Có Thể Lây Truyền Virus Viêm Gan B Khi Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng?
1. Virus viêm gan B và con đường lây truyền
Virus viêm gan B có khả năng lây truyền mạnh hơn từ 50 tới 100 lần so với virus gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus - HIV) - loại virus gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (acquired immunodeficiency syndrome - AIDS). Những người nhiễm virus viêm gan B mạn tính là những người có kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (hepatitis B surface antigen - HBsAg) trong huyết tương tồn tại kéo dài từ 6 tháng trở lên, và đây là nguồn lây truyền chính của virus viêm gan B.
Virus viêm gan B lây truyền bằng cách máu hoặc dịch cơ thể có chứa virus tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, với các chỗ da không toàn vẹn hoặc qua con đường xuyên qua da. Virus viêm gan B có nồng độ cao nhất trong máu, và đường lây truyền xuyên qua da (chẳng hạn như sử dụng kim tiêm) là một trong những cách lây truyền phổ biến nhất. Tinh dịch, dịch tiết âm đạo cũng là những loại dịch có thể gây lây nhiễm, ngoài ra virus viêm gan B còn có thể được tìm thấy trong nước bọt, nước mắt, dịch mật.
Dịch não tủy, dịch khớp, dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch màng tim, và dịch ối cũng được coi là có nguy cơ gây lây nhiễm. Phân, nước tiểu, chất nôn, dịch rửa tỵ hầu, đờm và mồ hôi có số lượng virus không nhiều nên hiếm khi có nguy cơ lây truyền, trừ khi chúng có lẫn máu. Sữa mẹ cực kì hiếm gây lây nhiễm, do đó nhiễm virus viêm gan B không phải là chống chỉ định đối với nuôi con bằng sữa mẹ.
Thống kê trên người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho thấy virus viêm gan B lây truyền chủ yếu bằng con đường phơi nhiễm xuyên qua da (chẳng hạn như tiêm chích ma túy) và quan hệ tình dục. Virus viêm gan B lây truyền dễ dàng qua quan hệ tình dục khác giới và quan hệ tình dục đồng giới nam. Yếu tố nguy cơ của lây truyền qua quan hệ tình dục khác giới bao gồm quan hệ tình dục không an toàn với người đã bị lây nhiễm, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người, và có tiền sử đã mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infection - STI) khác.
Sự lây nhiễm virus viêm gan B cũng có thể xảy ra từ những tiếp xúc cá nhân (ví dụ như dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, tiếp xúc với dịch tiết từ các tổn thương da, hoặc tiếp xúc với các vật thể bị nhiễm kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B). Các đường lây truyền có thể gặp khác là qua truyền máu và chế phẩm từ máu (hiếm gặp vì các sản phẩm này đã được sàng lọc và trải qua quá trình xử lý), các dụng cụ y tế bị ô nhiễm mà không được xử lý thích hợp, tiêm truyền không đảm bảo vô khuẩn, ghép tạng,...
2. Các hành vi quan hệ tình dục đặc biệt và sự lây truyền virus viêm gan B
Quan hệ tình dục là một hoạt động phức tạp với nhiều hình thái khác nhau. Đối với quan hệ tình dục đồng giới nam, các yếu tố nguy cơ bao gồm có nhiều bạn tình, tiền sử đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ qua đường hậu môn.
Đối với hành động quan hệ tình dục qua đường miệng, hiện còn nhiều tranh cãi và vẫn chưa có các dữ liệu cụ thể. Đường lây truyền của virus viêm gan B qua nước bọt rất khó xảy ra, trừ khi có vết thương, có chảy máu. Cho đến nay vẫn còn những ý kiến trái chiều về việc một nụ hôn sâu có khiến virus viêm gan B lây lan hay không, bởi về mặt lý thuyết thì khi hôn sâu sẽ tiếp xúc với một lượng lớn nước bọt.
Việc sử dụng các loại đồ chơi tình dục có làm lây nhiễm virus viêm gan B hay không cũng chưa có dữ liệu cụ thể, nhưng về lý thuyết virus viêm gan B có thể tồn tại lâu trong ngoại cảnh (bao gồm cả bề mặt của những dụng cụ này), do đó sử dụng chúng cũng có thể là một con đường lây nhiễm.
3. Phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B
Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B bao gồm:
- Không tiêm chích ma túy.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, tốt nhất là với người không bị nhiễm virus viêm gan B và đã được sử dụng vắc - xin phòng bệnh.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch, vết thương hở của người khác.
- Tránh dùng chung các vật dụng như bàn chải, dao cạo,...
- Sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B.
Hiện nay, tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B là cách dự phòng hiệu quả nhất, thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể chiến đấu với virus ngay cả khi đã phơi nhiễm. Qua nội dung bài viết "Có thể lây truyền virus viêm gan B khi quan hệ tình dục" Hy vọng đã giải đáp những thắc mắc của bạn. Để biết thêm nhiều kiến thức hay, thông tin hữu ích. Hãy tham khảo và xem tại Website: https://suckhoe123.vn/
Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.
Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.
Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.
Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 823 lượt xem
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!
Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.
Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.