Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn trong ổ bụng 2 thì - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Tinh hoàn trong ổ bụng là hiện tượng vắng tinh hoàn ở ống bẹn và bừu có thể xuất hiện 1 bên hoặc 2 bên.
II. CHỈ ĐỊNH
- Ẩn tinh hoàn 1 bên hoặc 2 bên
- Tuổi mổ: 1 – 2 tuổi
- Tinh hoàn trong ổ bụng khi nội soi đánh giá thấy mạch máu tinh hoàn quá ngắn không có khả năng hạ tinh hoàn xuống bừu.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Rối loạn đông máu.
- Bệnh lý toàn thân tim mạch, hô hấp không cho phép bơm hơi ổ bụng để tiến hành nội soi.
IV. CHUẨN BỊ
- Phẫu thuật hạ tinh hoàn là một phẫu thuật cần đảm bảo chức năng vậy chỉ những phẫu thuật viên nhi khoa có chứng chỉ hành nghề và có kinh nghiệm mới được tiến hành.
- Xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, phẫu thuật và gây mê đầy đủ.
- Hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Chuẩn bị dụng cụ
`- Dụng cụ nội soi
- Dàn máy nội soi
- Ống soi 30 độ có đường kính 10 mm, 1 troca 10 mm và 2 troca 5 mm
- 2 pince nội soi và 1 móc đốt nội soi
- Dụng cụ mổ mở: bộ phẫu thuật mổ mở thường quy
4. Thực hiện kỹ thuật
- Tư thế người bệnh: người bệnh nằm ngửa, có đặt sonde niệu đạo bàng quang.
- Tư thế phẫu thuật viên: đứng bên đối diện so với bên bệnh lý.
- Tư thế phẫu thuật viên phụ: đứng bên trái phẫu thuật viên.
- Dụng cụ viên: đứng bên phải phẫu thuật viên.
- Tiến hành phẫu thuật nội soi:
+ Vị trí troca: 1 troca 10 mm được đặt qua rốn, 1 troca 5 mm đặt hạ sườn cùng bên bệnh lý và 1 troca 5 mm đặt hố chậu đối diên bên bệnh lý.
+ Áp lực khí 8- 10 mmHg, tốc độ khí 3-4 lít / phút.
+ Tiến hành phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn trong ổ bụng 2 thì:
- Đánh giá khả năng hạ tinh hoàn xuống hố chậu bằng cách đưa tinh hoàn sang bên hố chậu đối diện, nếu như không đưa được tinh hoàn sang bên hố chậu sang bên đối diện thì tiến hành phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn 2 thì. Thì 2 được tiến hành sau 6 tháng – 1 năm.
- Dùng pince và móc đột mở của sổ phúc mạc thành bụng, ngay cạnh mạch máu thừng tinh.
- Bộc lỗ rõ đoạn mạch máu thừng tinh, không làm dài toàn bộ mạch máu thừng tinh.
- Dùng clip, clip đoạn mạch máu vừa bộc lộ hoặc dùng móc đốt, đốt đoạn mạch máu vừa bộc lộ.
- Kiểm tra chảy máu
- Kết thúc nội soi.
+ Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn trong ổ bụng thì 2:
- Được tiến hành sau 6 tháng - 1 năm.
- Chuẩn bị người bệnh , dụng cụ, phẫu thuật viên như mổ thì 1.
- Tiến hành nội soi giải phóng tinh hoàn, ống dẫn tinh, mạch máu đi kèm.
- Cắt dây treo tinh hoàn.
- Tạo đường hầm xuống bừu từ ổ bụng qua lỗ bẹn sâu, qua ống bẹn, xuống bừu đủ rộng.
- Phẫu thuật viên phụ rạch da bừu kết hợp với nội soi, qua đây dùng pince đưa tinh hoàn xuống bừu và cố định tinh hoàn xuống bừu.
- Kiểm tra ổ bụng, kết thúc nội soi.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu tại lỗ đặt troca, thường gặp ở troca đặt ở hố chậu, có thể chảy máu lúc đặt troca hoặc sau khi rút troca do làm tổn thương động mạch thượng vị dưới. Xử trí khâu cầm máu tại chỗ.
- Nhiễm trùng tại các lỗ đặt troca. Xử trí thay băng hằng ngày, dùng kháng sinh đường uống.
- Nhiễm trùng vết thương bừu. Xử trí thay băng hàng ngày, dùng kháng sinh đường uống.
- Tinh hoàn không ở vị trí phù hợp. Phẫu thuật hạ lại tinh hoàn sau khoảng 1 năm.
- Kích thước tinh hoàn nhỏ: kích thước tinh hoàn nhỏ có thể xuất hiện trước phẫu thuật có liên quan đến tuổi phẫu thuật. Nhưng phần lớn đây là biến chứng liên quan đến phẫu thuật do quá trình phẫu tích làm dài bó mạch tinh làm tổn thương mạch máu. Biến chứng này cần phải tránh, như vậy dụng cụ phẫu thuật phải tốt và phẫu thuật viên phải có kinh nghiêm.
- Cố định tinh hoàn có thể dẫn đến thiểu sản tinh hoàn, và có thể nguy cơ ung thư tinh hoàn sau này.
- Cắt đôi tinh hoàn là tai biến có thể xảy ra, như vậy cần được phẫu thuật vi phẫu để nối mạch.
- Viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn, đau bừu cấp, tụ máu: điều trị bằng kháng sinh.
- Nước màng tinh hoàn: theo dõi nếu điều trị kháng sinh không khỏi phẫu thuật lại sau 6 tháng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Steroid đồng hóa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng không đúng cách và một trong những tác dụng phụ đó là teo tinh hoàn.
Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Đau ở bụng dưới sau khi quan hệ là một vấn đề nhiều người gặp phải. Vậy vấn đề này là do nguyên nhân nào gây nên?
- 1 trả lời
- 770 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 845 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 907 lượt xem
Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 725 lượt xem
Vòng kinh của không đều, tháng có tháng không, có khi 2-3 tháng mới có 1 lần. Ngày kinh đầu tiên của chu kì cuối là vào khoảng 20-21/1/2021 thì phải. (em không nhớ chính xác). Thế rồi, do chủ quan chu kì không đều nên em không đi siêu âm. Đến đầu tháng 6/2021, em mới đi siêu âm lần đầu thì kết quả thai đã gần 16 tuần. Bs nói do em siêu âm muộn, lại không nhớ chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối nên ngày dự sinh sẽ có sai số đấy. Mong bs tư vấn rõ hơn cho em với ạ?
- 1 trả lời
- 527 lượt xem
Vợ tôi có thai được 7 tuần, nhưng hay bị nôn ọe do nghén, sợ mùi cơm, thường chỉ hay ăn vặt. Tôi muốn hỏi bs về chế độ ăn uống thế nào, uống sữa bầu ra sao cho hợp lý và hết nghén? Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục của vợ chồng bọn tôi liệu có làm ảnh hưởng đến em bé không?