1

Các loại nước uống giúp loại bỏ sỏi thận tự nhiên

Tăng lượng nước uống mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải sỏi thận.
Các loại nước uống giúp loại bỏ sỏi thận tự nhiên Các loại nước uống giúp loại bỏ sỏi thận tự nhiên

Tại sao cần uống nhiều nước khi bị sỏi thận?

Uống nhiều nước là điều rất quan trọng để loại bỏ sỏi thận và ngăn ngừa hình thành sỏi mới. Nước không chỉ giúp đào thải độc tố mà còn giúp di chuyển sỏi và cặn trong đường tiết niệu.

Mặc dù chỉ cần uống nước lọc là đủ nhưng việc bổ sung thêm một số thành phần nhất định sẽ tốt hơn. Nhưng vẫn nên uống một cốc nước lọc khoảng 240ml ngay sau khi uống các loại nước có mùi vị. Điều này sẽ giúp các thành phần trong nước hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị mới nào, kể cả là phương pháp tự nhiên, thực phẩm chức năng hay thuốc, đặc biệt là trong thời gian đang đang mang thai hoặc cho con bú. Một số loại thành phần tự nhiên, thực phẩm chức năng và thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi.

Các loại nước uống giúp loại bỏ sỏi thận

1. Nước lọc

Tăng lượng nước uống mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải sỏi thận. Hãy cố gắng uống 12 cốc nước mỗi ngày thay vì 8 cốc như bình thường.

Sau khi sỏi đã bị đào thải ra ngoài, bạn nên tiếp tục uống 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày. Mất nước là một trong những yếu tố chính làm tăng nguy cơ sỏi thận nên cần uống nhiều nước để ngăn ngừa hình thành sỏi mới.

Hãy theo dõi màu sắc của nước tiểu. Khi cơ thể đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng rất nhạt. Nước tiểu màu vàng sẫm là dấu hiệu của tình trạng mất nước.

2. Nước chanh

Bạn có thể pha thêm nước cốt chanh tươi vào nước lọc. Điều này không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho nước mà còn làm tăng hiệu quả trị sỏi thận. Chanh có chứa citrate - một chất hóa học có tác dụng ngăn sự hình thành sỏi canxi. Citrate còn giúp phá vỡ các viên sỏi nhỏ và khiến cho chúng bị đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Mặc dù bạn sẽ cần phải uống rất nhiều chanh thì mới có tác dụng rõ rệt nhưng nếu không uống được nhiều thì chỉ cần thêm một chút vào nước uống hàng ngày cũng đủ để tăng hiệu quả.

Nước chanh còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Ví dụ, uống nước chanh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và bổ sung vitamin C cho cơ thể.

3. Nước ép húng tây (basil)

Húng tây (basil) có chứa axit axetic – một hợp chất hữu cơ giúp phá vỡ sỏi thận và giảm đau. Loại rau gia vị này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Từ lâu, húng tây đã được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa và giảm viêm.

Nước ép húng tây chứa chất chống oxy hóa, chất chống viêm và có lợi cho thận.

Bạn có thể dùng lá húng tây tươi hoặc khô, ngâm trong nước nóng vài phút giống như pha trà và uống vài cốc mỗi ngày. Một lựa chọn khác là ép lá húng tây tươi lấy nước hoặc xay cùng các loại rau củ quả khác và uống cả bã.

Không nên uống nước ép húng tây quá 6 tuần liên tục. Việc dùng nước ép húng tây trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như:

  • Hạ đường huyết
  • Huyết áp thấp
  • Loãng máu

Mới có rất ít nghiên cứu về hiệu quả của húng tây trong điều trị sỏi thận nhưng loại rau này đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

4. Giấm táo

Giấm táo cũng có chứa axit axetic. Axit axetic có thể giúp phá vỡ sỏi thận và làm tan các viên sỏi nhỏ.

Ngoài tác dụng thải độc cho thận, giấm táo còn giúp làm giảm cơn đau do sỏi gây ra. Giấm táo còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy giấm táo có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận một cách hiệu quả. (1, https://bit.ly/3Bdp1ig Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu thêm về tác dụng này nhưng vì giấm táo có rất nhiều lợi ích mà lại hầu như không có tác hại đáng kể nào nên đây vẫn là một biện pháp đáng thử để ngăn ngừa và điều trị sỏi thận.

Pha 2 thìa canh giấm táo vào 1 cốc nước lọc (180 – 240ml) và uống làm nhiều lần trong ngày.

Không nên uống quá 240ml nước pha giấm táo mỗi ngày. Để có được các lợi ích của giấm táo, bạn cũng có thể dùng giấm táo để chế biến món ăn, chẳng hạn như salad.

Uống quá nhiều giấm táo có thể dẫn đến nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu) và gây loãng xương.

Những người bị bệnh tiểu đường nên thận trọng khi uống giấm táo và phải theo dõi đường huyết thường xuyên trong ngày.

Không nên uống giấm táo nếu như đang dùng:

  • insulin
  • digoxin
  • thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như spironolactone

5. Nước ép cần tây

Nước ép cần tây có tác dụng loại bỏ các độc tố góp phần gây hình thành sỏi thận và từ lâu đã được sử dụng để trị sỏi thận. Nước ép cần tây còn giúp tăng lượng nước tiểu và nhờ đó có thể đào thải sỏi thận ra ngoài nhanh chóng hơn.

Có thể ép cần tây lấy nước hoặc xay nhuyễn với nước và uống cả ngày.

Tuy nhiên, không nên uống nước ép cần tây nếu như bị rối loạn đông máu, huyết áp thấp hoặc sắp phải phẫu thuật vì cần tây gây loãng máu.

Bạn cũng không nên uống nước ép cần tây nếu như đang dùng các loại thuốc như:

  • Levothyroxine
  • Liti
  • Các loại thuốc làm tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như isotretinoin
  • Thuốc an thần, chẳng hạn như alprazolam

6. Nước ép lựu

Từ vài trăm năm trước, nước ép lựu đã được sử dụng để cải thiện chức năng thận. Uống nước ép lựu giúp đẩy sỏi thận và độc tố ra khỏi cơ thể. Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giữ cho thận khỏe mạnh và còn giúp ngăn ngừa sỏi thận hình thành.

Uống nước ép lựu còn có thể làm giảm nồng độ axit trong nước tiểu. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Tác dụng của nước ép lựu trong việc ngăn ngừa và điều trị sỏi thận cần được nghiên cứu kỹ hơn nữa nhưng việc uống chiết xuất lựu đã được chứng minh là mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Nước ép lựu lành tính nên bạn có thể uống bao nhiêu tùy thích mỗi ngày.

Tuy nhiên, không nên uống nước ép lựu nếu như đang dùng:

  • Các loại thuốc được xử lý bởi gan
  • Thuốc điều trị cao huyết áp, chẳng hạn như chlorothiazide
  • Rosuvastatin

7. Nước luộc đậu tây

Nước dùng từ đậu tây hay đậu thận (kidney bean) là một món ăn truyền thống trong ẩm thực Ấn Độ và ngoài ra, nước luộc loại đậu này còn được sử dụng để cải thiện sức khỏe của thận và đường tiết niệu. Uống nước luộc đậu tây còn giúp làm tan và đào thải sỏi thận ra ngoài. Cách làm rất đơn giản: Chỉ cần rửa sạch đậu, luộc cho đến khi chín và chắt lấy nước uống. Nên uống vài cốc mỗi ngày.

8. Nước ép rễ cây bồ công anh

Rễ cây bồ công anh (dandelion) là một vị thuốc có tác dụng bổ thận và kích thích sản xuất dịch mật. Loại thảo dược này còn giúp loại bỏ độc tố, tăng lượng nước tiểu và cải thiện tiêu hóa. Rễ bồ công anh có chứa vitamin (A, B, C, D) và các khoáng chất như kali, sắt và kẽm.

Một nghiên cứu cho thấy rằng rễ cây bồ công anh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi thận. (2)

Bạn có thể tự làm nước ép rễ bồ công anh tươi hoặc mua rễ bồ công anh khô và pha giống như trà. Nếu làm nước ép từ rễ tươi, bạn có thể thêm vỏ cam, gừng và táo để dễ uống hơn. Uống 3 đến 4 cốc mỗi ngày.

Lưu ý, uống rễ bồ công anh và các bộ phận khác của cây bồ công anh có thể gây ợ nóng.

Không nên uống rễ bồ công anh nếu đang dùng:

  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc lithium
  • Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như spironolactone

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chiết xuất rễ cây bồ công anh vì sản phẩm này có thể tương tác với nhiều loại thuốc.

9. Nước ép cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì (wheatgrass) chứa nhiều chất dinh dưỡng và từ lâu đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe. Cỏ lúa mì giúp làm tăng lượng nước tiểu và điều này giúp đào thải sỏi thận. Cỏ lúa mì còn chứa các chất dinh dưỡng có tác dụng thanh lọc thận.

Bạn có thể uống từ 60 – 240ml nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày. Để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn thì ban đầu chỉ nên uống một ít và sau đó mới tăng dần lên 240ml.

Nếu không tìm mua được cỏ lúa mì tươi thì bạn có thể dùng bột cỏ lúa mì pha với nước.

Nên uống cỏ lúa mì trước khi ăn để tránh bị buồn nôn. Cỏ lúa mì còn có thể gây chán ăn và táo bón.

10. Nước ép cỏ đuôi ngựa

Cỏ đuôi ngựa (horsetail) có công dụng tăng lượng nước tiểu, giúp đào thải sỏi thận ra ngoài và có thể làm giảm tình trạng sưng viêm. (3) Cỏ đuôi ngựa còn có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, những đặc tính này có lợi cho đường tiết niệu.

Tuy nhiên, không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa quá 6 tuần liên tiếp vì việc dùng loại thảo mộc này trong thời gian dài có thể gây co giật, thiếu vitamin B và hạ kali máu.

Không nên uống cỏ đuôi ngựa nếu đang dùng thuốc lithium, thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc điều trị bệnh tim như digoxin.

Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên dùng cỏ đuôi ngựa. Cỏ đuôi ngựa chứa nicotine nên những người đang dùng miếng dán nicotine hoặc đang cai thuốc lá cũng không nên sử dụng.

Nước ép cỏ đuôi ngựa cũng không phù hợp cho những người bị rối loạn sử dụng rượu, mắc bệnh tiểu đường, hạ kali máu hoặc thiếu hụt thiamine (vitamin B1).

Dùng thuốc giảm đau

Trong thời gian đào thải sỏi, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen nếu như cảm thấy đau đớn.

Khi nào cần đi khám?

Có nhiều cách tự nhiên để đào thải sỏi thận mà không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nên đi khám bác sĩ nếu không thể đào thải sỏi thận sau 6 tuần hoặc nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Đau dữ dội
  • Đi tiểu ra máu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc chỉ định các phương pháp điều trị khác để loại bỏ sỏi thận.

Dù là phương pháp điều trị nào thì cũng phải thực hiện đều đặn cho đến khi hết sỏi hoàn toàn và không uống rượu bia trong thời gian điều trị.

Nếu sỏi thận được đào thải ra ngoài, hãy giữ lại và mang theo khi đi khám để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ xác định đó là loại sỏi nào và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa hình thành sỏi thận mới. Bạn có thể kết hợp các biện pháp này với các phương pháp điều trị hiện tại và tiếp tục thực hiện khi đã hết sỏi để ngăn ngừa sỏi thận tái phát.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: loại bỏ
Tin liên quan
Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa
Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa

Thận là cơ quan có nhiệm vụ điều hòa độ pH cũng như các chất điện giải như natri, kali trong cơ thể và còn nhiều chức năng quan trọng khác. Có nhiều bệnh lý xảy ra với thận, mỗi bệnh lý có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

Các loại suy thận cấp và phương pháp điều trị
Các loại suy thận cấp và phương pháp điều trị

Khi thận đột ngột không thể hoạt động bình thường thì được gọi là suy thận cấp (acute renal failure). Suy thận cấp được chia thành ba loại dựa trên nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận. Khác với suy thận mạn, hầu hết các trường hợp suy thận cấp đều phục hồi chức năng thận sau khi điều trị.

Các Loại Phẫu Thuật Điều Trị Ung Thư Thận
Các Loại Phẫu Thuật Điều Trị Ung Thư Thận

Các loại phẫu thuật điều trị ung thư thận gồm những gì? Có hai loại phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư thận là cắt thận triệt để và cắt thận bán phần. Loại phẫu thuật cần thực hiện để điều trị ung thư thận sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn ung thư và vị trí chính xác của khối u.

Các Loại Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Thận
Các Loại Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Thận

Ung thư biểu mô tế bào thận (renal cell carcinoma) là loại ung thư thận phổ biến nhất. Khoảng 90% số ca ung thư thận là ung thư biểu mô tế bào thận. Ung thư biểu mô tế bào thận được chia thành nhiều loại dựa trên đặc điểm của tế bào ung thư khi quan sát dưới kính hiển vi. Dưới đây là ba loại ung thư biểu mô tế bào thận phổ biến nhất.

Loại thuốc trị tiểu đường nào an toàn cho người bị suy thận mạn?
Loại thuốc trị tiểu đường nào an toàn cho người bị suy thận mạn?

Có rất nhiều loại thuốc trị tiểu đường và loại thuốc mà người bệnh cần dùng sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương thận. Bác sĩ có thể sẽ kê một loại thuốc không cần điều chỉnh liều dùng theo chức năng thận.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây