1

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có phải là bệnh lây qua đường tình dục không

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến. Mặc dù được coi là một bệnh lây qua đường tình dục nhưng quan hệ tình dục không phải con đường lây truyền duy nhất.
infectious  mononucleosis Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có phải là bệnh lây qua đường tình dục không

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là gì?

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (infectious mononucleosis) là một bệnh truyền nhiễm do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra. EBV là một chủng thuộc họ virus herpes.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cũng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không đây không phải là con đường lây truyền duy nhất.

EBV có thể lây qua sự tiếp xúc khi quan hệ tình dục nhưng virus này chủ yếu lây qua đường nước bọt. Đó là lý do tại sao tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng còn được gọi là “bệnh của nụ hôn”.

EBV lây qua đường tình dục như thế nào?

EBV thường lây truyền qua chất dịch cơ thể, gồm có như nước bọt, máu và cả dịch tiết sinh dục. Điều này có nghĩa là nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su thì virus có thể dễ dàng truyền từ người này sang người kia.

Con đường lây truyền khác

Quan hệ tình dục không dùng bao cao su không phải là con đường duy nhất lây truyền EBV.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng còn thường lây phổ biến qua nước bọt, hôn, ăn uống chung hay dùng chung vật dụng với người bệnh.

EBV có thể tồn tại rất lâu trên các đồ vật, miễn là bề mặt vẫn còn ẩm.

Mức độ phổ biến

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một bệnh phổ biến. Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, có khoảng 85 đến 90% người trưởng thành từ 40 tuổi trở xuống mang kháng thể kháng EBV, có nghĩa là những người này đã bị nhiễm virus vào một thời điểm nào đó trong đời.

Đa số mọi người đều bị nhiễm virus này khi còn nhỏ, vào độ tuổi thiếu niên hoặc đầu độ tuổi trưởng thành.

Việc bị mụn rộp ở môi (do HSV-1 – một chủng virus herpes khác) không có nghĩa là đã bị nhiễm EBV. Tuy nhiên, một người có thể bị nhiễm nhiều chủng virus herpes cùng một lúc.

Làm sao để biết đã bị nhiễm EBV?

Các dấu hiệu, triệu chứng sẽ phụ thuộc vào thời điểm bị nhiễm EBV.

Khi còn nhỏ, virus này thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc nếu có thì cũng giống với các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Ở độ tuổi thanh thiếu niên thì virus sẽ bộc lộ triệu chứng điển hình hơn.

Có thể bị nhiễm EBV mà không bị bệnh không?

Có thể bị nhiễm EBV mà không bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Bản thân virus thường không biểu hiện triệu chứng trong khi các bệnh mà nó gây ra lại có các triệu chứng rõ rệt.

Do không có triệu chứng nên những người bị nhiễm EBV sẽ vô tình tiếp tục lây truyền virus cho người khác. Đó là lý do tại sao đây là một loại virus rất phổ biến.

Biện pháp phòng ngừa

Có một số biện pháp để ngăn ngừa nhiễm và truyền virus gây tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

Để tránh bị nhiễm EBV và tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thì không nên ăn uống chung, dùng chung đồ hoặc hôn và không tiếp xúc gần với bất kỳ ai có biểu hiện bị bệnh, ví dụ như ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, cần cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch để giúp cơ thể có khả năng chống lại virus khi bị nhiễm.

Một số cách đơn giản để tăng cường hệ miễn dịch là ăn đủ chất, ngủ đủ giấc (khoảng 6 đến 8 tiếng mỗi đêm) và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày.

Triệu chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng

Một số triệu chứng của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng:

  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Sốt
  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Nổi mẩn đỏ trên da
  • Đau đầu
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Chán ăn
  • Có chấm đỏ ở phía sau cổ họng

Biện pháp chẩn đoán

Các dấu hiệu tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường tương tự như các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nên rất khó xác định nếu chỉ dựa vào các triệu chứng.

Mặc dù có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu sau khi thăm khám lâm sàng nhưng sau đó sẽ cần xác nhận bằng các phương pháp xét nghiệm, gồm có xét nghiệm monospot hay còn gọi là xét nghiệm heterophil.

Mặc dù đa phần thì phương pháp xét nghiệm này là chính xác nhưng đôi khi có thể cho kết quả âm tính giả do làm xét nghiệm quá sớm sau khi nhiễm virus.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Thông thường, chỉ cần uống nhiều nước, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi để hỗ trợ cơ thể tự chống lại virus là các triệu chứng sẽ biến mất.

Trong trường hợp bị sốt và sưng hạch bạch huyết thì có thể dùng các loại thuốc hạ sốt.

Trong những trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ kê thuốc corticosteroid để giảm sưng hạch bạch huyết ở cổ họng.

Một triệu chứng ít gặp của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là phì đại lá lách. Lúc này, việc va đập mạnh, ví dụ như khi chơi thể thao có thể khiến lá lách bị vỡ và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.

Để tránh xảy ra điều này thì nên tránh các môn thể thao có nguy cơ gây va đập trong ít nhất 4 tuần kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng hoặc cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Bao lâu thì bệnh ngừng lây?

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là bệnh có thể lây truyền nhưng các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa xác định được chính xác thời gian mà EBV bắt đầu và ngừng lây lan sau khi vào cơ thể vì thường các triệu chứng không xuất hiện ngay lập tức sau khi nhiễm virus.

Đa số người đều không biết mình bị bệnh cho đến khi bắt đầu biểu hiện các triệu chứng. Quá trình này có thể mất đến 6 tuần kể từ thời điểm phơi nhiễm.

Một khi các triệu chứng xuất hiện thì có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng EBV có thể vẫn lây truyền trong thời gian khoảng 3 tháng sau khi các triệu chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng đã biến mất. Nhưng một số nghiên cứu khác lại phát hiện ra rằng virus này có thể tiếp tục lây trong thời gian lên đến 18 tháng.

Do thời gian lây truyền kéo dài như vậy nên tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là bệnh mà rất nhiều người mắc phải.

Bao lâu thì khỏi?

Mặc dù sau một thời gian thì tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng sẽ khỏi nhưng EBV sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể. Tuy nhiên, virus thường ở trạng thái không hoạt động trong suốt phần đời còn lại.

Thời gian kể từ lúc các triệu chứng xuất hiện cho đến khi biến mất ở mỗi người là khác nhau.

Ở một số người thì các triệu chứng bắt đầu giảm dần chỉ sau 7 ngày trong khi ở một số người khác thì tình trạng bệnh có thể kéo dài lên đến 4 tuần.

Bệnh có thể tái phát không?

Hầu hết mọi người đều chỉ bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng một lần trong đời.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, EBV có thể tái hoạt động và khiến bệnh tái phát. Nói chung, kể cả như vậy thì cũng chỉ có rất ít hoặc không có triệu chứng.

Điều này thường chủ yếu xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, gồm có:

  • Người nhiễm HIV/AIDS
  • Phụ nữ mang thai
  • Người từng phẫu thuật ghép tạng và đang dùng thuốc chống thải ghép

Trong một vài trường hợp hiếm gặp, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một tình trạng mãn tính, trong đó người bệnh gặp phải các triệu chứng kéo dài dai dẳng.

Tóm tắt bài viết

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến. Mặc dù được coi là một bệnh lây qua đường tình dục nhưng quan hệ tình dục không phải con đường lây truyền duy nhất.

Thông thường, bệnh này lây qua nước bọt và thường xảy ra ở trẻ nhỏ, thiếu niên hoặc đầu độ tuổi trưởng thành.

Nếu đang gặp các dấu hiệu, triệu chứng của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thì hãy đi khám. Nếu có các triệu chứng nhẹ thì chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Sau một thời gian, triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, virus sẽ tồn tại suốt đời trong cơ thể.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Triệu chứng thường gặp của các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Triệu chứng thường gặp của các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một trong những lý do mà nhiều người không được chẩn đoán là do nhiều bệnh lây qua đường tình dục không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Một người có thể bị nhiễm bệnh trong suốt nhiều năm mà không hay biết.

Những điều nam giới cần biết về các bệnh lây qua đường tình dục
Những điều nam giới cần biết về các bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai có quan hệ tình dục, bất kể tuổi tác, chủng tộc và xu hướng tính dục.

Triệu chứng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới
Triệu chứng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới

Nhiều người bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không gặp bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào nhưng như thế không có nghĩa là bệnh không gây hại cho cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục
Biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục

Mặc dù các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến và bất cứ ai cũng đều có thể mắc phải nhưng có nhiều biện pháp để giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục.

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi

Hầu hết các bệnh lây qua đường tình dục đều có thể chữa khỏi được và ngay cả những bệnh mà hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn cũng có thể được kiểm soát hoặc làm giảm triệu chứng bằng các loại thuốc.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây