Loại thuốc trị tiểu đường nào an toàn cho người bị suy thận mạn?
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng, một trong số đó là tổn thương thận. Khi lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa khỏi máu và dần dần, thận sẽ bị tổn thương, dẫn đến suy thận mạn.
Suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn theo mức độ tổn thương và suy giảm chức năng thận. Ở giai đoạn 5, thận bị tổn thương nghiêm trọng và mất chức năng hoàn toàn. Tình trạng này được gọi là suy thận mạn giai đoạn cuối.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Một số loại thuốc đã được chứng minh là có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận mạn ở người mắc cả tiểu đường và suy thận mạn. Các loại thuốc này gồm có:
- canagliflozin
- empagliflozin
- dapagliflozin
- liraglutide
- semaglutide
- dulaglutide
Những loại thuốc an toàn cho người bị suy thận mạn
Những người bị suy thận mạn nên sử dụng thuốc với liều dùng an toàn để tránh thuốc tích tụ trong cơ thể. Bác sĩ sẽ xác định liều dùng thích hợp cho người bệnh.
Không phải loại thuốc trị tiểu đường nào cũng cần phải điều chỉnh liều dùng theo chức năng thận. Ví dụ về các loại thuốc trị tiểu đường không cần điều chỉnh liều dùng gồm có:
- dulaglutide
- liraglutide
- semaglutide
- linagliptin
- insulin
Những loại thuốc không an toàn cho người bị suy thân mạn
Những người bị tổn thương thận nghiêm trọng nên tránh các loại thuốc trị tiểu đường sau đây:
- metformin
- ertugliflozin
- dapagliflozin
- canagliflozin
- empagliflozin
- exenatide
- lixisenatide
Giữ nước – tình trạng nước tích tụ trong cơ thể - rất có hại vì có thể gây ra các biến chứng như phù nề, tăng huyết áp, các vấn đề về tim,... Ở người bị suy thận mạn, thận không còn khả năng loại bỏ nước dư thừa một cách hiệu quả và rất dễ xảy ra tình trạng giữ nước. Do đó, người bệnh nên tránh các loại thuốc có thể gây giữ nước.
Ví dụ về các loại thuốc trị tiểu đường có thể gây ra vấn đề này là pioglitazone và rosiglitazone.
Glyburide thường không được sử dụng cho người bị suy thận mạn.
Thuốc trị tiểu đường dành cho người bị suy thận mạn và bệnh tim
Mắc bệnh tiểu đường là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như:
- Hội chứng mạch vành cấp
- Nhồi máu cơ tim
- Đau thắt ngực
- Bệnh mạch vành
- Đột quỵ
- Cơn thiếu máu não thoáng qua
- Bệnh động mạch ngoại biên
Các loại thuốc trị tiểu đường đã được chứng minh là có lợi cho những người mắc cả bệnh tim mạch và tiểu đường gồm có:
- empagliflozin
- canagliflozin
- dulaglutide
- liraglutide
- semaglutide
Suy tim là tình trạng tim không thể bơm máu hiệu quả. Các loại thuốc trị tiểu đường đã được chứng minh là có lợi cho người bị suy tim và tiểu đường gồm có:
- empagliflozin
- canagliflozin
- dapagliflozin
- ertugliflozin
Glimepiride có an toàn cho người bị suy thận không?
Người bị suy thận mạn từ cấp độ 1 đến 4 vẫn có thể sử dụng glimepiride nhưng nên bắt đầu từ liều thấp (1 miligam mỗi ngày) và tăng liều một cách thận trọng.
Tuy nhiên, những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối không nên sử dụng glimepiride.
Người bệnh tiểu đường nên thay đổi lối sống như thế nào để bảo vệ thận?
Kiểm soát chế độ ăn uống, cân nặng, tăng cường hoạt động thể chất và không hút thuốc là những điều cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường và phòng ngừa tổn thương thận.
Kết luận
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận mạn là bệnh tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh để không dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Kết hợp dùng thuốc với duy trì lối sống lành mạnh là cách hiệu quả để kiểm soát cả bệnh tiểu đường và suy thận.
Phác đồ điều trị ung thư thận di căn thường kết hợp các phương pháp điều trị với nhau, ví dụ như liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích. Những phương pháp điều trị này giúp thu nhỏ khối u, làm chậm sự phát triển của khối u hoặc giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Tăng lượng nước uống mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải sỏi thận.
Nếu bạn có các dấu hiệu cho thấy thận đang không hoạt động bình thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chức năng thận. Đây là những xét nghiệm máu và nước tiểu đơn giản giúp phát hiện các vấn đề về thận.
Thận là cơ quan có nhiệm vụ điều hòa độ pH cũng như các chất điện giải như natri, kali trong cơ thể và còn nhiều chức năng quan trọng khác. Có nhiều bệnh lý xảy ra với thận, mỗi bệnh lý có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.
Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ suy thận.