Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Các lợi ích của tiêm phòng vắc xin cúm cho trẻ?

Vắc xin cúm sẽ bảo vệ trẻ khỏi các virut cúm có thể gây bệnh nặng và thậm chí dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những virut này nhất. Hàng năm ở Hoa Kỳ, trung bình có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện vì biến chứng của bệnh cúm, như viêm phổi.

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Tìm hiểu thêm về bệnh cúm và cách nhận biết các triệu chứng.

Lịch tiêm phòng cúm

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) đề nghị chủng ngừa cúm mỗi năm cho tất cả mọi người, kể cả trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên. (Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa đủ tuổi tiêm vắc xin này).

Hiệu quả cao nhất là chủng ngừa ngay khi có vắc xin vào mùa thu. Bạn sẽ mất khoảng 2 tuần để tạo ra các kháng thể cần thiết, và tiêm ngừa sớm sẽ cho phép tạo thời gian miễn nhiễm trước khi mùa cúm bắt đầu. Nhưng nếu con bạn sẽ được 6 tháng tuổi vào mùa đông, thì lúc đó cũng không quá muộn để tiến hành tiêm chủng vì mùa cúm có thể kéo dài đến tận tháng Năm năm sau.

Mỗi năm vắc xin có khác nhau không?

Có. Mỗi năm sẽ chế một loại vắc xin mới, vào khoảng 6 tháng trước mùa cúm. Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu xem loại virut nào đang lưu hành trên khắp thế giới vào thời điểm đó, và cố gắng dự đoán loại có khả năng sẽ lan rộng nhất trong mùa cúm tại đất nước họ. Mỗi vắc xin bảo vệ chống lại ít nhất ba chủng virut cúm khác nhau, và một số vắc xin bảo vệ chống lại bốn chủng.

Trẻ cần tiêm một hay hai liều?

Hầu hết trẻ em chỉ cần một liều vắc xin cúm. Trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi lần đầu tiên tiêm, hoặc những người trước đây chỉ nhận được một liều, sẽ cần hai liều cách nhau ít nhất 28 ngày. Điều quan trọng đối với những trẻ cần hai liều là phải tiêm ngay khi có vắc xin để có thêm nhiều thời gian miễn dịch sau khi tiêm mũi thứ hai.

Trẻ có thể dùng vắc xin cúm dạng xịt mũi thay vì tiêm không?

Không. Vắc xin cúm dạng xịt mũi (FluMist) hiện không còn được khuyến cáo vì những lo ngại về hiệu quả của nó. Thay vào đó trẻ em nên tiêm phòng cúm.

Ai không nên chủng ngừa cúm?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu con bạn có nên chủng ngừa cúm hay không, hãy trao đổi với bác sĩ. Nhìn chung, con của bạn sẽ không được chủng ngừa nếu:

  • Dưới 6 tháng tuổi
  • Đã từng có phản ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm trong quá khứ

Nếu con bạn bị dị ứng với trứng, hoặc nếu bạn nghi ngờ con bạn có thể bị dị ứng với trứng, hãy nói với bác sĩ. Vắc xin cúm được nuôi trong trứng gà và có thể chứa dấu vết của protein trứng. Con vẫn có thể chủng ngừa cúm nếu bé chỉ bị phát ban khi tiếp xúc với trứng. Ngoài ra, nếu con có phản ứng nghiêm trọng hơn với trứng, bé vẫn có thể chủng ngừa dưới sự giám sát y tế sát sao.

Nếu bé không khỏe hoặc bị sốt, hãy nói chuyện với bác sĩ để xem bé có nên đợi đến khi khỏe hơn mới tiêm phòng hay không.

Một đứa trẻ đã tiêm phòng cúm có thể vẫn bị cúm?

Có thể, vì vắc xin sẽ không thể bao gồm mọi loại cúm mà con bạn có thể bị phơi nhiễm. Nhưng ngay cả khi bé bị nhiễm một loại virut không có trong vắc xin, bệnh của bé có thể sẽ nhẹ hơn.

Còn chất bảo quản thủy ngân Thimerosal thì sao?

Sau nhiều năm nghiên cứu, không có bằng chứng nào cho thấy thimerosal có hại, đây là chất bảo quản chứa một dạng thuỷ ngân. Trong mọi trường hợp, thimerosal đã được loại bỏ khỏi hầu hết các loại vắc xin của trẻ em vào năm 2001, và nhiều mũi chích ngừa cúm không còn chứa chất bảo quản này nữa. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm vắc xin phiên bản không có thimerosal nếu muốn.

Những phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin cúm là gì?

Vắc xin cúm không thể gây ra cúm. Thuốc chủng ngừa không chứa virut sống, và không thể bị cúm từ việc tiêm vắc xin này.

Tác dụng phụ thường gặp nhất (đối với cả trẻ em và người lớn) là đau ở chỗ tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa bị nhiễm virut cúm, có thể bị sốt nhẹ và cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến hai ngày.

Phản ứng dị ứng trầm trọng hiếm khi xảy ra với bất cứ loại vắc xin nào. Hãy tìm hiểu về cách nhận biết con có đang xảy ra phản ứng bất lợi hay không.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1009 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1093 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1260 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  831 lượt xem

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  863 lượt xem

- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây