1

Các nguy cơ từ bệnh cúm ở người đái tháo đường

Những người mắc đái tháo đường thuộc nhóm những người có nguy cơ cao xảy ra biến chứng khi bị bệnh cúm. Vậy những người đái tháo đường dễ gặp phải những vấn đề gì, và họ cần lưu ý những gì?

1. Tổng quan chung về bệnh cúm trên đối tượng là những người mắc đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid, gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Đái tháo đường thường được phân chia thành 3 loại chính, là đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2đái tháo đường thai kỳ. Những người mắc đái tháo đường (bất kể là type 1, type 2, hay đái tháo đường thai kỳ) dù có kiểm soát bệnh tốt đến đâu vẫn phải đối mặt với nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng của cúm, từ đó dẫn tới phải nhập viện, và trong một số trường hợp còn có thể đe dọa tính mạng. Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn xoang và nhiễm khuẩn tai là ví dụ về các biến chứng liên quan tới cúm có thể xảy ra.

Trong những mùa cúm vài năm gần đây tại Hoa Kỳ có khoảng 30% số trường hợp người trưởng thành mắc cúm nhập viện là người có bệnh đái tháo đường, theo dữ liệu báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó mắc cúm có thể khiến các bệnh lý nền mạn tính sẵn có (chẳng hạn như đái tháo đường) trở nên nặng hơn. Điều này rất dễ giải thích, bởi đái tháo đường khiến hệ miễn dịch của người mắc bệnh khó chống lại sự nhiễm trùng, đồng thời bệnh cúm lại khiến bệnh nhân khó kiểm soát được nồng độ đường huyết của bản thân. Bệnh cúm có thể khiến nồng độ đường huyết tăng lên, nhưng đôi khi người bệnh lại không muốn ăn do tình trạng mệt mỏi và mất cảm giác ngon miệng, khiến nồng độ đường huyết tụt xuống thấp, vì vậy những người mắc đái tháo đường cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Các nguy cơ từ bệnh cúm ở người đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường mắc cúm

2. Các dấu hiệu cho thấy đã bị nhiễm cúm

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm có thể xuất hiện bao gồm:

  • Sốt.
  • Ho.
  • Đau họng.
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.
  • Đau đầu.
  • Đau thân mình.
  • Rét run.
  • Rất mệt mỏi.

Một số trường hợp bệnh nhân mắc cúm có thể xuất hiện nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù những biểu hiện này thường gặp hơn ở trẻ em. Đôi khi có những trường hợp chỉ xuất hiện các triệu chứng của đường hô hấp mà không bị sốt.

Bên cạnh các dấu hiệu và triệu chứng đã nêu phía trên, bệnh cúm có thể có các biểu hiện khác, do đó hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nặng hoặc gây lo lắng.

Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh cúm trên đối tượng trẻ em bao gồm:

  • Thở nhanh, hoặc khó thở.
  • Tím môi hoặc tím ở mặt.
  • Co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn khi thở.
  • Đau ngực.
  • Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không muốn đi lại).
  • Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, khóc không có nước mắt).
  • Không chú ý, không đáp ứng dù trẻ đang thức.
  • Co giật.
  • Sốt trên 400C.
  • Sốt ở trẻ dưới 12 tuần tuổi.
  • Sốt hoặc ho đã cải thiện nhưng sau đó tái phát hoặc trở nên nặng hơn.
  • Các bệnh lý mạn tính sẵn có trở nên nặng hơn.
Các nguy cơ từ bệnh cúm ở người đái tháo đường
Trẻ sốt cao trên 40 độ C

Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh cúm trên đối tượng người trưởng thành bao gồm:

  • Khó thở, hoặc thở nhanh nông.
  • Đau, hoặc cảm giác nặng ở ngực hoặc ở bụng kéo dài.
  • Chóng mặt, choáng váng, lơ mơ khó đánh thức kéo dài.
  • Co giật.
  • Không đi tiểu.
  • Đau cơ nghiêm trọng.
  • Yếu cơ hoặc mất thăng bằng nghiêm trọng.
  • Sốt hoặc ho đã cải thiện nhưng tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
  • Các bệnh lý mạn tính sẵn có tiến triển nặng hơn.

Bất kỳ ai nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào của bệnh cúm, bao gồm cả những người có bệnh đái tháo đường, đều cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

3. Điều trị bệnh cúm như thế nào?

Bệnh cúm hiện nay đã có thể điều trị bằng các thuốc kháng virus. Các thuốc này cũng giúp phòng ngừa những biến chứng nặng xảy ra. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) của Hoa Kỳ khuyến cáo cần điều trị kịp thời cho những người bị mắc cúm hoặc nghi mắc cúm, và những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao xảy ra các biến chứng của cúm như những người mắc bệnh lý đái tháo đường.

Sử dụng vắc - xin phòng cúm là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm. Đối với những người có bệnh lý đái tháo đường, sử dụng vắc - xin phòng cúm đặc biệt quan trọng bởi họ thuộc nhóm có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng nặng của cúm. Vắc - xin phòng cúm cần được sử dụng hàng năm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ trước bệnh cúm ở mức cao nhất. Sau khi sử dụng vắc - xin khoảng hai tuần, cơ thể sẽ đạt được đáp ứng miễn dịch đầy đủ.

Các lợi ích đạt được khi sử dụng vắc - xin phòng cúm:

  • Vắc - xin phòng cúm đã chứng minh được tác dụng khi giảm nguy cơ mắc cúm, giảm mức độ nặng của cúm nếu mắc bệnh, cải thiện tiên lượng bệnh (do giảm được nguy cơ phải nhập viện, giảm nguy cơ phải điều trị tại đơn vị điều trị tích cực).
  • Sử dụng vắc - xin phòng cúm cũng có mối liên hệ với việc giảm nguy cơ phải nằm viện đối với những người mắc đái tháo đường (79%).

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên được sử dụng vắc - xin phòng cúm hàng năm.

Các loại vắc - xin phòng cúm có thể sử dụng cho những người mắc đái tháo đường:

  • Vắc - xin phòng cúm đường tiêm được khuyến cáo sử dụng cho những người mắc đái tháo đường cũng như các bệnh lý mạn tính khác. Vắc - xin phòng cúm đường tiêm hoàn toàn an toàn, đã được chứng minh qua thời gian dài sử dụng trên những người bị đái tháo đường.
  • Những người có bệnh lý nền mạn tính (chẳng hạn như đái tháo đường) không nên sử dụng loại vắc - xin sống giảm độc lực phòng cúm (live attenuated influenza vaccine - LAIV).

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  723 lượt xem

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  993 lượt xem

Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?

- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  925 lượt xem

Làm sao để giảm nguy cơ bé dị ứng với vắc xin?

- Bác sĩ ơi, phải làm gì để bé không bị phản ứng khi tiêm vắc xin được ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  566 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  850 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? 01:45
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG?
 BỘ Y TẾ CẢNH BÁO: 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong. 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như: Áp xe...
 3 năm trước
 583 Lượt xem
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? 01:45
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG?
BỘ Y TẾ CẢNH BÁO: 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong. 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như: Áp xe phổi,...
 3 năm trước
 536 Lượt xem
NGĂN CHẶN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG - CĂN BỆNH KHIẾN “NGƯỜI GIÀU TRỞ NÊN NGHÈO ĐI VÀ NGƯỜI NGHÈO TRỞ NÊN KHÁNH KIỆT”. NGĂN CHẶN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG - CĂN BỆNH KHIẾN “NGƯỜI GIÀU TRỞ NÊN NGHÈO ĐI VÀ NGƯỜI NGHÈO TRỞ NÊN KHÁNH KIỆT”. 07:28
NGĂN CHẶN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG - CĂN BỆNH KHIẾN “NGƯỜI GIÀU TRỞ NÊN NGHÈO ĐI VÀ NGƯỜI NGHÈO TRỞ NÊN KHÁNH KIỆT”.
 Hàng ngàn phụ nữ Việt đang chịu đựng những đau đớn do bệnh UTCTC, sống cùng những đợt hóa trị kéo dài. Thiên chức làm mẹ bị đe dọa. Căn bệnh...
 3 năm trước
 422 Lượt xem
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. 02:07
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM.
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 518 Lượt xem
“GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN” “GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN” 03:00
“GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN”
 Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm
 3 năm trước
 495 Lượt xem
CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN. CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN. 01:21
CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN.
Cúm mùa tưởng chỉ là bệnh xoàng, nhưng biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tai giữa, suy đa phủ tạng, kịch phát những cơn hen nặng…...
 3 năm trước
 504 Lượt xem
Tin liên quan
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.

Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?
Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?

Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây