Tĩnh mạch mạng nhện: biểu hiện và cách điều trị
Tĩnh mạch mạng nhện là gì?
Tĩnh mạch mạng nhện (khác với suy giãn tĩnh mạch) là tình trạng các mạch máu bị giãn ra, có dạng phân nhánh và thường xuất hiện trên đùi, cẳng chân dưới và đôi khi còn xuất hiện ở trên mặt. Tĩnh mạch mạng nhện là tình trạng phát triển dần dần và thường tăng về lan rộng hơn, rõ rệt hơn khi về già. Chích xơ tĩnh mạch và điều trị bằng laser là hai phương pháp thừng được sử dụng để điều trị các mạch máu này.
Ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp điều trị tĩnh mạch mạng nhện
Ưu điểm
- Chích xơ tĩnh mạch và trị liệu bằng laser đều an toàn, hầu như không gây ra bất cứ sự đau đơn, khó chịu nào.
- Các phương pháp này đem lại sự cải thiện tổng thể về tình trạng tĩnh mạch mạng nhện.
- Không cần thời gian hồi phục. Bệnh nhân có thể tiếp tục các công việc và hoạt động bình thườn ngay sau khi điều trị.
Nhược điểm
- Bệnh nhân thường cần nhiều lần điều trị để loại bỏ các tĩnh mạch.
- Sau khi điều trị, bệnh nhân cần đi tất hỗ trợ để giúp giữ cho các tĩnh mạch được điều trị đóng lại và giảm vết bầm tím.
- Sau khi điều trị, da có thể bị hiện tượng bầm tím, thay đổi màu sắc và bị một số vết sẹo nhỏ.
Đối tượng phù hợp
Nếu có một trong số những vấn đề dưới đây thì bạn nên cân nhắc tiến hành một phương pháp điều trị tĩnh mạng nhện:
- Thiếu tự tin vì những đường tĩnh mạch chằng chịt nổi rõ trên đùi và cẳng chân, luôn phải tránh mặc quần đùi hoặc đồ bơi.
- Các đường tĩnh mạch hiện rõ trên mặt và bạn phải trang điểm để che đi.
Tuy nhiên, để có thể tiến hành các phương pháp này, bệnh nhân cần đáp ứng các điều kiện là không mang thai và không có tiền sử hình thành cục máu đông. Nếu bạn có những vấn đề nếu trên và đáp ứng đủ điều kiện thì bạn có thể tiến hành các phương pháp điều trị để xử lý vấn đề.
Quy trình điều trị tĩnh mạch mạng nhện được thực hiện như thế nào?
Tình trạng tĩnh mạch mạng nhện có thể được điều trị bằng phương pháp chích xơ tĩnh mạch hoặc bằng laser. Một lần điều trị sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng tĩnh mạch mạng nhện mà bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện điều trị nhiều lần để có kết quả tối ưu.
Chích xơ tĩnh mạch
- Phương pháp chích xơ tĩnh mạch có hiệu quả đối với các mạch máu có kích cỡ trung bình (đường kính lớn hơn 3mm).
- Một loại dung dịch làm xơ cứng được tiêm vào tĩnh mạch bằng một đầu kim siêu nhỏ, dung dịch này có tác dụng làm cho tĩnh mạch co lại, chuyển màu trắng và sau đó dần dần biến mất.
- Sau khi điều trị, bệnh nhân cần đi tất nén để nén tĩnh mạch và tăng tỉ lệ thành công.
- Bệnh nhân hầu như không hề có bất cứ cảm giác khó chịu nào khi trải qua quy trình này và không cần thời gian hồi phục.
Những bệnh nhân đang mang thai và có tiền sử hình thành cục máu đông sẽ không thể tiến hành chích xơ tĩnh mạch.
Điều trị tĩnh mạch bằng laser
- Phương pháp laser thường được sử dụng để điều trị các mạch máu có kích thước nhỏ đến trung bình (đường kính từ 1 – 3mm) và thường là những mạch máu ở vùng mặt.
- Trong khi điều trị, mắt của bệnh nhân sẽ được che lại để bảo vệ giác mạc và võng mạc khỏi tia laser.
- Đầu điều trị laser được đưa lên da và ánh sáng laser sẽ được hấp thụ bởi máu, làm cho các mạch máu bị phá hủy và được cơ thể hấp thụ.
- Có thể sẽ xảy ra hiện tượng đỏ da, bầm tím và phồng rộp, nhưng những hiện tượng này sẽ giảm dần trong vài tuần đến vài tháng.
- Thời gian hồi phục rất ngắn; tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải bảo vệ các vùng được điều trị khỏi ánh nắng.
Nên lựa chọn phương pháp nào?
Chích xơ tĩnh mạch đã được chứng minh là một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật có độ an toàn cao và được sử dụng phổ biến để điều trị tĩnh mạch mạng nhện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu tĩnh mạch mạng nhện có phạm vi nhỏ và nằm xung quanh mắt cá chân hoặc trên khuôn mặt thì liệu pháp laser có thể là một lựa chọn điều trị phù hợp
Suy giãn tĩnh mạch khác với tĩnh mạch mạng nhện ở chỗ ở những người bị suy giãn tĩnh mạch, mạch máu thường phồng lên, có màu sẫm hơn và kích thước lớn hơn. Ngoài ra, cả hai phương pháp chích xơ tĩnh mạch hay laser cũng đều không có tác dụng đối với tình trạng suy giãn tĩnh mạch và bệnh nhân thường phải tiến hành phẫu thuật.
Chuẩn bị và tiến hành điều trị
Trước khi điều trị, bệnh nhân sẽ cần:
- Ngưng hút thuốc để sự hồi phục sau khi điều trị diễn ra một cách thuận lợi.
- Tránh dùng aspirin, một số loại thuốc chống viêm và thuốc thảo dược có thể loãng máu.
Tiến hành điều trị
- Hầu hết các ca điều trị tĩnh mạch mạng nhện đều kéo dài từ 30 phút đến một tiếng nhưng cũng có thể lâu hơn.
- Có thể dùng thuốc hỗ trợ để giảm cảm giác khó chịu trong khi làm thủ thuật.
- Sau khi chích xơ tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ cần đi tất nén.
- Sau các phương pháp điều trị tĩnh mạch mạng nhện, bệnh nhân có thể về nhà sau một thời gian theo dõi ngắn.
Chăm sóc và phục hồi
Thông thường, các phương pháp điều trị tĩnh mạch mạng nhện không cần thời gian hồi phục. Hầu hết bệnh nhân đều có thể hoạt động bình thường ngay lập tức sau khi điều trị nhưng vẫn cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc da và cách xử lý các triệu chứng có thể gặp.
Ngay sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ nhận thấy phạm vi tĩnh mạch mạng nhện sẽ được giảm đi. Nếu điều trị bằng phương pháp chích xơ tĩnh mạch, sau một lần điều trị sẽ chỉ có khoảng 50 – 70% các mạch máu được điều trị sẽ vĩnh viễn biến mất. Tương tự, với phương pháp laser, chỉ có một số tĩnh mạch có thể biến mất sau một lần điều trị và cũng sẽ cần thêm nhiều lần để có kết quả rõ rệt.
Các phương pháp điều trị tĩnh mạch mạng nhện đều chỉ gây khó chịu ở mức độ tối thiểu. Bệnh nhân có thể bị đổi màu da, đỏ da, bầm tím và phồng rộp tạm thời. Những tác dụng phụ này sẽ giảm dần trong vài tuần đến vài tháng sau đó. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể liên hệ lại với bác sĩ để xem liệu hiện tượng mình gặp phải có bình thường không hay là dấu hiệu của một vấn đề không mong muốn nào đó.
Kết quả sẽ kéo dài bao lâu?
Vì tĩnh mạch mạng nhện là một tình trạng phát triển dần theo thời gian nên các tĩnh mạch mới sẽ hình thành sau khi điều trị, do đó bệnh nhân có thể cần điều trị lại cách vài năm một lần để duy trì hiệu quả.
Một số rủi ro, biến chứng
Mọi phương pháp điều trị đều có các rủi ro như:
- Nhiễm trùng và chảy máu
- Sẹo
- Tổn thương đến cấu trúc bên dưới.
Ngoài ra, các phương pháp điều trị tĩnh mạch mạng nhện còn có thêm một số vấn đề riêng biệt như:
- Đổi màu da
- Da bị đỏ hoặc hoại tử.
- Bầm tím
- Phồng rộp
Tiêm xơ tĩnh mạch là một thủ thuật đơn giản, nhanh chóng và không cần gây mê. Quá trình thực hiện thường mất từ 15 phút đến một tiếng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề cần xử lý.
Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề phổ biến trong thời gian mang thai nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị được.
Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.
Tĩnh mạch mạng nhện có thể xuất hiện ở cả một số vị trí mà nhiều người không ngờ tới như mặt, bàn tay và bàn chân.
Nhờ công nghệ hiện đại ngày nay mà việc điều trị các vấn đề ở tĩnh mạch đã trở nên vô cùng đơn giản, ít đau đớn, thời gian hồi phục nhanh chóng và an toàn hơn nhiều so với trước đây.
- 9 trả lời
- 1884 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 7 trả lời
- 1323 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?
- 4 trả lời
- 1345 lượt xem
Tôi có thể tự loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tiêm Insulin và nước muối sinh lý không?
- 8 trả lời
- 971 lượt xem
Làm thế nào để ngăn ngừa tĩnh mạch màng nhện?
- 4 trả lời
- 1772 lượt xem
Chi phí trung bình để điều trị tĩnh mạch mạng nhện cho một chân là bao nhiêu?