1

Bệnh nhiễm trùng da và mô mềm - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Nhiễm trùng da và mô mềm là nhiễm trùng thường gặp với biểu hiện lâm sàng đa dạng ở các mức độ khác nhau. Tỷ lệ cần nhập viện điều trị trong số những người bệnh có nhiễm trùng da và mô mềm khoảng 29%.
  • Những yếu tố thuận lợi dẫn tới nhiễm trùng da và mô mềm bao gồm: các tổn thương hàng rào da niêm mạc: như vết thương, bỏng. Các bệnh lý mạn tính: đái tháo đường, xơ gan, các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch khác.

2. NGUYÊN NHÂN

Các vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng da và mô mềm:

  •  Staphylococcus aureus.
  •  Pseudomonas aeruginosa.
  •  Các chủng Enterococcus.
  •  Escherichia coli.
  •  Các chủng Enterobacter.
  •  Các chủng Klebsiella.
  •  Beta-hemolytic Streptococcus.
  •  Proteus mirabilis.
  •  Staphylococcus không sinh Coagulase.
  •  Các chủng Serratia.
  •  Các vi khuẩn nhóm Clostridium như Clostridium perfringens.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

  •  Chốc (impetigo): thường xuất hiện ở những vị trí tiếp xúc, thường gặp nhất là ở mặt và các chi. Tổn thương có ranh giới rõ ràng nhưng thường nhiều và có thể có hoặc không có bọng nước. Các tổn thương bọng nước ban đầu là các bóng nước ở bề mặt, lớn dần lên thành các bọng nước vàng, sau đó sẫm mầu hơn và đôi khi có mủ. Các tổn thương chốc không có bọng nước khởi phát là các nhú, sau đó tiến triển thành các bóng nước xung quanh là hồng ban và có sẩn, lớn đần lên và vỡ sau 4-6 ngày hình thành lớp vỏ dày.
  •  Áp xe: là các tổn thương mủ trong hạ bì và mô da sâu hơn. Các tổn thương này thường đau, các nốt đỏ và thường nổi lên các mụn mủ và bao quanh bởi tổn thương phù nề hồng ban.
  •  Nhọt: là các nhiễm trùng nang lông thường do S. aureus lan rộng qua hạ bì xuống mô dưới da.
  •  Viêm mô tế bào: là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính lan tỏa, gây tổn thương lớp sâu của hạ bì cùng mô mỡ dưới da. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng tiến triển nhanh sưng nóng, đỏ. Trên vùng da viêm có thể xuất hiện bọng nước và có thể xuất huyết da hay có các chấm xuất huyết.
  •  Viêm cân hoại tử là tình trạng nhiễm trùng dưới da, bao gồm cả mô da và cơ bên dưới. Bệnh biển hiện ban đầu có thể là các vết xước nhẹ hoặc các vết cắn, sau đó tiến triển thành tình trạng nhiễm độc toàn thân và sốt cao.
  •  Viêm cơ mủ: là tình trạng nhiễm trùng trong một nhóm cơ, thường gặp do S. aureus. Biểu hiện là tình trạng đau tại chỗ nhóm cơ, cơ co rút cơ và sốt cao.
  •  Hoại thư Fournier: là tình trạng nhiễm trùng mô mềm hoại tử ở vùng bìu, dương vật hoặc môi âm đạo. Nhiễm trùng có thể khởi phát thầm lặng nhưng tiến triển nhanh sau 1-2 ngày.
  •  Hoại thư sinh hơi do Clostridium: đau rất nhiều ở vị trí tổn thương trong vòng 24 giờ tiếp sau khi nhiễm khuẩn, vùng da nhanh chóng chuyển sang mầu đồng và tím đỏ. Vùng nhiễm trùng mềm hơn và xuất hiện các bọng nước lấp đầy bởi dung dịch hơi đỏ, có khí trong mô và kèm theo các triệu chứng toàn thân như nhiễm độc, nhịp tim nhanh, sốt.

3.2. Cận lâm sàng

  •  Đối với các trường hợp nhiễm trùng da và mô mềm nhẹ, không bắt buộc tiến hành các xét nghiệm thăm dò.
  •  Đối với các trường hợp nhiễm trùng da và mô mềm nặng, có biến chứng:
  •  Cấy máu xác định có nhiễm khuẩn huyết kèm theo.
  •  Cấy các bệnh phẩm lấy từ ổ nhiễm trùng da và mô mềm (được lấy vô khuẩn).
  •  Các dấu ấn nhiễm khuẩn:
  •  Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: số lượng bạch cầu máu ngoại vi thường tăng cao (> 12 G/l), trường hợp nhiễm trùng nặng bạch cầu có thể giảm < 4000.
  •  Tăng protein phản ứng C (CRP), tăng procalcitonin.
  •  Các xét nghiệm đánh giá tổn thương cơ quan tùy theo vị trí nhiễm trùng khởi điểm như xét nghiệm cắt lớp vi tính, X quang xương, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa máu khác...

3.3. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định nhiễm trùng da và mô mềm dựa vào biểu hiện lâm sàng và kết quả nuôi cấy và định danh vi khuẩn gây bệnh từ mẫu bệnh phẩm lấy từ ổ nhiễm trùng.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  •  Điều trị kháng sinh kết hợp với xử trí các ổ nhiễm trùng.
  •  Đối với các trường hợp nặng, cần phối hợp với các biện pháp hồi sức phù hợp.

4.2. Điều trị cụ thể

a. Lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm và theo kháng sinh đồ

* Chốc và các nhiễm trùng da nhẹ: có thể dùng một trong các kháng sinh sau:

  • Dicloxacillin 250 mg x 4 lần/ngày, uống
  • Cephalexin 250 mg x 4 lần/ngày, uống
  • Erythromycin 250 mg x 4 lần/ngày, uống
  • Clindamycin 300-400 mg x 3 lần/ngày, uống
  • Amoxicillin/clavulanate 875/125 mg x 2 lần/ngày, uống
  • Kem mỡ Mupirocin Bôi tổn thương 3 lần/ngày

* Nhiễm trùng hoại tử da do nhiều vi khuẩn

- Phối hợp một kháng sinh nhóm 1 với 1 kháng sinh nhóm 2

Nhóm 1 Nhóm 2

Ampicillin-sulbactam (1,5-3,0 g mỗi 6-8 giờ, tiêm tĩnh mạch) HOẶC

piperacillin-tazobactam (3,37 g mỗi 6-8 giờ, truyền tĩnh mạch)

Clindamycin (600-900 mg/kg mỗi 8 giờ, truyền tĩnh mạch) HOẶC

Ciprofloxacin (400 mg mỗi 12 giờ, truyền tĩnh mạch)

Cefotaxim (2 g mỗi 6 giờ, tiêm tĩnh mạch)

 Metronidazol (500 mg mỗi 6 giờ, truyền tĩnh mạch) HOẶC

Clindamycin (600-900 mg/kg mỗi 8 giờ, truyền tĩnh mạch)

Hoặc dùng:

  • Imipenem/cilastatin 0,5-1 g mỗi 6-8 giờ, truyền tĩnh mạch
  • Meropenem 1 g mỗi 8 giờ, truyền tĩnh mạch
  • Ertapenem 1 g/ngày, truyền tĩnh mạch

* Nhiễm S. aureus

  • Nafcillin 1-2 g mỗi 4 giờ, tiêm tĩnh mạch
  • Oxacillin 1-2 g mỗi 4 giờ, tiêm tĩnh mạch
  • Cefazolin 1 g mỗi 8 giờ, tiêm tĩnh mạch
  • Clindamycin 600-900 mg/kg mỗi 8 giờ, tiêm tĩnh mạch
  • Vancomycin 30 mg/kg chia 2 lần, tiêm tĩnh mạch

* Nhiễm Clostridium

  • Clindamycin 600-900 mg/kg mỗi 8 giờ, tiêm tĩnh mạch
  • Penicillin 2-4 MU mỗi 4-6 giờ, tiêm tĩnh mạch

b. Xử trí ổ nhiễm trùng

  •  Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:
  •  Các ổ áp xe quanh hậu môn lan rộng hoặc áp xe nhiều ổ cần dẫn lưu và cắt lọc.
  •  Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật: cân nhắc chuyển ngoại khoa để mở rộng vết mổ và dẫn lưu.
  •  Nhiễm trùng hoại tử: cần nhanh chóng phẫu thuật cắt lọc.

c. Điều trị hỗ trợ và hồi sức

  •  Đề phòng và điều trị sốc nhiễm khuẩn.
  •  Điều chỉnh cân bằng nước, điện giải và thăng bằng kiểm toan.
  •  Hạ sốt, dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
  •  Chăm sóc vệ sinh vết thương, chống loét.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đặt Catheter mạch máu - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Nhiễm trùng đường tiểu - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có phải là bệnh lây qua đường tình dục không
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có phải là bệnh lây qua đường tình dục không

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến. Mặc dù được coi là một bệnh lây qua đường tình dục nhưng quan hệ tình dục không phải con đường lây truyền duy nhất.

Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nhiễm HIV
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nhiễm HIV

Khi bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch trở nên suy yếu và bị giảm khả năng chống lại các tác nhân gây hại nên sẽ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh khác.

Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng
Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng

Người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp vấn đề về bàng quang do các dây thần kinh kiểm soát sự co bóp bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu giữa não bộ và bàng quang. Các vấn đề về bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và nhiễm trùng thận.

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  899 lượt xem

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  607 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

Sinh mổ xong, điều trị nhiễm trùng ngay được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  682 lượt xem

Cách đây 3 năm, em sinh mổ bé đầu, bị điều trị nhiễm trùng muộn nên rất khổ. Giờ, em mang thai 31 tuần, đi xét nghiệm đường huyết, bs nói em bị tiểu đường thai kỳ, như vậy, nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Vậy, lần sinh mổ này, bs có thể điều trị nhiễm trùng ngay từ đầu được không - Ví dụ như, sau khi mổ sinh xong thì dùng thuốc điều trị nhiễm trùng luôn, chứ không đợi đến lúc bị nhiểm trùng mới điều trị chẳng hạn?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây