1

Bệnh dịch hạch - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Dịch hạch là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn Yersinia pestis (Pasteurella pestis) gây nên.
  • Bệnh lây truyền sang người do bọ chét đốt và truyền vi khuẩn.
  • Ba bệnh cảnh lâm sàng chính của dịch hạch là: thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết và thể hạch. Cả 3 thể này đều có thể gây tử vong cao.

2. CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH

  • Yersinia pestis (Pasteurella pestis) là loại cầu trực khuẩn gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae, tiết ra cả ngoại độc tố và nội độc tố. Vi khuẩn dịch hạch lây sang người chủ yếu qua vết đốt của côn trùng đốt và qua đường hô hấp (lây trực tiếp từ người bệnh mắc dịch hạch thể phổi).
  • Trường hợp vi khuẩn dịch hạch lây qua đường hô hấp (dịch hạch thể phổi tiên phát) biểu hiện lâm sàng chủ yếu là viêm phổi, suy hô hấp.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng: thời gian ủ bệnh thường ngắn, từ 1-6 ngày tùy từng thể.

a. Dịch hạch thể hạch

  •  Sốt cao, rét run, mệt mỏi, bệnh cảnh nhiễm độc nặng (xanh tái, mệt, thở nhanh, rối loạn tinh thần kinh).
  •  Hạch sưng đỏ, phù quanh hạch, hay gặp là hạch bẹn, đôi khi là hạch đùi, hạch nách, hoặc hạch cổ. Chọc hạch có thể ra dịch mủ. Hạch có thể rò tự nhiên.
  •  Có thể thấy nốt phỏng tại vị trí vết đốt, phát ban dạng dát ở tay và chân.
  •  Gan, lách to.
  •  Trường hợp nặng có thể có rối loạn ý thức, rối loạn tiêu hóa, đông máu nội mạch rải rác.

b. Dịch hạch thể phổi tiên phát

 Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng với biểu hiện viêm phổi cấp tính, khó thở và ho ra máu.

c. Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết

  •  Thường gặp ở các người bệnh nhiều tuổi.
  •  Nôn, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
  •  Tình trạng nhiễm độc rõ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, tụt huyết áp, hạ nhiệt độ.
  •  Có thể thấy chấm xuất huyết toàn thân và tiến triển nhanh chóng hoại tử ở các đầu chi.

3.2. Cận lâm sàng

  •  Tăng bạch cầu và tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính.
  •  Giảm tiểu cầu với hội chứng đông máu nội mạch rải rác.
  •  Chụp X quang cho thấy các hình ảnh tổn thương phế nang và tổn thương kẽ ở một hoặc nhiều thùy phổi (dịch hạch thể phổi tiên phát).
  •  Xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn học:
  •  Nhuộm soi: bệnh phẩm là mủ từ chất chọc hạch hoặc đờm, nhuộm Gram và Wayson, Wright hoặc Giemsa, soi có thể phát hiện thấy vi khuẩn dịch hạch.
  •  Nuôi cấy: bệnh phẩm là mủ lấy ở hạch, đờm, máu, đem nuôi cấy ở môi trường thích hợp như thạch máu cừu, thạch MacConkey, dịch canh thang chiết xuất từ não - tim.
  •  Có thể sử dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán.
  •  Xét nghiệm huyết thanh học:
  •  Phương pháp ngưng kết hồng cầu thụ động: có tăng nồng độ kháng thể ở hai lần xét nghiệm cách nhau 3-4 tuần hoặc nồng độ kháng thể lớn hơn 1/128 ở một mẫu huyết thanh người bệnh đang có biểu hiện giống dịch hạch và chưa bao giờ tiêm phòng vaccin dịch hạch trước đó.
  •  Phản ứng ELISA: phát hiện kháng thể type IgM và IgG đối với Y.pestis.

3.3. Chẩn đoán xác định

  •  Yếu tố về dịch tễ học và lâm sàng: trong vùng dịch tễ, trước tất cả các trường hợp viêm hạch mủ cần phải nghĩ tới chẩn đoán viêm hạch do vi khuẩn dịch hạch.
  •  Chẩn đoán xác định chắc chắn khi có bằng chứng từ xét nghiệm vi khuẩn học (nhuộm soi, nuôi cấy, PCR).

3.4. Chẩn đoán phân biệt

  •  Viêm hạch do các căn nguyên khác.
  •  Nhiễm khuẩn huyết.
  •  Viêm phổi.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  •  Người bệnh phải được cách ly hoàn toàn và điều trị như một bệnh “tối nguy hiểm”.
  •  Điều trị kháng sinh đặc hiệu và điều trị hỗ trợ.

4.2. Điều trị đặc hiệu

  •  Kháng sinh được sử dụng là streptomycin, chloramphenicol, tetracyclin và cotrimoxazol.
  •  Kháng sinh thay thế hiện nay là gentamycin, fluoroquinolones, doxycyclin.
  •  Thời gian điều trị là 10 ngày.

Bảng 1: Hướng dẫn điều trị bệnh dịch hạch

 

Tên thuốc

Liều dùng

hàng ngày

Khoảng cách

dùng (giờ)

Đường dùng
Streptomycin
Người lớn 2 g 12 Tiêm bắp
Trẻ em 30 mg/kg  12 Tiêm bắp
Gentamycin
Người lớn 3-5 mg/kg * 8 Tiêm bắp hoặc tiêm TM
Trẻ em 6-7,5 mg/kg 8 Tiêm bắp hoặc tiêm TM
Trẻ sơ sinh  7,5 mg/kg 8 Tiêm bắp hoặc tiêm TM
Tetracyclin
Người lớn 2 g 6  Uống hoặc tiêm TM
Trẻ em > 8 tuổi  25-50 mg/kg 6 Uống hoặc tiêm TM
Doxycyclin
Người lớn 200 mg 12 hoặc 24 Uống hoặc tiêm TM
Trẻ em > 8tuổi 4,4 mg/kg 12 hoặc 24  Uống hoặc tiêm TM
Chloramphenicol
Người lớn 50 mg/kg #  6 Uống hoặc tiêm TM
Trẻ em > 1tuổi 50 mg/kg # 6  Uống hoặc tiêm TM

* Liều nên giảm xuống 3 mg/kg/ngày theo chỉ định trên lâm sàng.

# Đối với viêm màng não có thể lên tới 100 mg/kg/ngày ngay từ đầu.

4.3. Điều trị hỗ trợ

  •  Hạ sốt, an thần.
  •  Bù dịch và điện giải, chống toan huyết.
  •  Hồi sức tích cực: chống suy hô hấp, suy tuần hoàn và xuất huyết.

5. TIẾN TRIỂN

  • Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển tốt, hạch thu nhỏ dần.
  • Thể nhiễm khuẩn huyết và thể phổi tiên phát diễn biễn thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do phù phổi cấp, khó thở tăng dần và rối loạn tim mạch.

6. PHÒNG NGỪA

  • Quản lý môi trường, kiểm soát chuột, sử dụng các chất diệt côn trùng để diệt bọ chét của các loài gặm nhấm.
  • Phòng ngừa bằng thuốc: dùng cho trường hợp tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Thường dùng Doxycyclin 100 mg/ngày trong 7 ngày.
  • Theo dõi chặt chẽ các ca dịch hạch ở người và cả ở loài gặm nhấm.
  • Người bệnh mắc dịch hạch thể phổi cần phải được cách ly hô hấp tuyệt đối.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12/01/2015.

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)
Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)

Một số bệnh về lợi, nguyên nhân, triệu chứng và tóm tắt điều trị

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1154 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Vòng kinh thất thường, ra dịch nâu, đau bụng... bị bệnh gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  604 lượt xem

Em bị u xơ tử cung nên kinh nguyệt không đều - Có tháng sớm 2,3 ngày và đôi khi lại trễ 2,3 ngày. Tháng trước, em có kinh ngày 28/10 đến ngày 25/11 em ra dịch nâu, ngày hôm sau ra huyết trắng trong kèm theo ít máu, bụng hơi đau râm ran. Ngày tiếp theo em thấy ra huyết trắng trong như lòng trắng trứng gà, có khi hơi đục, không hôi... Đến ngày thứ 7 thì hết, ngực không đau, nhưng vẩn chưa có kinh lại. Em thử thai ngày 8/12 vẫn một vạch. Như thế là em có thai không hay bị bệnh gì?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1416 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Đẻ con xong có khỏi bệnh không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1071 lượt xem

Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)

Ngứa, chảy dịch và các xử trí
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  994 lượt xem

Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây