Dầu Marula Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Cho Làn Da
Các hợp chất hoạt tính trong dầu marula
Dầu marula được ép từ phần nhân hạt của quả marula. Loại dầu này chứa chủ yếu axit béo không bão hòa nhưng cũng có chứa một lượng đáng kể các axit béo bão hòa như axit palmitic. Dầu marula chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và giữ ẩm.
Các axit béo chính trong dầu marula gồm có:
- Axit oleic (69%)
- Axit palmitic (15,3%)
- Axit linoleic (9,2%)
- Axit palmitoleic (4,1%)
- Axit stearic (1,5%)
Các lợi ích của dầu marula
Mỗi axit béo hoạt tính trong dầu marula có những lợi ích riêng.
Axit oleic tạo ra các lỗ nhỏ trên da giúp cho các hoạt chất khác như retinoid thẩm thấu vào da dễ dàng hơn.
Axit palmitic là một loại axit béo bão hòa mang lại cho dầu marula đặc tính khóa ẩm và còn là một chất làm mềm giúp da rạng rỡ hơn.
Chất khóa ẩm giữ độ ẩm và các hoạt chất khác trong da để chúng không bay hơi. Chất khóa ẩm giúp ngăn sự mất nước qua biểu bì (transepidermal water loss – TEWL).
Dầu marula còn chứa một lượng nhỏ axit linoleic, đây là một hợp chất có tác dụng làm dịu da, giảm mẩn đỏ và các triệu chứng do viêm khác. Các thành phần chứa nhiều axit linoleic thường có trong các loại kem dưỡng ẩm.
Nhờ có các hợp chất kháng khuẩn nên dầu marula giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên da và có thể được sử dụng làm chất bảo quản.
Các chất chống oxy hóa trong dầu marula giúp chống lão hóa. Tuy nhiên, nên kết hợp dầu marula cùng với các thành phần chống lão hóa khác như retinoid.
Giống như các loại dầu khác có thành phần chủ yếu là axit béo không bão hòa, dầu marula cũng có tác dụng ức chế tyrosinase và có thể được sử dụng trong các sản phẩm làm sáng da.'
>>>> Xem thêm: tiêm meso exosome
Các công dụng của dầu marula
Dầu chiết xuất từ hạt của cây marula được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm.
Những phần khác của cây marula được sử dụng để chế biến thực phẩm đồ uống và làm thức ăn cho gia súc.
Dầu marula là một thành phần còn khá mới trong lĩnh vực chăm sóc da nên hiện chưa có nhiều sản phẩm chứa loại dầu này và cần có thêm nhiều thử nghiệm hơn nữa để kiểm chứng những lợi ích mà dầu maruda mang lại cho da.
Những hoạt chất trong dầu marula có thể giúp điều trị những vấn đề về da dưới đây:
Mụn trứng cá
Dầu marula có những đặc tính có lợi cho việc điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Dầu marula không gây bít tắc lỗ chân lông nên thân thiện với làn da đang bị mụn hoặc dễ bị mụn.
Dầu marula còn có đặc tính kháng khuẩn giúp làm giảm vi khuẩn gây mụn trên da.
Axit oleic trong dầu marula tạo ra những lỗ nhỏ trên da, giúp cho các thành phần trị mụn khác hấp thụ vào da tốt hơn.
Da khô
Nhờ chứa nhiều axit béo dưỡng ẩm và khóa ẩm nên dầu marula là thành phần lý tưởng trong nhiều loại kem dưỡng ẩm nhưng loại dầu này lại không phù hợp với những người có làn da quá khô do có chứa axit oleic. Axit oleic tạo điều kiện cho nước bốc hơi khỏi da và làm cho da khô thêm.
Nếu bạn có làn da không quá khô thì vẫn có thể sử dụng được dầu marula.
Bệnh chàm
Hàm lượng axit béo dưỡng ẩm cao và đặc tính chống viêm của dầu marula có lợi cho người bị bệnh chàm (eczema) nhưng loại dầu này lại chứa axit oleic có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da.
Nếu bạn bị bệnh chàm thì tốt nhất không nên sử dụng dầu marula. Thay vào đó, nên lựa chọn các loại dầu chứa nhiều axit linoleic (có tác dụng chống viêm, làm dịu da) và ít hoặc không chứa axit oleic như:
- Dầu lưu ly (borage oil)
- Dầu hoa anh thảo (evening prime oil)
- Dầu tầm xuân (rosehip oil)
- Dầu cây rum (safflower oil)
- Dầu hướng dương (sunflower oil)
Tăng sắc tố da
Vì dầu marula chủ yếu chứa các axit béo không bão hòa nên được coi là một chất ức chế tyrosinase yếu và có thể điều trị nhiều dạng tăng sắc tố da như thâm, nám hay tổn thương do ánh nắng mặt trời nhưng để có hiệu quả tốt hơn thì nên kết hợp dầu marula với các chất ức chế tyrosinase mạnh hơn như chiết xuất cam thảo hoặc các chất ức chế PAR-2 như niacinamide.
Cho dù là chất làm sáng da nào thì cũng phải kiên trì sử dụng đều đặn trong vài tuần thì mới có hiệu quả rõ rệt.
Dầu marula có an toàn không?
Dầu marula an toàn với da, trừ khi bạn bị dị ứng, có làn da dễ bị mụn hoặc sử dụng dầu không đúng cách.
Trong thang đo mức độ độc hại của Nhóm hoạt động vì môi trường (EWG), dầu marula được xếp hạng 1, có nghĩa là không gây hại cho da.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về dầu marula và cho đến nay vẫn chưa phát hiện rủi ro nào đáng kể khi sử dụng loại dầu này trên da.
Tác dụng phụ của dầu marula
Dầu marula chỉ có rất ít tác dụng phụ và những tác dụng phần này đa phần chỉ xảy ra khi sử dụng dầu marula trên loại da không phù hợp.
Hàm lượng axit oleic cao trong dầu marula có thể gây kích ứng làn da quá khô.
Do chứa axit palmitic nên dầu marula có thể gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn, nhất là khi sử dụng trên da nhạy cảm.
Tuy rằng dầu marula có đặc tính khóa ẩm giúp giữ độ ẩm lại trong da nhưng việc lạm dụng loại dầu này sẽ khiến da bị thừa ẩm và dẫn đến xáo trộn hệ vi sinh vật trên da.
Dầu marula có thể gây dị ứng nhưng không phổ biến.
>>>> Xem thêm: chăm sóc da trước khi trang điểm
Dầu marula và dầu tầm xuân
Dầu tầm xuân (rosehip oil) được chiết xuất từ hạt và quả của cây tầm xuân. Dầu tầm xuân chứa rất nhiều axit linoleic trong khi dầu marula lại chỉ chứa rất ít axit linoleic. Dầu tầm xuân chỉ chứa rất ít axit oleic trong khi dầu marula chứa rất nhiều axit oleic.
Hai loại dầu này có những tác dụng tương tự nhau trong chăm sóc da, ví dụ như dưỡng ẩm.
Nếu bạn có làn da quá khô thì nên chọn dầu tầm xuân vì dầu tầm xuân chứa nhiều axit béo dưỡng ẩm và làm dịu da hơn.
Dầu marula có khả năng khóa ẩm tốt hơn và là lựa chọn phù hợp hơn trong trường hợp cần tăng khả năng thẩm thấu của các hoạt chất khác, ví dụ như khi điều trị mụn trứng cá.
Dầu tầm xuân còn chứa rất nhiều axit alpha-linolenic trong khi dầu marula không có loại axit béo này. Axit alpha-linolenic tăng cường sự sản xuất ceramide, thành phần quan trọng tạo nên hàng rào bảo vệ da và rất cần thiết cho việc giữ ẩm da.
Tinh dầu tràm trà là một trong những thành phần kháng khuẩn tự nhiên tốt nhất trong chăm sóc da. Tinh dầu tràm trà đã được sử dụng để làm đẹp từ hàng ngàn năm trước và vẫn phổ biến cho đến ngày nay. Tinh dầu tràm trà có rất nhiều lợi ích cho da và nhược điểm lớn duy nhất là nguy cơ gây dị ứng.
Cây rum (safflower, tên khoa học là Carthamus tinctorius) là một trong những loài cây lâu đời nhất được ghi nhận trên thế giới. Theo một số ghi chép, cây rum có từ thời Ai Cập cổ đại. Dầu được chiết xuất từ hoa của loài cây này được sử dụng làm dầu ăn và thực phẩm chức năng.
Một thành phần dưỡng ẩm và chống lão hóa da đang nhận được rất nhiều sự quan tâm đó là heparan sulfate.
Nếu quan tâm đến chăm sóc da, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy rằng trên thị trường liên tục xuất hiện những thành phần chăm sóc da mới. Một trong những thành phần như vậy là DNA tinh trùng cá hồi. Mặc dù nghe có vẻ kỳ quặc nhưng tinh trùng cá hồi có chứa một hợp chất tên là polydeoxyribonucleotide (PDRN). Hợp chất này đã cho thấy tác dụng đầy hứa hẹn đối với sức khỏe làn da và chống lão hóa.
Một thành phần chăm sóc da khá phổ biến trong thời gian gần đây là dịch nhầy ốc sên. Thành phần này được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác nhau như serum, kem dưỡng da, kem mắt, mặt nạ… Nhưng liệu rằng dịch nhầy ốc sên có thực sự tốt cho da hay không và nếu có thì thành phần này mang lại những lợi ích gì cho làn da?
- 0 trả lời
- 1132 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!
- 0 trả lời
- 1025 lượt xem
Hiện nay, tình trạng các bệnh liên quan về nấm da thường xuyên xuất hiện ở mọi độ tuổi. Đặc biệt là không phân biệt người già hay trẻ em, đều có thể bị nấm. Bệnh nấm da thường rất dễ phát triển trong môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Một trong những bệnh nấm da được quan tâm đó là bệnh hắc lào. Vậy có cách chữa trị hắc lào nào đem lại hiệu quả nhất không?