1

Thành phần dinh dưỡng của dầu cá

Dầu cá đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh việc ngăn ngừa các cơn đau tim và tử vong do nhịp tim bất thường ở người bệnh mạch vành, dầu cá còn có tác dụng giảm nồng độ chất béo trung tính trong máu. Vậy những thành phần nào đã giúp dầu cá trở thành một dưỡng chất quan trọng như vậy?

1. Tìm hiểu chung về dầu cá

Dầu cá có thể được bổ sung bằng cách tiêu thụ cá hoặc sử dụng viên uống bổ sung dưới dạng viên nang. Một số loại cá có hàm lượng dầu cao như: cá thu, cá trích, cá ngừ và cá hồi. Hai trong số các axit béo omega-3 quan trọng nhất có trong dầu cá là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

Dầu cá đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ thành phần axit béo omega-3. Trên thực tế cơ thể con người không thể tự sản xuất ra được loại dưỡng chất này. Do đó, việc uống dầu cá như một cách bổ sung axit béo omega-3 cho cơ thể. Ngoài ra, axit béo omega-3 có vai trò giảm đau và sưng. Điều này có thể giải thích tại sao dầu cá rất có hiệu quả đối với bệnh vẩy nến và khô mắt.

Thành phần dinh dưỡng của dầu cá
Dầu cá có thành phần omega 3 tốt cho cơ thể

2. Lợi ích của dầu cá mang lại cho sức khỏe

Dựa vào những thành phần dinh dưỡng của dầu cá mà các chuyên gia đã điểm mặt những lợi ích mà dầu cá đem lại như sau:

  • Dầu cá được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành. Các bằng chứng trước đây cho thấy dầu cá có thể làm giảm các cơn đau tim và tử vong do nhịp tim bất
  • Dầu cá làm giảm tỷ lệ tái tắc nghẽn mạch máu lên đến 45%
  • Uống dầu cá có thể ngăn ngừa sảy thai và tăng tỷ lệ sống ở phụ nữ mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid.
  • Dầu cá giúp cải thiện sự chú ý, chức năng tâm thần và hành vi ở trẻ em 8-13 tuổi bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Nghiên cứu khác cho thấy rằng việc dùng thực phẩm bổ sung chứa dầu cá và dầu hoa anh thảo (Eye Q, Novasel) giúp cải thiện chức năng tâm thần và hành vi ở trẻ 7-12 tuổi bị ADHD.
  • Dùng dầu cá cùng với các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực thông thường dường như giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm.
  • Bệnh nhân ung thư nên được chỉ định dùng dầu cá liều cao để làm chậm quá trình giảm cân
  • Cyclosporine là một loại thuốc làm giảm nguy cơ đào thải nội tạng sau khi cấy ghép. Uống dầu cá nhằm ngăn ngừa huyết áp cao do thuốc này gây ra.
  • Giảm triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới
  • Giảm nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung.
  • Bổ sung dầu cá qua đường thực phẩm hoặc viên uống đều giúp làm giảm nguy cơ suy tim
  • Dầu cá có tác dụng bảo tồn chức năng thận và giảm huyết áp tăng lâu dài sau khi ghép tim.
Thành phần dinh dưỡng của dầu cá
Uống dầu cá giúp làm giảm đau bụng kinh
  • Dùng dầu cá cũng có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần ở những người bị HIV/AIDS.
  • Làm chậm tốc độ loãng xương và tăng mật độ xương ở vị trí xương đùi (xương đùi) và cột sống ở người già. Tuy nhiên, dùng dầu cá không làm chậm quá trình loãng xương ở người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối.
  • Dầu cá được tiêm qua đường tĩnh mạch (bằng IV) có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh vẩy nến. Ngoài ra, thoa dầu cá lên da dường như cũng giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh vẩy nến.
  • Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung dầu cá có thể giúp ngăn ngừa toàn bộ bệnh tâm thần phát triển ở thanh thiếu niên có các triệu chứng nhẹ.
  • Có bằng chứng cho thấy dùng dầu cá có thể cải thiện khả năng chịu lạnh ở một số người mắc hội chứng Raynaud.

XEM THÊM: Thực phẩm tốt cho tinh trùng nam giới

3. Liều lượng sử dụng dầu cá như thế nào?

3.1. Đối với người lớn

Người lớn có thể sử dụng dầu cá theo cả đường uống và bôi ngoài da.

Bằng đường uống

  • Đối với người bệnh sử dụng thủ thuật mở mạch máu bị tắc hoặc hẹp (nong mạch) cần 6 gam dầu cá mỗi ngày bắt đầu từ một tháng trước khi nong mạch và tiếp tục trong một tháng sau đó. Tiếp theo là 3 gam mỗi ngày trong 6 tháng kế tiếp.
  • Để ngăn ngừa sảy thai ở phụ nữ mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid cần 5,1 gam dầu cá với tỷ lệ 1,5 EPA: DHA dùng hàng ngày trong 3 năm.
  • Đối với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), người bệnh có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa 400 mg dầu cá và 100 mg dầu hoa anh thảo với liều lượng sáu viên mỗi ngày trong 15 tuần.
  • Đối với rối loạn lưỡng cực: Dầu cá cung cấp 6,2 gam EPA và 3,4 gam DHA uống hàng ngày trong 4 tháng. Ngoài ra, người bệnh có thể uống từ 1 gam đến 6 gam EPA trong 12-16 tuần hoặc axit béo omega-3 chứa 4,4-6,2 gam EPA cộng với 2,4-3,4 gam DHA trong 4-16 tuần.
  • Đối với trường hợp phẫu thuật để cải thiện lưu lượng máu đến tim (phẫu thuật CABG): 4 gam dầu cá chứa 2,04 gam EPA và 1,3 gam DHA mỗi ngày trong một năm.
  • Đối với bệnh huyết áp cao do thuốc cyclosporin: 3 đến 4 gam axit béo omega-3 mỗi ngày trong 6 tháng sau khi được ghép tim. 2-18 gam dầu cá mỗi ngày trong vòng 1 đến 12 tháng sau khi ghép thận.
  • Đối với tổn thương thận do thuốc cyclosporine: 12 gam dầu cá mỗi ngày được sử dụng trong 2 tháng sau khi ghép gan. Ngoài ra, 6 gam dầu cá mỗi ngày trong vòng 3 tháng sau khi được ghép thận.
  • Đối với đau bụng kinh : Liều hàng ngày 1080 mg EPA và 720 mg DHA cùng với 1,5 mg vitamin E mỗi ngày trong 2 tháng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng 500mg - 2500 mg dầu cá mỗi ngày trong 2-4 tháng.
  • Đối với suy tim: 600 mg đến 4300 mg axit béo omega-3 hàng ngày trong vòng 12 tháng.
  • Đối với các biến chứng sau khi ghép tim: 4 gam dầu cá chứa 46,5% EPA và 37,8% DHA mỗi ngày sử dụng trong vòng 1 năm.
  • Đối với mức độ bất thường của chất béo trong máu ở những người bị HIV / AIDS: Hai viên nang bổ sung dầu cá cụ thể (Omacor, Pronova BioPharma, Na Uy) chứa 460 mg EPA cộng với 380 mg DHA hai lần mỗi ngày trong vòng 12 tuần .
Thành phần dinh dưỡng của dầu cá
Tùy vào mục đích sử dụng mà dầu cá có liều lượng sử dụng khác nhau
  • Đối với huyết áp cao: 4 đến 15 gam dầu cá mỗi ngày, uống một lần hoặc chia làm nhiều lần, dùng trong vòng 36 tuần. Ngoài ra, 3gam-15 gam axit béo omega-3 mỗi ngày trong 4 tuần.
  • Đối với bệnh nhân loãng xương: Bốn viên nang 500 mg hỗn hợp hoa anh thảo và dầu cá. Người bệnh uống 3 lần/ngày trong bữa ăn cùng với 600 mg canxi cacbonat trong 18 tháng.
  • Đối với bệnh vẩy nến: Viên nang dầu cá chứa 3,6 gam EPA và 2,4 gam DHA mỗi ngày trong 15 tuần cùng với liệu pháp UVB.
  • Đối với bệnh rối loạn tâm thần: Viên nang dầu cá chứa 700 mg EPA và 480 mg DHA kết hợp với tocopherols và các axit béo omega-3 khác mỗi ngày trong vòng 12 tuần.
  • Đối với hội chứng Raynaud: Liều hàng ngày 3,96 gam EPA và 2,64 gam DHA trong 12 tuần.
  • Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp (RA): 10 gam dầu cá hàng ngày trong 6 tháng, hoặc dầu cá có chứa 0,5-4,6 gam EPA và 0,2-3,0 gam DHA. Bạn có thể kết hợp cùng với vitamin E hàm lượng 15 IU hàng ngày trong vòng 15 tháng.

Sử dụng ngoài da

Dầu cá sử dụng ngoài ra chủ yếu dành cho trường hợp bị vẩy nến. Bệnh nhân vẩy nến sẽ bôi dầu cá trong vòng 6 giờ mỗi ngày. Phương pháp này được áp dụng trong vòng 4 tuần.

XEM THÊM: Bổ sung dầu cá hợp lý

3.2. Đối với trẻ em

Trẻ em mắc bệnh rối loạn kỹ năng vận động có biểu hiện vụng về nên chỉ định uống dầu cá 3 lần mỗi ngày. Sử dụng liên tiếp trong vòng 3 tháng cho trẻ em từ 5-12 tuổi. Trong dầu cá sẽ cung cấp khoảng 558 mg EPA và 174 mg DHA cho người bệnh.

Thành phần dinh dưỡng của dầu cá
Trẻ em nên tuân thủ quy tắc uống thuốc của bác sĩ, dược sĩ

4. Các tác dụng phụ của dầu cá

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích và an toàn khi sử dụng ở liều lượng thấp nhưng dầu cá vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Uống hơn 3 gam mỗi ngày có thể khiến cho máu không đông và làm tăng khả năng chảy máu.

Liều lượng dầu cá cao cũng có thể làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Đây là mối quan tâm đặc biệt đối với những bệnh nhân cấy ghép nội tạng và người cao tuổi. Một số tác dụng phụ của dầu cá như:

  • Dầu cá có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm ợ hơi, hôi miệng, ợ chua, buồn nôn, phân lỏng, phát ban và chảy máu cam. Khi bạn uống viên dầu cá trong bữa ăn hoặc đông lạnh chúng thường có thể làm giảm các tác dụng phụ này.
  • Một số loại thịt cá như cá mập, cá thu và cá hồi nuôi trong trang trại có thể bị nhiễm thủy ngân và các hóa chất công nghiệp khác. Các chất bổ sung dầu cá thường không chứa các chất gây ô nhiễm này.
  • Dầu cá làm gia tăng một số triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực.
  • Dưỡng chất này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị sẹo gan do bệnh gan.
  • Bệnh trầm cảm có thể trở nên trầm trọng hơn khi sử dụng dầu cá liều cao.
  • Dầu cá có khả năng gây mất kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường
  • Một số người bị dị ứng với hải sản cũng có thể bị dị ứng với chất bổ sung dầu cá. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân dị ứng với hải sản nên tránh hoặc sử dụng các chất bổ sung dầu cá một cách thận trọng.

Nhìn chung, người bệnh chỉ dùng dầu cá liều cao khi được giám sát y tế và theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thành phần dinh dưỡng của dầu cá
Hôi miệng là một tác dụng phụ của dầu cá

5. Tương tác thuốc có thể xảy ra

Dầu cá khi sử dụng đồng thời với một số loại thuốc có thể gây ra tương tác hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Cụ thể:

  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh hạ huyết áp không nên dùng dầu cá vì có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Dầu cá có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin. Do đó, những người dùng warfarin nên tránh dùng dầu cá.
  • Dầu cá có tác dụng làm giảm một số hàm lượng chất béo trong máu. Những chất béo này được gọi là chất béo trung tính. Thuốc tránh thai có thể làm giảm hiệu quả của dầu cá bằng cách giảm lượng chất béo này trong máu. Một số loại thuốc tránh thai bao gồm ethinyl estradiol và levonorgestrel (Triphasil), ethinyl estradiol và norethindrone
  • Orlistat (Xenical, Alli) tương tác với dầu cá: Đây là chất được sử dụng để giảm cân. Nó tác động không cho chất béo trong chế độ ăn uống được hấp thụ từ ruột. Có một số lo ngại rằng orlistat (Xenical, Alli) cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ dầu cá khi chúng được dùng cùng nhau. Để tránh tương tác này, bạn nên sử dụng orlistat (Xenical, Alli) và dầu cá cách nhau ít nhất 2 giờ.

Dầu cá đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần bổ sung dầu cá với liều lượng thích hợp, tránh lạm dụng để xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Khoai tây: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Khoai tây: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Khoai tây là một loại thực phẩm giàu carb, cung cấp một số vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật lành mạnh.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây