1

Viêm não mô cầu: Xác định đối tượng nguy cơ

Viêm não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề sau này. Vì vậy, việc xác định đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là cực kỳ quan trọng, bởi bệnh có thể kiểm soát bằng tiêm vắc xin não mô cầu.

1. Viêm não mô cầu

Viêm màng não mô cầu (viêm não mô cầu) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng khi mắc bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Bệnh làm cho các màng bao phủ não và tủy sống bị viêm. Mỗi năm có khoảng 1000 người ở Hoa Kỳ mắc bệnh viêm não mô cầu bao gồm viêm màng nãonhiễm trùng máu.

Viêm màng não mô cầu có thể gây tử vong hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu không được điều trị kịp thời. Có đến 1⁄5 người nhiễm bệnh có các biến chứng nghiêm trọng. Theo trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh dịch (CDC) có khoảng 15% những người mắc bệnh viêm não mô cầu sống sót đều bị khuyết tật như điếc, tổn thương não và các vấn đề về thần kinh.

Vi khuẩn Neisseria meningitidis là nguyên nhân gây ra bệnh viêm não mô cầu. Khoảng 1 trong 100 người có vi khuẩn này ở phía sau mũi và cổ họng mà không bị bệnh. Có thể gọi đây là mầm bệnh. Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh viêm não mô cầu.

Viêm não mô cầu: Xác định đối tượng nguy cơ
Vi khuẩn Neisseria meningitidis gây bệnh viêm não mô cầu

 

Có sáu nhóm huyết thanh Neisseria meningitidis - A, B, C, W, X và Y- gây ra hầu hết các bệnh trên toàn thế giới. Ba trong số các nhóm huyết thanh này (B,C,Y) gây ra hầu hết các bệnh được thấy ở Hoa Kỳ.

Bệnh viêm não mô cầu có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng dịch tiết đường hô hấp và cổ họng (dịch nước bọt hoặc khạc nhổ). Để vi khuẩn lây truyền cần có điều kiện về khoảng cách gần và tiếp xúc trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên, một điều may mắn là vi khuẩn này không lây truyền như vi trùng gây cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Mọi người không bị nhiễm vi khuẩn thông qua tiếp xúc thông thường hoặc bằng cách hít thở không khí nơi có người mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Đôi khi, vi khuẩn lây sang người đã tiếp xúc gần hoặc trong thời gian lâu với bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu. Với những người tiếp xúc gần với người mắc bệnh nên dùng kháng sinh để ngừa mắc bệnh (điều trị dự phòng).

2. Đối tượng có nguy cơ mắc viêm não mô cầu

 

Để quản lý, phòng và điều trị viêm não mô cầu, cần phải xác định được ai dễ mắc viêm não mô cầu. Một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm não mô cầu như:

2.1. Đối tượng phân loại theo tuổi

Tuổi như một yếu tố rủi ro gây bệnh viêm não mô cầu. Những lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm não mô cầu cao nhất ở Hoa Kỳ bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh: Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên tiêm vắc xin não mô cầu dạng kết hợp (MenACWY) cho trẻ hai tháng tuổi nếu có những tình trạng y tế nhất định, hay đang đi du lịch đến một quốc gia cụ thể, hoặc có nguy cơ vì ổ dịch trong cộng đồng sống.
Viêm não mô cầu: Xác định đối tượng nguy cơ
Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc viêm não mô cầu

 

  • Thanh thiếu niên: Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) nên tiêm phòng vắc xin não mô cầu dạng kết hợp (MenACWY) cho tất cả trẻ từ 11 đến 18 tuổi. Trẻ từ 11 đến 12 tuổi nên đến bác sĩ để tiêm liều ngừa và các dịch vụ phòng ngừa khác. Vì, sự bảo vệ của vắc xin giảm dần theo thời gian, nên CDC khuyến nghị nên dùng tăng liều tăng cường ở tuổi 16. Điều này, cho phép thanh thiếu niên tiếp tục được bảo vệ trong độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Thanh niên (từ 16 đến 23 tuổi). Nhóm đối tượng này cũng nên được chủng ngừa bằng vắc xin mô cầu nhóm B (MenB) tốt nhất từ 16 đến 18 tuổi. Thanh niên khỏe mạnh nên tiêm hai liều vắc xin của cùng một nhãn hiệu vắc xin.

2.2. Nhóm cộng đồng

Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng lây lan bất cứ nơi nào tập trung đông người. Dữ liệu gần đây cho thấy nguy cơ mắc bệnh viêm não cầu ở sinh viên đại học cao hơn so với thanh thiếu niên hay thanh niên. Nhiều tiểu bang ở Mỹ yêu cầu các trường đại học cung cấp thông tin về nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu cho sinh viên hoặc sinh viên sắp tới cư trú trong khuôn viên trường. Một số tiểu bang còn yêu cầu tiêm chủng cho sinh viên, trừ khi sinh viên đã có giấy chứng nhận tiêm chủng.

Trung tâm kiểm soát và phòng dịch (CDC) khuyến cáo tiêm vắc xin mô cầu não kết hợp (MEnACWY) cho sinh viên đại học năm thứ nhất sống trong ký túc xá. Nếu những sinh viên này đã tiêm vắc xin khi 16 tuổi, thì họ cần thêm một liều tăng cường để bảo vệ tối đa trước khi vào đại học. Tuy nhiên, vắc xin an toàn và hiệu quả nên không chỉ cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất mà còn có thể cho sinh viên đại học nói chung.

Các trường đại học đã báo cáo sự bùng phát của bệnh viêm não mô cầu nhóm B trong những năm gần đây. Vắc xin MEnACWY kết hợp không bao gồm bảo vệ chống lại viêm não mô cầu nhóm B. Cho nên, CDC khuyến nghị sử dụng vắc xin mô cầu não nhóm B cho những đối tượng được xác định có nguy cơ gia tăng do dịch bệnh viêm não mô cầu nhóm B.

2.3. Những người có rủi ro về tình trạng y tế

Một số điều kiện y tế và thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu.

  • Những đối tượng thiếu hụt thành phần bổ sung: Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật CDC khuyến cáo những người bị thiếu hụt thành phần bổ sung dài hạn nên tiêm phòng hai loại vắc xin để bảo vệ chống lại viêm não mô cầu: vắc xin màng não kết hợp (MenACWY) và vắc xin não mô cầu nhóm B (MenB).

Sự thiếu hụt các thành phần bổ sung được cho là rối loạn của hệ thống bổ sung, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ví dụ, thiếu hụt thành phần bổ sung gồm C3, C5-9, nhóm chất trong huyết tương, yếu tố H, và yếu tố D. Những rối loạn này rất hiếm và thường do di truyền.

Những người dùng thuốc ức chế bổ sung như eculizumab (Soliris®) và ravulizumab (UltomirisTM) cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu. Các bác sĩ thường kê toa thuốc ức chế bổ sung cho tình trạng bệnh như: Hội chứng urê huyết tán huyết không điểm hình (aHUS) - tình trạng rối loạn máu; hemoglobin niệu cực điểm về đêm (PHN); Nhược cơ tổng quát (MG) - rối loạn dẫn đến yếu cơ

  • Giảm chức năng hoặc giải phẫu: CDC khuyến cáo những người bị giảm chức năng hay giải phẫu nên nhận hai loại vắc xin để bảo vệ chống lại bệnh viêm não mô cầu (vắc xin màng não kết hợp (MenACWY) và vắc xin não mô cầu nhóm B (MenB)).

Lá lách là cơ quan quan trọng để chống lại nhiễm trùng não mô cầu vì nó giúp sản xuất kháng thể và lọc vi khuẩn. Một số người với giải phẫu không có lá lách (ví dụ: nó được phẫu thuật cắt bỏ). Một số người bị suy giảm chức năng có một lá lách nhưng nó không hoạt động đúng chức năng. Hay những người thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng giảm chức năng này. Những đối tượng trên đều có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu.

Viêm não mô cầu: Xác định đối tượng nguy cơ
Lá lách có khả năng sản xuất kháng thể và lọc vi khuẩn não mô cầu

 

  • Bệnh nhân nhiễm HIV:CDC khuyến cáo, những người nhiễm HIV nên tiêm vắc xin màng não kết hợp. Những vắc xin này cung cấp sự bảo vệ chống lại bệnh viêm não mô cầu do các nhóm huyết thanh A, C, W, Y gây ra. Đối với những người nhiễm HIV mắc bệnh viêm màng não mô cầu, 4 trong 5 trường hợp (80%) là do các nhóm huyết thanh C, W và Y.

2.4. Những người đi du lịch

Đi du lịch cũng là yếu tố rủi ro dẫn đến tình trạng nhiễm viêm màng não mô cầu. CDC khuyến cáo nên tiêm vắc xin màng não cầu kết hợp (MenACWY) cho những người đi du lịch hoặc sống trong vành đai viêm màng não ở châu Phi cận Sahara. Khu vực này của châu Phi có tỷ lệ bệnh cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ và dịch bệnh là phổ biến. Bệnh phổ biến nhất ở các quốc gia này trong mùa khô (tháng 12 đến tháng 6). Khách du lịch đến đây dành nhiều thời gian với dân cư địa phương, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh, nên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Với những du khách đã tiêm chủng bảo vệ chống lại căn bệnh này, nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao, vì thế cần tiêm thêm liều bổ sung.

Bệnh viêm não mô cầu có thể đe dọa đến tính mạng của người khoẻ mạnh. Đặc biệt nếu có thể điều trị bệnh viêm màng não mô cầu thì những di chứng bệnh để lại cũng không hề nhỏ. Do đó việc tiêm phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Nhận thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm màng não mô cầu với sức khỏe người bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  843 lượt xem

Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?

- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  925 lượt xem

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  716 lượt xem

Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  724 lượt xem

Làm sao để giảm nguy cơ bé dị ứng với vắc xin?

- Bác sĩ ơi, phải làm gì để bé không bị phản ứng khi tiêm vắc xin được ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  566 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? 01:45
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG?
 BỘ Y TẾ CẢNH BÁO: 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong. 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như: Áp xe...
 3 năm trước
 584 Lượt xem
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? 01:45
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG?
BỘ Y TẾ CẢNH BÁO: 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong. 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như: Áp xe phổi,...
 3 năm trước
 536 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
 Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ...
 3 năm trước
 1918 Lượt xem
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. 02:07
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM.
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 518 Lượt xem
ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU! ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU! 01:12
ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU!
 Sắp sang 2021 rồi! Đừng thờ ơ với UNG THƯ CỔ TỬ CUNG, phụ nữ hoàn toàn có thể “xóa sổ” UTCTC, nắm giữ cơ hội sống hạnh phúc chỉ với 2 CÁCH...
 3 năm trước
 538 Lượt xem
Tin liên quan
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?
Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?

Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây