Đặt tinh hoàn nhân tạo - Bộ y tế 2017
I.ĐẠI CƯƠNG
- Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo là một phẫu thuật đòi hỏi có độ vô trùng cao do đặt một chất liệu ngoại lai vào trong cơ thể.
- Phẫu thuật đòi hỏi sau mổ phải có sự cân đối của vùng bìu 2 bên.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh sau cắt bỏ tinh hoàn do chấn thương, xoắn, tinh hoàn nằm trong ổ bụng hay ung thư...
- Người bệnh thiếu hụt một bên tinh hoàn do: Bẩm sinh chỉ có 1 tinh hoàn, viêm teo tinh hoàn 1 bên...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.
- Người bệnh đang có nhiễm trùng toàn thân hay tại chỗ vùng bộ phận sinh dục ngoài.
- Người bệnh có chống chỉ định phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
Phẫu thuật viên (PTV) chuyên ngành Nam học (1 PTV chính + 2 PTV phụ + 1 người đưa dụng cụ).
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Chuẩn bị người bệnh như một người bệnh mổ theo kế hoạch.
- Cạo lông sạch sẽ hoàn toàn bộ phận sinh dục ngoài.
3. Phương tiện:
- 1 bộ dụng cụ phẫu thuật thường quy cơ bản.
- Các loại chỉ khâu chuyên dụng như: Chỉ không tiêu (như prolene 4/0), chỉ tiêu chậm [Monosyn, vicryl (3/0, 4/0)], chỉ tiêu nhanh (safil quick, vicryl rapid: 4/0, 5/0)
- Tinh hoàn nhân tạo loại phù hợp.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa. PTV chính và người đưa dụng cụ đứng phía bên cần đặt tinh hoàn của người bệnh. 2 PTV phụ đứng phía đối diện.
2. Vô cảm: có thể gây tê tủy sống .
3. Kỹ thuật:
- Rạch da và phẫu tích tổ chức dưới da bìu
- Chú ý phẫu tích để tránh làm chảy máu cuống mạch tinh hoàn.
- Cầm máu kỹ vùng bìu và các tổ chức xung quanh hạn chế chảy máu.
- Tạo khoang vùng bìu đủ rộng để chuẩn bị đặt tinh hoàn nhân tạo.
- Cố định tinh hoàn nhân tạo vào mạc bìu bằng Prolene 4/0 mũi rời.
- Kiểm tra lại và cầm máu kĩ khoang vùng bìu
- Đóng lại cân cơ bằng Vicryl 3/0 hoặc 4/0 mũi rời.
- Đóng lại da mũi rời bằng chỉ tiêu nhanh hoặc chỉ không tiêu.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Tụ máu và chảy máu trong bìu trong 24h-48h đầu
- Rút sonde tiểu trong vòng 24-48h sau mổ.
2. Tai biến và xử trí:
- Chảy máu sau mổ: Nếu chảy máu nhiều cần mở lại để kiểm tra và khâu cầmmáu.
- Phù nề tụ dịch vùng bìu: Cần trích rạch để tránh nhiễm trùng
- Thải loại tinh hoàn nhân tạo: Thường diễn ra muộn hơn, bắt đầu sau 1 tháng sau mổ. Vết mổ chảy dịch và tinh hoàn lộ dưới da cần rạch rộng, lấy bỏ tinh hoàn nhân tạo và làm sạch khoang vùng bìu.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ tình dục là gì. Khi bị đau rát, “chuyện ấy” sẽ không những không đem lại khoái cảm mà còn có thể trở thành cơn ác mộng với nhiều người.
Nếu bà bầu được chẩn đoán bị đa ối, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm có độ phân giải cao để kiểm tra các bất thường và có thể chọc dò màng ối để kiểm tra khuyết tật di truyền và bệnh lây nhiễm.
Đa số phụ nữ đều đã từng bị giảm hứng thú đối với “chuyện ấy” vào một số thời điểm nhất định trong đời
Đi tiểu trong khi quan hệ tình dục do những nguyên nhân nào? Có cách nào điều trị hay giải quyết vấn đề này không. Tất cả có trong bài viết này, hãy theo dõi những chia sẻ của chuyên gia nhé!
Nếu con bạn có một tinh hoàn ẩn, bìu của bé sẽ nhỏ hơn bình thường và trông hai bên không đều hoặc không cân đối. Nếu cả hai tinh hoàn đều không hạ xuống, bìu của bé có thể cân nhưng sẽ nhỏ hoặc phẳng.
- 1 trả lời
- 678 lượt xem
Em mang thai lần đầu ở tuần 29. Đi khám định kỳ, bs siêu âm, chẩn đoán lượng nước ối của em nhiều hơn bình thường. Vậy, tình trạng này có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 471 lượt xem
Em và người yêu em là đồng tính nữ. Bọn em muốn sinh con theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hai bên gia đình đã thống nhất: Em (24 tuổi) sẽ mang bầu và người cho tinh trùng là em trai ruột (26 tuổi) của người yêu em. Cả hai đều có sức khoẻ tốt. Nhờ bs tư vấn biện pháp để giúp em thụ thai, quá trình làm, cũng như chi phí để bọn em sắp xếp. Cảm ơn bs ạ!
- 1 trả lời
- 388 lượt xem
Em cưới được 3 tháng, mang thai 4 tuần thì thai yếu nên bị sảy tự nhiên. Sau sảy thai 2 tháng, em có làm ca phẫu thuật để bóc tách u nang nước buồng trứng trái (u lành).Vết mổ của em đã lành, vợ chồng em rất mong có em bé nhưng mãi vẫn chưa thấy. Có người góp ý tụi em đi thụ tinh nhân tạo-Mong bs cho em xin lời khuyên ạ?
- 1 trả lời
- 1446 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1184 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?