Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch - Bộ y tế 2015
1. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD) biểu hiện bằng một vùng bong thanh dịch của lớp võng mạc thần kinh do dịch dò từ mao mạch hắc mạc xuyên qua lớp biểu mô sắc tố võng mạc.
Bệnh thường gây giảm thị lực tạm thời một bên mắt, hay gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 50. Một số trường hợp thị lực giảm không phục hồi dù bong thanh dịch võng mạc đã hết.
2. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của bệnh còn chưa rõ.
- Các giả thuyết trước đây cho rằng nguyên nhân gây bệnh là vận chuyển ion bất thường qua lớp biểu mô sắc tố võng mạc và bệnh lý khu trú của mạch máu hắc mạc.
- Gần đây, hình ảnh chụp mạch huỳnh quang với Indocyanin Green (ICG) đã cho thấy sự tổn thương của lớp mao mạch hắc mạc gây rối loạn chức năng của lớp biểu mô sắc tố võng mạc.
- Các cá thể có trạng thái thần kinh căng thẳng, cao huyết áp hay bị bệnh. Bệnh còn được cho có liên quan đến sự tăng nồng độ cortison và epinephrine trong máu, tác động đến cơ chế tự điều hoà của mao mạch hắc mạc.
- Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy có sự liên quan giữa bệnh và tình trạng nhiễm Helicobacter pylori.
- Bệnh do dịch dò từ mao mạch hắc mạc xuyên qua lớp biểu mô sắc tố võng mạc gây bong thanh dịch của lớp võng mạc thần kinh.
3. CHẨN ĐOÁN
a. Lâm sàng
- Cơ năng: Bệnh nhân bị giảm nhanh thị lực trung tâm kèm theo các triệu chứng: nhìn vật nhỏ đi, rối loạn thị lực màu, ám điểm dương tính trung tâm....Bệnh nhân có thể đau nhức nhẹ hố mắt, căng thẳng, mất ngủ.
- Soi đáy mắt:
- Thấy vùng bong võng mạc do thanh dịch (không có dịch xuất huyết phía dưới)
- Có thể thấy các tổn thương khác kèm theo như: bong biểu mô sắc tố võng mạc, thoái hoá sắc tố võng mạc, các sợi tơ huyết hoặc các cặn lipid dưới võng mạc...
b. Cận lâm sàng
- Chụp mạch huỳnh quang: Cho thấy hình ảnh các điểm dò riêng rẽ của bệnh HVMTTTD điển hình hoặc các vùng tăng huỳnh quang không đều với các điểm dò kín đáo của bệnh biểu mô sắc tố lan toả. Giai đoạn muộn còn cho thấy hình ảnh lấp đầy huỳnh quang của bọng thanh dịch dưới võng mạc.
- Hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc (OCT): Cho thấy rõ các tổn thương của bệnh như: dịch dưói võng mạc, bong biểu mô sắc tố...và ngày càng được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán và theo dõi bệnh.
- Hình ảnh ICG: cho thấy hình ảnh tổn thương của mạch máu hắc mạc, mao mạch hắc mạc tăng tính thấm.
c. Chẩn đoán xác định
- Soi đáy mắt sau khi nhỏ giãn: thấy vùng bong võng mạc do thanh dịch
- Hình ảnh OCT: Cho thấy rõ các tổn thương của bệnh như: dịch dưói võng mạc, bong biểu mô sắc tố
- Chụp mạch huỳnh quang: Cho thấy hình ảnh các điểm dò riêng rẽ của bệnh HVMTTTD điển hình hoặc các vùng tăng huỳnh quang không đều với các điểm dò kín đáo của bệnh biểu mô sắc tố lan toả. Giai đoạn muộn còn cho thấy hình ảnh lấp đầy huỳnh quang của bọng thanh dịch dưới võng mạc.
d. Phân loại
Bệnh chia làm hai thể lâm sàng:
- Bệnh HVMTTTD điển hình gây ra bởi một hoặc nhiều điểm dò riêng biệt của lớp biểu mô sắc tố trên phim chụp mạch huỳnh quang.
- Bệnh biểu mô sắc tố toả lan (Bệnh HVMTTTD mạn tính) do rối loạn toả lan chức năng của lớp biểu mô sắc tố, biểu hiện trên đáy mắt là vùng bong thanh dịch võng mạc trên nền một vùng thoái hoá của biểu mô sắc tố, biểu hiện trên phim chụp huỳnh quang là một vùng tăng huỳnh quang không đều với một hoặc nhiều điểm dò kín đáo.
e. Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt với các nguyên nhân gây bong thanh dịch vùng hoàng điểm khác như: hố đĩa thị bẩm sinh, tân mạch hắc mạc, khối u.
4. ĐIỀU TRỊ
a. Nguyên tắc chung
- Bệnh thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng mà không cần điều trị.
- Bệnh không có nguồn gốc viêm nên không chỉ định thuốc chống viêm đường toàn thân.
- Chỉ định điều trị laser được đặt ra trong một số trường hợp đặc biệt.
b. Điều trị cụ thể
- Điều trị nội khoa:
- Với các trường hợp bị bệnh lần đầu, chỉ cần điều trị nội khoa và theo dõi hằng tháng.
- Thuốc giúp thanh dịch dưới võng mạc rút nhanh hơn: acetazolamid viên 250mg ngày uống 1 đến 2 viên (uống chia 2 lần) trong 2 tuần
- Dùng kèm kali viên 600mg ngày uống 1 viên (uống1lần) trong 2 tuần
- Thuốc tăng cường sự vững bền thành mạch: acid ascorbic (vitamin C) viên 100mg ngày uống 05 viên (uống 1 lần) trong 10 ngày
- Vitamin giúp phục hồi chức năng của lớp biểu mô sắc tố võng mạc: nicotinamid (vitamin PP) viên 50mg ngày uống 2 viên (chia 2 lần) trong 2 tuần.
- Thuốc giãn mạch, tăng cường tuần hoàn: ginkgo biloba viên 40mg ngày uống 3 viên (chia 3 lần) trong 2 tuần.
- Điều trị laser:
- Chỉ định điều trị laser đặt ra nếu điểm dò nằm cách xa hoàng điểm trên 300 micron và bệnh nhân cần phục hồi thị lực nhanh (laser không làm tăng kết quả thị lực cuối cùng), hoặc các trường hợp bong võng mạc thanh dịch kéo dài trên 4 tháng hoặc tái phát trên mắt đã bị giảm thị lực vì bệnh HVMTTTD lần trước.
- Sử dụng nốt laser có đường kính 100 micron, thời gian từ 0,1 - 0,2s, năng lượng vừa đủ để nốt bắn có màu xám nhạt và thường chỉ bắn từ 1 đến 5 nốt cho mỗi điểm dò.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Bệnh HVMTTTD thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng và đa số bệnh nhân (80-90%) phục hồi thị lực tốt (từ 8/10 trở lên). Dù thị lực được phuc hồi, bệnh nhân vẫn có thể bị các triệu chứng như: nhìn vật biến dạng, giảm độ tương phản...
- Số ít bệnh nhân còn lại phục hồi thị lực kém hơn và có nhiều nguy cơ tái phát hoặc chuyển thành bệnh biểu mô sắc tố lan toả, gây giảm thị lực nặng ( từ 1/10 trở xuống) vĩnh viễn.
- Có 40-50% bệnh nhân bị HVMTTTD điển hình bị tái phát bệnh trên cùng một mắt.
- Nguy cơ gây tân mạch hắc mạc là khá thấp (dưới 5%) nhưng nguy cơ này tăng cao hơn ở người lớn tuổi.
6. PHÒNG BỆNH
Nguyên nhân sinh bệnh chưa được xác định rõ nên chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, bác sĩ nên khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng và không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,cà phê...
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm - Bộ y tế 2015
Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).
Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thì bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm di truyền tìm các đột biến gen BRCA, đặc biệt là khi có thành viên khác trong nhà cũng mắc ung thư buồng trứng.
Dù có triệu chứng hay không thì ứ dịch vòi trứng vẫn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó mà nhiều phụ nữ chỉ phát hiện ra mình bị ứ dịch vòi trứng khi cố gắng thụ thai trong nhiều năm mà không thành công.
- 1 trả lời
- 603 lượt xem
Em bị u xơ tử cung nên kinh nguyệt không đều - Có tháng sớm 2,3 ngày và đôi khi lại trễ 2,3 ngày. Tháng trước, em có kinh ngày 28/10 đến ngày 25/11 em ra dịch nâu, ngày hôm sau ra huyết trắng trong kèm theo ít máu, bụng hơi đau râm ran. Ngày tiếp theo em thấy ra huyết trắng trong như lòng trắng trứng gà, có khi hơi đục, không hôi... Đến ngày thứ 7 thì hết, ngực không đau, nhưng vẩn chưa có kinh lại. Em thử thai ngày 8/12 vẫn một vạch. Như thế là em có thai không hay bị bệnh gì?
- 1 trả lời
- 1153 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 5942 lượt xem
Mang thai được 18 tuần, đi khám, bs bảo cổ tử cung em ngắn và có hở eo nhỏ nên đặt vòng nâng cổ tử cung HOPE. Đặt xong 1 tuần, thấy ra nước và cả dịch trắng đục, em tái khám, được bs cho biết em bị ứ dịch âm đạo nhiều, Siêu âm hình thái học (lúc này thai đã 20 tuần) xong, bác sĩ kê cho em uống thuốc Utrolgestan 200mg và hẹn 4 tuần sau tái khám. Nhưng mới được 2 tuần, em thấy dịch ra nhiều và có cả màu đen (giống máu khô) nên rất lo lắng. Mong bs tư vấn giúp?
- 1 trả lời
- 1113 lượt xem
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 996 lượt xem
Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?