm tra tình trạng thiếu máu và ngộ độc chì bằng xét nghiệm máu nếu con bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
Các câu hỏi bác sĩ có thể hỏi:
- Tình trạng ngủ của con? Hầu hết trẻ mới biết đi ngủ đêm khoảng 11 tiếng và ngủ trưa 2 tiếng. Mặc dù thời gian đi ngủ thường là một trận chiến đối với trẻ, vì trẻ ở độ tuổi này thích hoạt động và di chuyển hơn. Con bạn cũng có thể không muốn ngủ vì bé sợ bóng tối hoặc một mình.
- Tình trạng ăn uống của bé? Bác sĩ sẽ hỏi câu này để xem chế độ ăn uống của bé có cân bằng hoặc đa dạng hay không. Họ có thể sẽ gợi ý một số món ăn nhẹ lành mạnh, đủ hấp dẫn để bé có thể ngồi lâu trong ghế ăn.
- Bé có biểu hiện các dấu hiệu trước khi sẵn sàng đi vệ sinh không? Nhiều trẻ mới biết đi phát triển các kỹ năng thể chất và nhận thức cần thiết để có thể tập tự đi vệ sinh, như biết kéo quần xuống khi bé từ 18 đến 24 tháng tuổi, nhưng một số trẻ chưa sẵn sàng cho đến khi lên 4 tuổi.
- Con đã bước đi chưa? Đến thời điểm này, bé của bạn nên tự bước được những bước đầu tiên. Trẻ em thường học cách đi bộ từ khi được 9 đến 18 tháng. Nếu bé chỉ đi nhón nhón trên đầu ngón chân, hoặc đi nghiêng sang một bên, hãy báo cho bác sĩ để được đánh giá về các kỹ năng vận động của bé.
- Bé có nói “không” với thái độ mạnh mẽ không? Hầu hết trẻ 18 tháng đều khám phá ra niềm vui khi nói “không” cùng với thái độ mạnh mé. Đó là dấu hiệu của sự độc lập và phát triển ngôn ngữ.
- Bé có nói nhiều không? Trong thời gian này, hầu hết trẻ đều sử dụng ít nhất 6 từ quen thuộc như ba, mẹ… Bé thậm chí có thể kết hợp từ đơn với nhau để tạo thành một câu cơ bản như “mẹ đi’, “bế con”. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn những lời khuyên để khuyết khích phát triển khả năng ngôn ngữ của con.
- Bé có phản ứng với các mệnh lệnh đơn giản không?
- Trẻ 18 tháng thường đủ lớn để hiểu và làm theo những chỉ dẫn đơn giản như “con đưa giùm mẹ quả bóng” hoặc “mang cho mẹ đôi giầy”. Vì thế nếu bé không nghe theo lệnh hoặc không nghe thấy bạn thì hãy nói với bác sĩ.
- Bé thích chơi trò nào?
- Trò chơi mà bé thích sẽ cho bác sĩ hiểu được bé đang phát triển như nào. Nhiều bé ở độ tuổi này thích trò chơi ú òa, từ đó cho thấy chúng đang phát triển kỹ năng tinh thần, hoặc thích chơi đùa với quả bóng, trò mà giúp bé tăng khả năn phối hợp.
- Bạn có vệ sinh răng nướu cho bé không? Con bạn có thể vẫn chưa mọc răng hàm, nhưng ngay khi có răng mọc lên bạn cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ.
- Bạn có nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường ở đôi mắt bé không hay ở cách bé nhìn vào mọi vật. Hãy tìm hiểu về các bài kiểm tra mắt và cách phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 3 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 4 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 5 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 6 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
- 0 trả lời
- 988 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi tình trạng này có đáng lo ngại và phải đi khám không ạ. Bé nhà em từ ngày sinh ra tới giờ chỉ đi ị có 1 lần 1 ngày hoặc có hôm 2-3 ngày đi 1 lần. Bé bú mẹ hoàn toàn, em nhiều sữa toàn phải vắt bớt ra, con không tăng cân nhiều nhẹ cân. Giờ bé được 1m12d rồi. Em lo là bé có vấn đề đường ruột và sữa mẹ kém nên không tăng cân, tháng đầu bé tăng có 7 lạng thôi ạ
- 1 trả lời
- 1232 lượt xem
Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?
- 1 trả lời
- 11453 lượt xem
Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 551 lượt xem
Bé nhà em bị ọc sữa nhiều. Hiện bé đã được 3 tháng 9 ngày. Em có nên cho bé đi khám không hay tình trạng ọc sữa của bé sẽ tự hết ạ?
- 1 trả lời
- 479 lượt xem
Hiện bé nhà tôi đang được 2 tháng 16 ngày. Giấc ngủ của bé rất ngắn. Ban ngày bé bú no rồi ngủ quên, mẹ đặt xuống nhưng chỉ 20-30 phút là thức. Sau đó tôi lại cho bú để tiếp tục ngủ thì cũng chỉ ngủ được chừng đó th ời gian thôi. Ngoài ra, sáng khi thức dậy bé hay hắt xì và ho. Tôi có cần cho bé đi khám không ạ?