Tinh hoàn ẩn ở bé trai
Nội dung chính bài viết:
- Tinh hoàn thường bắt đầu hạ xuống bìu khoảng 8 tuần trước khi sinh. Trường hợp bé trai được sinh ra mà tinh hoàn chưa di chuyển xuống bìu mà nằm dọc trên đường đi của nó thì được gọi là tinh hoàn ẩn.
- Tình trạng này có thể liên quan đến sự mất cân bằng hormone ở người mẹ hoặc có thể là phản ứng bất thường của cơ thể em bé với hormone bình thường của người mẹ.
- Khoảng 70% trường hợp, tinh hoàn sẽ tự đi xuống bìu trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Nếu tinh hoàn không tự chui xuống, có thể bé sẽ cần phẫu thuật.
- Nếu không được điều trị, tình trạng tinh hoàn ẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng và trực tiếp ảnh hưởng đến các vấn đề sinh sản trong tương lai.
Tinh hoàn ẩn là gì?
Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không di chuyển xuống bìu của bé trai khi được sinh ra. Tình trạng này được gọi là ẩn. Trong một số trường hợp, cả hai tinh hoàn không hạ xuống.
Khoảng 4% trẻ sơ sinh đủ tháng đều sinh ra với tình trạng này, và gần 30% trẻ sinh non tháng có một hoặc hai tinh hoàn chưa hạ xuống lúc sinh ra. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ sinh non hơn vì các tinh hoàn sẽ bắt đầu hạ xuống bìu khoảng 8 tuần trước khi sinh.
Trong lần thăm khám đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra xem hai tinh hoàn đã được thả vào bìu chưa (hay vẫn ở kênh trên bìu). Nếu chưa hạ xuống và sau 4 tháng vẫn chưa tự hạ xuống thì hãy cho bé đi khám bác sĩ.
Trong trường hợp tinh hoàn co rút, hai tinh hoàn bình thường nhưng một hoặc cả hai bị kéo ra khỏi bìu vì phản xạ cơ. Tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh mà chỉ thường xảy ra ở trẻ trai từ 6 đến 10 tuổi. Nó cũng không cần điều trị vì tinh hoàn sẽ tự hạ xuống ở tuổi dậy thì.
Nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn
Không ai biết chắc chắn được điều này. Nó có thể liên quan đến sự mất cân bằng hormone ở người mẹ, hoặc có thể là phản ứng bất thường của cơ thể em bé đối với hormone bình thường của mẹ. Đôi khi tình trạng tăng chất xơ sẽ cản đường tinh hoàn, và trong một số trường hợp là do các cơ có liên quan đến việc làm hạ tinh hoàn không hoạt động bình thường.
Có thể làm gì trong trường hợp tinh hoàn ẩn?
- Trong hầu hết các trường hợp (khoảng 70%), tinh hoàn ẩn sẽ tự di chuyển xuống bìu trong vòng 6 tháng. Nhưng nếu nó không tự đi xuống vào thời điểm này, có thể con bạn sẽ cần phẫu thuật. Loại phẫu thuật này thường được thực hiện từ 6 tháng tuổi đến 2 năm.
- Nếu tinh hoàn ở háng, phẫu thuật được thực hiện bằng nội soi ổ bụng: Một ống mỏng sẽ được chèn qua một đường rạch nhỏ cho phép bác sĩ phẫu thuật tiếp cận tinh hoàn và di chuyển nó tới bìu.
- Nếu nghi ngờ tinh hoàn ở trong bụng, có thể cần phải thực hiện phẫu thuật mở để đưa nó xuống bìu. Những phẫu thuật này được thực hiện dưới dạng gây tê toàn thân và bệnh nhân không cần ở lại qua đêm.
- Có khoảng 5% trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ không tìm thấy tinh hoàn. Điều này đôi khi được gọi là "tinh hoàn đã biến mất". Nếu trường hợp này xảy ra, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một tinh hoàn tốt vào bìu để tránh bìu bị xoắn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng tinh hoàn ẩn không được điều trị?
Tinh hoàn nằm lâu hơn bên trong cơ thể, ở đó môi trường ấm hơn trong bìu, thì cơ hội tinh trùng trưởng thành trong bìu sẽ thấp hơn. Nếu cả hai tinh hoàn vẫn ẩn, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sinh sản sau này trong cuộc đời.
Tình trạng tinh hoàn ẩn cũng có liên quan đến nguy cơ tăng nhẹ số trường hợp ung thư tinh hoàn sau này trong cuộc đời.
Trong một số trường hợp hiếm, tinh hoàn ẩn có thể xoắn lại hoặc chặn nguồn máu đến chính nó, gây đau ở háng hoặc bìu. Điều này có thể làm tổn thương tinh hoàn vĩnh viễn. Nếu con bạn bị tinh hoàn ẩn và đau ở vùng này, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa bệnh rộp môi với bệnh viêm loét miệng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh rộp môi qua bài viết đưới đây:
Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.
Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.
Bệnh sốt tinh hồng nhiệt xuất hiện ở trẻ từ 5-15 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngày nay, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh và ít nguy hiểm hơn so với trước đây.
- 1 trả lời
- 1241 lượt xem
Con em đang được 3 tháng tuổi. Khi bé nằm em thường xuyên xoay đầu cho bé, nhưng chỉ được một lúc bé loại quay về bên trái, khiến bé bị lép đầu bên trái ạ! Em có thử kê chiếc khăn nhỏ về phía bị lép nhưng vẫn không cải thiện được tình tình. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, bác sĩ? Bé nhà em vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa công thức. Sữa mẹ em hút ngày 5 lần rồi trữ vào tủ lạnh. Sữa mẹ cho vào tủ lạnh vẫn còn dinh dưỡng chứ ạ? Ngoài ra, sữa công thức bé thường bú không hết, em có thể cho vào tủ lạnh rồi khi nào bé uống thì pha cùng với sữa mới không ạ?
- 1 trả lời
- 1033 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1966 lượt xem
Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?
- 1 trả lời
- 809 lượt xem
Bé nhà tôi bị nghẹt mũi. Không hiểu các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi của bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 762 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh không ạ?