Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ
Lợi ích của tiêm vắc xin phế cầu
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), trước khi chủng ngừa, nhiễm khuẩn phế cầu đã gây ra hơn 700 trường hợp viêm màng não, 13.000 trường hợp nhiễm trùng máu và 5 triệu trường hợp nhiễm trùng tai ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Tuy nhiên, vắc xin ngừa bệnh có hiệu quả ngăn chặn đến 90% cho những người đã được tiêm phòng.
Vi trùng gây ra bệnh phế cầu khuẩn là vi khuẩn được gọi là Streptococcus pneumoniae. Những vi trùng này có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, tai giữa hoặc xoang.
Thuốc kháng sinh như penicillin có thể giết chết chúng, nhưng tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh ở những vi khuẩn này được ghi nhận lên tới 30%.
Vi khuẩn phế cầu lây lan qua tiếp xúc gần gũi, ho và xì mũi. Các bệnh nghiêm trọng bao gồm viêm màng não và viêm phổi có thể phát triển trong vòng vài ngày sau khi bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi do phế cầu bao gồm sốt và rét run cầm cập, cũng như đau ngực, ho, hụt hơi, thở nhanh, nhịp tim đập nhanh, mệt mỏi và yếu ớt. Buồn nôn, nôn mửa, và đau đầu cũng liên quan đến viêm phổi do phế cầu, nhưng hiếm gặp hơn.
Vi khuẩn phế cầu cũng gây ra một số bệnh nhiễm trùng tai nghiêm trọng nhất ở trẻ em. Nhưng nghiên cứu cho thấy số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tai đã giảm đáng kể kể từ khi vắc xin liên hợp chống khuẩn cầu (PCV) được đưa vào sử dụng.
PCV13 hoặc Prevnar 13, đã được sử dụng từ năm 2010 để phòng ngừa nhiều chủng khuẩn cầu hơn so với vắc xin sử dụng trước đó.
Khả năng bảo vệ thêm này rất quan trọng vì vắc xin cũ không bảo vệ được một số chủng vi khuẩn đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Theo CDC, PCV13 có thể bảo vệ chống lại các dòng khuẩn cầu thường gây ra nhiễm khuẩn phế cầu nặng ở trẻ em.
Lịch tiêm
Số liều khuyến cáo
- 4 liều
Độ tuổi được đề nghị
- Trẻ 2 tháng tuổi
- Trẻ 4 tháng tuổi
- Trẻ 6 tháng tuổi
- Trẻ từ 12 đến 15 tháng
Ai không nên tiêm phòng vắc xin PCV
Trẻ em bị phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng do tiêm PCV trước đó hoặc các loại vắc xin khác không nên tiêm phòng PCV. Nếu con của bạn có phản ứng nặng với bất kỳ chủng ngừa nào, hãy nói chuyện với bác sĩ xem có nên chủng ngừa PCV hay không.
Tôi có nên thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào không?
Trẻ ốm nhẹ vẫn có thể tiêm phòng. Nhưng nếu con bạn bị sốt hoặc bị bệnh nặng như viêm phổi, hãy chờ cho đến khi bé khỏe lại mới tiến hành tiêm. Cơ thể bé sẽ xử lý chủng ngừa tốt hơn khi khỏe mạnh.
Những phản ứng phụ có thể xảy ra?
Hầu hết trẻ đều trở nên quấy khóc hoặc kích thích sau khi tiêm phòng. Khoảng một nửa số trẻ được chủng ngừa trở nên buồn ngủ, bị đỏ hoặc khó chịu tại chỗ tiêm và thèm ăn. Một phần ba trẻ có thể bị sưng ở chỗ tiêm, một phần ba phát triển sốt nhẹ và cứ 20 trẻ thì lại có một bé bị sốt cao.
Phản ứng dị ứng trầm trọng hiếm khi xảy ra với bất cứ loại vắc xin nào. Nếu con bạn có phản ứng bất lợi với bất kỳ loại vắc xin nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 1008 lượt xem
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 1256 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 831 lượt xem
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 863 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!
- 1 trả lời
- 856 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!