Làm sao để giảm nguy cơ bé dị ứng với vắc xin?
- Trước tiên phải đảm bảo bé khỏe mạnh. Hầu hết các chuyên gia không khuyên bạn chủng ngừa cho con nếu bé bị sốt hoặc bất cứ bệnh nào nghiêm trọng hơn tình trạng cảm lạnh thông thường.
- Nếu con bạn bị dị ứng, bé có thể cần phải tránh một số văcxin. Dị ứng với sữa bò hoặc đậu phộng sẽ không ảnh hưởng gì khi tiêm vắc xin. Nhưng trẻ bị dị ứng với gelatin có thể cần tránh vắc-xin MMR và thủy đậu vì chúng được làm từ gelatin. Và trẻ bị dị ứng với nấm men không nên chích ngừa viêm gan B, vì có chứa nấm men.
- Ngoài ra cũng cần nói với bác sĩ nếu con đã từng có phản ứng dị ứng với kháng sinh. Một số văcxin được tạo ra với kháng sinh streptomycin, neomycin, và polymyxin B. Nếu con bạn bị dị ứng với penicillin thì không sao.
- Bệnh cạnh đó cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu bé dị ứng với trứng. Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên tiêm phòng cúm, vì vắc-xin cúm được làm bằng protein từ trứng. Tuy nhiên những trẻ chỉ bị phản ứng nhẹ sau khi ăn trứng (như buồn nôn) vẫn có thể tiêm những vắc xin này. Gần đây, các bác sĩ thường khuyến cáo trẻ bị dị ứng trứng nên tránh tiêm vắc xin MMR, vì nó được tạo ra từ các tế bào phôi gà. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã xác định rằng rẻ em bị dị ứng với trứng không bị ảnh hưởng xấu bởi vắcxin MMR. Nếu con bạn bị dị ứng với trứng, hãy nói chuyện với bác sĩ xem liệu con có thể chủng ngừa MMR an toàn hay không.
- Tiếc là bác sĩ không thể dự đoán chính xác được những phản ứng nặng nào mà trẻ có thể gặp phải khi tiêm một loại vắc xin. Nếu con bạn có phản ứng nặng với một loại vắc xin nào trước đó thì hãy nhớ thông báo cho bác sĩ.
- Các phản ứng nhẹ sau khi tiêm phòng như sốt nhẹ và đau nhức hoặc sưng ở chỗ chích, khá phổ biến. Nếu bé đã từng có các phản ứng như vậy, hãy hỏi bác sĩ xem có thể cho bé uống một liều giảm đau trước khi tiêm hay không. Ibuprofen (cho bé 6 tháng tuổi trở lên) hoặc acetaminophen có thể giảm thiểu các triệu chứng và giúp bé thoải mái hơn.
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1247 lượt xem
Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
- 1 trả lời
- 1110 lượt xem
Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 860 lượt xem
Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!
- 1 trả lời
- 854 lượt xem
Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!