Tinh Dầu Tràm Trà (Tea Tree Oil) Có Những Công Dụng Gì Cho Da?
Tinh dầu tràm trà là gì?
Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm trà (tên khoa học là Melaleuca alternifornia) – một loài cây bụi thân gỗ có hoa, có nguồn gốc từ nước Úc nhưng hiện nay được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Tinh dầu tràm trà đã được người Úc bản địa sử dụng từ hàng ngàn năm nay như một phương thuốc để điều trị nhiều vấn đề như bầm tím, bệnh đường hô hấp và nhiễm trùng da.
Ngày nay, tinh dầu tràm trà là một thành phần được sử dụng vô cùng phổ biến trong mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm trị mụn Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tinh dầu tràm trà là một trong những thành phần kháng vi sinh vật phổ rộng hiệu quả nhất.
Tinh dầu tràm trà có phải thành phần hữu cơ không?
Tinh dầu tràm trà thường được xử lý bằng hóa chất nên không phải là một thành phần hữu cơ như nhiều loại tinh dầu khác.
>>> Xem thêm: quy trình chăm sóc da thường
Các hợp chất hoạt tính trong tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà chứa hơn 100 hợp chất hoạt tính, chủ yếu là terpen và cồn.
Các hợp chất hoạt tính quan trọng nhất trong tinh dầu tràm trà là:
- Terpinen-4-ol
- gamma-terpinene (γ-terpinene)
- alpha-terpinene (α-terpinene)
- alpha-terpineol (α-terpineol)
- alpha-pinen (α-pinen)
- cineole
- terpinolene
- terpinen-4-ol (một chất gây dị ứng rất phổ biến)
Công dụng của tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà là thành phần có trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da để điều trị các vấn đề về da như:
- Mụn trứng cá
- Bỏng
- Cháy nắng
- Mụn giộp
- Vết thương hở
- Nhiễm nấm
- Viêm
- Bệnh vảy nến
- Phát ban
Tinh dầu tràm trà còn có trong một số sản phẩm chăm sóc tóc. Loại tinh dầu này có tác dụng trị chấy rận.
Tinh dầu tràm trà thường chỉ được sử dụng ở nồng độ thấp trong các sản phẩm chăm sóc da vì đây là một loại tinh dầu rất mạnh.
Một trong những lý do chính khiến tinh dầu tràm trà được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm là vì loại tinh dầu này có đặc tính kháng vi sinh vật.
Tinh dầu tràm trà còn có trong một số loại xà phòng giặt và sản phẩm vệ sinh nhà cửa do có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng như bọ ve.
>>> Xem thêm: exosome có tác dụng gì
Các lợi ích của tinh dầu tràm trà đối với da
Tinh dầu tràm trà là một trong những thành phần chăm sóc da có nguồn gốc từ thực vật có khả năng kháng vi sinh vật tốt nhất.
Các đặc tính có lợi của tinh dầu tràm trà gồm có:
- Kháng vi khuẩn
- Kháng nấm
- Chống viêm
- Chống oxy hóa
- Kháng virus
Kháng vi sinh vật
Tinh dầu tràm trà là một thành phần kháng vi sinh vật vô cùng hiệu quả.
Một nghiên cứu vào năm 2001 cho thấy rằng tinh dầu tràm trà có tác dụng ngăn chặn một số loại nấm men chuyển đổi thành dạng gây bệnh.
Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tinh dầu tràm trà có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh do nhiễm nấm.
Một nghiên cứu khác cho thấy tinh dầu tràm trà còn có hiệu quả điều trị viêm tai ngoài, tuy nhiên, phương pháp điều trị này tiềm ẩn rủi ro gây tổn thương tai.
Vào năm 2008, có báo cáo về một trường hợp điều trị thành công mụn cóc do HPV (human papillomavirus) sau khi sử dụng tinh dầu tràm trà trong 12 ngày.
Các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng sử dụng tinh dầu tràm trà nhiều lần không khiến cho vi khuẩn hoặc nấm trên da trở nên kháng thuốc.
Tinh dầu tràm trà có khả năng sát trùng hoặc khử trùng cao gấp 13 lần so với axit carbolic (một chất sát trùng phổ biến).
Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng tinh dầu tràm trà có thể loại bỏ một số loại virus herpes.
Điều trị ung thư da
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của tinh dầu tràm trà trong điều trị ung thư và một số nghiên cứu đã cho thấy kết quả tích cực.
Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2012 đã báo cáo rằng tinh dầu tràm trà pha loãng 10% có tác dụng chống ung thư đối với các khối u dưới da.
Một nghiên cứu khác cho thấy bôi tinh dầu tràm trà ngoài da cũng có lợi ích chống ung thư.
Nhiều nghiên cứu về lợi ích của tinh dầu tràm trà trong điều trị ung thư đã cho kết quả vô cùng hứa hẹn. Cần nghiên cứu thêm để xác định những loại ung thư khác mà tinh dầu tràm trà có thể điều trị.
Tuy nhiên, ung thư da có thể gây tử vong và không nên tự chẩn đoán, điều trị ung thư da tại nhà. Tốt nhất nên đi khám bác sĩ da liễu khi phát hiện bất kỳ thay đổi đáng ngờ nào trên da.
Trị mụn trứng cá
Tinh dầu tràm trà là một trong những thành phần trị mụn trứng cá rất hiệu quả nhờ có khả năng kháng khuẩn rất mạnh và không gây bít tắc lỗ chân lông.
Trong một nghiên cứu, tinh dầu tràm trà được so sánh với benzol peroxide, một trong những thành phần trị mụn trứng cá phổ biến nhất. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù benzol peroxide phát huy tác dụng nhanh hơn tinh dầu tràm trà nhưng tinh dầu tràm trà lại có ít tác dụng phụ hơn.
Tinh dầu tràm trà phát huy tác dụng tốt nhất khi được kết hợp với các thành phần trị mụn khác như axit salicylic hay retinoid. Nếu chỉ sử dụng mình tinh dầu tràm trà để trị mụn trứng cá, bạn nên bôi tinh dầu tràm trà trực tiếp lên mụn 3 - 4 lần mỗi ngày.
Tinh dầu tràm trà có thích hợp với da khô không?
Tinh dầu tràm trà không chứa axit béo, có nghĩa là không có tác dụng giữ ẩm cho da và phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Tuy nhiên, vì tinh dầu tràm trà có đặc tính chống viêm nên vẫn có thể sử dụng được cho da khô, chỉ có điều nên kết hợp cùng với kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da và sữa rửa mặt dành cho da khô.
Da khô nên sử dụng tinh dầu tràm trà cùng với một thành phần giữ ẩm như dầu hướng dương.
Điều trị viêm da cơ địa
Tuy rằng không có tác dụng dưỡng ẩm cho da và phục hồi hàng rào bảo vệ da nhưng tinh dầu tràm trà vẫn có lợi cho việc điều trị bệnh viêm da cơ địa (bệnh chàm) do có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm.
Khi kết hợp với kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da và các loại dầu dưỡng ẩm như dầu argan, dầu hoa anh thảo hay dầu jojoba, tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm da cơ địa.
Điều trị bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh về da mạn tính, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da, khiến cho tế bào sừng tăng sinh quá mức và viêm.
Tinh dầu tràm trà có chứa một loại cồn terpene tự nhiên tên là terpinen-4-ol.
Mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm nhưng đặc tính kháng vi sinh vật và chống viêm của terpinen-4-ol có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh vảy nến.
Ngoài ra, terpinen-4-ol đã được phát hiện có đặc tính chống oxy hóa, điều này có thể giúp bảo vệ da khỏi stress oxy hóa, một tác nhân tiềm ẩn gây ra bệnh vảy nến.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm rõ cơ chế điều trị bệnh vảy nến của terpinen-4-ol và xác định tính hiệu quả cũng như an toàn của chất này.
Điều trị viêm da
Tinh dầu tràm trà có chứa một số thành phần hóa học đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm, gồm có terpinen-4-ol, alpha-pinene và gamma-terpinene.
Terpinen-4-ol là một trong những thành phần chính trong tinh dầu tràm trà và đã được nghiên cứu rộng rãi về đặc tính chống viêm.
Terpinen-4-ol đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự sản xuất các cytokine và chemokine gây viêm, những phân tử đóng vai trò chính trong phản ứng viêm.
Terpinen-4-ol còn được phát hiện là có tác dụng ngăn chặn sự kích hoạt yếu tố nhân kappa B hay NF-kB (nuclear factor-kappa B), một yếu tố phiên mã quyết định sự biểu hiện của các gen liên quan đến phản ứng viêm.
Alpha-pinene và gamma-terpinene trong tinh dầu tràm trà cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm.
Alpha-pinene đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự sản xuất các cytokine và chemokine gây viêm, trong khi gamma-terpinene có tác dụng ức chế sự sản xuất enzyme gây viêm cyclooxygenase-2 (COX-2).
Đặc tính chống viêm của các thành phần hóa học này trong tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm viêm và sưng tấy trên da, tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng tinh dầu tràm trà vì loại tinh dầu này có thể gây kích ứng da và phản ứng dị ứng.
Điều trị bệnh trứng cá đỏ
Bệnh trứng cá đỏ (rosacea) là một bệnh lý về da do viêm.
Một nghiên cứu vào năm 2017 đã đánh giá hiệu quả của tinh dầu tràm trà kết hợp với metronidazole bôi tại chỗ trong điều trị bệnh trứng cá đỏ. Nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị kết hợp này giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh trứng cá đỏ hiệu quả hơn so với khi chỉ dùng metronidazole.
Demodex là một loại ký sinh trùng trên da có thể gây viêm da và có liên quan đến bệnh trứng cá đỏ. Bệnh viêm bờ mi đôi khi cũng có thể dẫn đến bệnh trứng cá đỏ.
Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà có khả năng tiêu diệt demodex và các tác giả nghiên cứu cho rằng bôi tinh dầu tràm trà là một giải pháp hiệu quả để điều trị các bệnh do demodex gây ra.
Nhìn chung, những nghiên cứu này cho thấy rằng tinh dầu tràm trà mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh trứng cá đỏ, chủ yếu là nhờ đặc tính chống viêm và kháng vi sinh vật.
Cần nghiên cứu thêm để xác định cách sử dụng và liều lượng tinh dầu tràm trà hiệu quả nhất để điều trị bệnh trứng cá đỏ.
>>> Xem thêm: chăm sóc da trước khi trang điểm
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà
Cách sử dụng các sản phẩm chứa tinh dầu tràm trà sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm, vấn đề về da mà bạn cần điều trị và các sản phẩm khác trong quy trình chăm sóc da.
Tinh dầu tràm trà chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch và diệt khuẩn vì đây là một thành phần kháng khuẩn vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà trên da lên đến ba lần một ngày để trị mụn.
Nếu sử dụng các sản phẩm trị mụn chứa tinh dầu tràm trà nồng độ cao, bạn nên chấm sản phẩm trực tiếp lên mụn chứ không nên bôi toàn bộ khuôn mặt.
Nếu sử dụng cho tóc, mỗi lần chỉ nên thoa một lượng tinh dầu rất nhỏ.
Tốt nhất nên sử dụng tinh dầu tràm trà một cách vừa phải và chỉ thoa lên thân tóc, không nên thoa lên chân tóc. Lạm dụng tinh dầu tràm trà có thể khiến tóc bị nhờn bết.
Tinh dầu tràm trà có an toàn không?
Tinh dầu tràm trà an toàn, trừ khi bạn bị dị ứng hoặc nuốt phải tinh dầu tràm trà.
Trong thang đo mức độ độc hại của Nhóm hoạt động vì môi trường (EWG), tinh dầu tràm trà được xếp hạng "6" (1 là rất an toàn trong khi 7 là độc hại) nhưng điều này chủ yếu là do tinh dầu tràm trà là một chất gây dị ứng và có thể gây độc khi vào trong cơ thể. Nếu chỉ dùng ngoài da thì tinh dầu tràm trà rất an toàn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà có rủi ro ở mức tối thiểu và thành phần này được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da.
Tinh dầu tràm trà là một thành phần bền vững vì có thể được sản xuất quanh năm và lá tràm trà mọc lại nhanh chóng sau khi thu hoạch.
Rủi ro khi sử dụng tinh dầu tràm trà
Mặc dù tinh dầu tràm trà có rất nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro.
Không được uống tinh dầu tràm trà vì loại tinh dầu này sẽ gây độc khi vào bên trong cơ thể
Uống tinh dầu tràm trà có thể gây ra nhiều vấn đề như:
- Lú lẫn
- Hôn mê
- Tiêu chảy
- Buồn ngủ
- Ảo giác
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Mệt mỏi
- Yếu cơ
Tinh dầu tràm trà có thể gây dị ứng. Một nghiên cứu được thực hiện ở Ý về việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật trong chăm sóc da cho thấy 11% số người tham gia có phản ứng dị ứng với tinh dầu tràm trà.
Hợp chất hoạt tính quan trọng nhất trong tinh dầu tràm trà, terpinen-4-ol, là một chất gây dị ứng vô cùng phổ biến.
Trước khi dùng bất kỳ loại tinh dầu mới nào, bạn nên chấm thử một ít tinh dầu đã pha loãng với dầu nền lên vùng da nhỏ và theo dõi trong vài tiếng. Nếu da không có phản ứng gì thì mới được dùng tinh dầu cho mặt hoặc thoa lên vùng da rộng.
Nếu có triệu chứng dị ứng sau khi thoa tinh dầu tràm trà, hãy rửa sạch và không được tiếp tục sử dụng nữa. Việc tiếp tục sử dụng có thể khiến cho tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Nếu bị dị ứng tinh dầu tràm trà, hãy đọc bảng thành phần khi chọn mua bất kỳ loại mỹ phẩm nào và tránh những sản phẩm chứa tinh dầu tràm trà.
Tác dụng của tinh dầu tràm trà đối với tóc
Do có đặc tính kháng vi sinh vật nên tinh dầu tràm trà còn được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc.
Tinh dầu tràm trà đã được chứng minh là có tác dụng điều trị và ngăn ngừa gàu khi sử dụng ở nồng độ 5% trong dầu gội. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng tình trạng gàu cải thiện 41% sau khi sử dụng tinh dầu tràm trà nhiều lần.
Một nghiên cứu khác chứng minh tinh dầu tràm trà là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều loại nấm da, nấm tóc và nấm móng.
Tinh dầu tràm trà có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt các loài ký sinh trùng gây hại như chấy rận và bọ ve, thậm chí còn hiệu quả hơn so với nhiều loại hóa chất diệt ký sinh trùng phổ biến như pyrethrin.
Tinh dầu tràm trà còn được sử dụng trong một số sản phẩm trị rụng tóc. Trong một nghiên cứu, những người tham gia đã tăng tốc độ mọc tóc, số lượng sợi tóc và độ dày của sợi tóc sau một thời gian sử dụng tinh dầu tràm trà đều đặn.
Tinh dầu tràm trà không gây bít tắc lỗ chân lông nên không gây nổi mụn trên da đầu và đường chân tóc.
>>> Xem thêm: Chăm Sóc Da Mặt Sau Sinh Như Thế Nào?
Tinh dầu tràm trà và dầu dừa
Tinh dầu tràm trà và dầu dừa có tác dụng hoàn toàn khác nhau trong chăm sóc da.
Dầu dừa chứa hàm lượng lớn các axit béo có tác dụng dưỡng ẩm cho da và củng cố hàng rào bảo vệ da. Do đó, dầu dừa là một thành phần lý tưởng trong kem dưỡng ẩm.
Tinh dầu tràm trà không chứa chất béo và được sử dụng chủ yếu nhờ có tác dụng kháng khuẩn.
Tác dụng đối với tóc
Dầu dừa và tinh dầu tràm trà là hai trong số những thành phần có nguồn gốc thực vật được sử dụng phổ biến nhất trong chăm sóc tóc. Tuy rằng cùng có nguồn gốc từ thực vật nhưng hai thành phần này có tác dụng rất khác nhau đối với mái tóc.
Dầu dừa chủ yếu gồm có chất béo bão hòa, kết cấu đặc hơn tinh dầu, đông cứng lại ở nhiệt độ thấp, có tác dụng giữ ẩm cho sợi tóc rất tốt nhưng lại có thể khiến tóc bị nặng, mất đi độ bồng bềnh và gây nhờn bết.
Một số loại chất béo không bão hòa trong dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm cho da đầu, nang tóc và sợi tóc nhưng dầu dừa nguyên chất có thể gây nổi mụn ở da đầu.
Dầu dừa rất tốt trong việc bảo vệ tóc khỏi mọi yếu tố môi trường như nắng, độ ẩm và gió, nhưng nó sẽ trở nên cứng và khó chịu khi thời tiết lạnh.
Mặt khác, tinh dầu tràm trà có thành phần chính là terpen chứ không phải chất béo.
Các hợp chất kháng vi sinh vật và cồn béo trong tinh dầu tràm trà mang lại hai lợi ích lớn cho tóc và da đầu: ngăn ngừa/điều trị nhiễm nấm và dưỡng ẩm cho tóc và da đầu.
Tinh dầu tràm trà giúp giữ cho mái tóc sạch và ngăn ngừa tình trạng tóc khô xơ.
Nếu quan tâm đến chăm sóc da, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy rằng trên thị trường liên tục xuất hiện những thành phần chăm sóc da mới. Một trong những thành phần như vậy là DNA tinh trùng cá hồi. Mặc dù nghe có vẻ kỳ quặc nhưng tinh trùng cá hồi có chứa một hợp chất tên là polydeoxyribonucleotide (PDRN). Hợp chất này đã cho thấy tác dụng đầy hứa hẹn đối với sức khỏe làn da và chống lão hóa.
Dầu marula có nguồn gốc từ một loại cây mọc ở khu vực phía nam của châu Phi. Loại dầu này đã được người dân bản địa sử dụng để chữa bệnh từ hàng trăm năm trước, thậm chí là hàng ngàn năm và ngày nay được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trên toàn thế giới, bao gồm cả mục đích làm đẹp.
Hoa oải hương (lavender) đã được trồng và chiết lấy tinh dầu từ hàng trăm năm trước nhờ hương thơm nồng nàn cùng đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Ngày nay, tinh dầu oải hương vẫn là một trong những thành phần được sử dụng phổ biến nhất trong mỹ phẩm.
Cây rum (safflower, tên khoa học là Carthamus tinctorius) là một trong những loài cây lâu đời nhất được ghi nhận trên thế giới. Theo một số ghi chép, cây rum có từ thời Ai Cập cổ đại. Dầu được chiết xuất từ hoa của loài cây này được sử dụng làm dầu ăn và thực phẩm chức năng.
Có rất nhiều mẹo và phương pháp khác nhau để làm giảm các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ. Một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng tinh dầu hắc mai biển và một số loại tinh dầu khác để tiêu diệt một loại mạt có kích thước siêu nhỏ có liên quan đến bệnh trứng cá đỏ. Tuy nhiên, trước khi bạn thử điều này, bạn cần biết những điều dưới đây.
- 0 trả lời
- 717 lượt xem
Thưa bác sĩ, da của cháu luôn bị đỏ 2 bên cánh mũi ,như kiểu hình cánh bướm (cháu cũng không rõ lắm- đi khám họ nói đến hình cánh bướm nên cháu mới để í , bị hay không cháu cũng chưa chắc) Da của cháu cũng luôn hồng hồng, cứ được một lúc lại bị đỏ lên như kiểu bị dị ứng ,nhất là giờ sang hè rồi nên da luôn thường xuyên bị đỏ dù cháu không vận động mạnh hay làm gì cả, nhiều khi tự nhiên có cảm giác nóng bừng lên. Cháu có đi khám ở phòng khám gần nhà thì họ nói đó có thể là biểu hiện của bệnh đỏ da gì đó ở mặt cháu cũng không nhớ rõ... ,chỉ dự đoán thôi chứ chưa chắc là bị, họ chỉ xem qua mặt cháu chứ cũng không soi da gì cả .... Cháu đang đi học nên cũng chưa có thời gian đi khám ở bv da liễu được. Cháu gần 18 tuổi thôi ạ .Da cháu trước cũng bị dị ứng , nhưng da cháu hay đỏ với nóng bừng cũng từ lâu rồi ,kiểu ra nắng là cảm giác mặt bừng lên còn đỏ hay không cháu cũng không để í, trước lúc bị dị ứng luôn í... Cháu cũng có dùng serum hay kem dưỡng da để bớt đỏ ,nó cũng chỉ dịu da được thôi , sáng dậy rửa mặt xong thì thấy cũng bình thường da chỉ hồng hồng nhưng cứ ra đường được 1 lúc là da lại đỏ , trời đang sang hè nữa chứ. Bác sĩ có thể giải đáp giúp cháu, da cháu có hiện tượng này là bị bệnh gì, do đâu và cách khắc phục được không ạ? Cảm ơn bác sĩ
- 0 trả lời
- 1126 lượt xem
Thưa bác sĩ, đây là tình trạng da của em, bị thâm đỏ rất nặng ạ, đôi lúc còn bị ngứa nữa, hqua em có dùng srm Cosrx sau đó sử dụng Niacinamide của The odinary thì da mặt ngứa phát điên lên ý ạ, sáng nay dậy thì mấy chỗ thâm mụn nó đỏ rực lên và mặt lên thêm vài con mụn đầu trắng ở má và 2 bên má còn đỏ hơn ngày hôm qua :(((( . Không biết có phải em bị kích ứng với niacinamide không ạ??? Vì em nghe nói niacinamide trị thâm đỏ tốt nên mới mua dùng ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em và recommend cho em một vài sp trị thâm đỏ và srm với ạ. Da em dùng Cosrx mà vẫn bị hơi khô
- 0 trả lời
- 1100 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!